Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Bài thi: Ngữ Văn

docx 6 trang hoaithuong97 7940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Bài thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_bai_thi_ngu_van.docx

Nội dung text: Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Bài thi: Ngữ Văn

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở dưới: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, những quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh. Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng. Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn đang ngủ nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị. (Loài người có bớt ngạo mạn? (trích) - Sương Nguyệt Minh) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách nào? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia”? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao”?Vì sao? II.LÀM VĂN: Câu 1. ( 2.0 điểm) Từ đoạn trích trên, anh chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần đoạn kết của nhân dân ta thời kì đại dịch Covid-19. Câu 2. (5.0 điểm) “ Con sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước, Ôi con sóng nhớ bờ, Ngày đêm không ngủ được,
  2. Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức. Dẫu xuôi về phương bắc, Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng về anh – một phương. Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con song đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở” (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGD 2018) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh. Từ đó nhận xét về cách thể hiện tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN 12 Phần I NỘI DUNG ĐIỂM Đọc 1.Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: Nghị luận 0.5 hiểu 2.Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách sau: 0.5 - Không phá đi rồi xây. - Không hủy diệt rồi nuôi trồng. - Không đối đầu. - Không đối nghịch. - Không đối kháng.(0.5 điểm) - Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. 3. Sự lây lan Covid 19 từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng 1.0đ viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. - Chủng mới virus corona COVID-19 rất dễ lây truyền qua nhiều con đường Đặc biệt, những người không có triệu chứng vẫn có thể lan truyền virus COVID-19. Nó có thể lây nhiễm ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có triệu chứng (không có dấu hiệu bị bệnh). Có nghĩa là những người này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được. - Vì thế, chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả
  3. cộng đồng, cả quốc gia 4.Thí sinh tự do nêu quan điểm, lí giải hợp lí, thuyết phục, làm rõ vấn đề, có thể nêu theo 3 hướng: 1.0đ - Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình. - Không đồng tình và giải thích được vì sao không đồng tình. – Vừa đồng tình, vừa không đồng tình và giải thích được lí do. Vi` dụ gợi ý sau: * Đồng tình với quan điểm của tác giả: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. - Vì: +Trên thực tế “Giặc Covid” rất dễ lây truyền từ người sang người bằng nhiều con đường. Virus này đang áp dụng luật chơi cho loài người: Nó chỉ cần chọc thủng “phòng tuyến ở một người”, mà người đó lại chủ quan, tiếp xúc với người khác, thì như phản ứng “dây truyền”, nó nhanh chóng tràn lan cả cộng đồng, hủy diệt con người, tàn phá mọi thành tựu con người gây dựng nên. + Trên thế giới có hàng triệu người bị nhiễm virus corona, hàng trăm nghìn người chết vì dịch bệnh này. Ngay ở các cường quốc lớn trên thế giới có nền y học hiện đại, phát triển, cũng bị giặc Covid 19 hành hoành, gây cảnh chết chóc, đau thương, bị thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vực Thế giới đã và đang điêu đứng vì đại dịch này. + Cuộc chiến chống lại “giặc Covid ” vô cùng nan giải, đòi hỏi con người phải đoàn kết lại, cùng chung tay đẩy lùi đại dịch. Phần 2 NỘI DUNG 7.0 – Làm văn Câu 1 Đoạn văn : (200 chữ) trình bày theo quan điểm cá nhân rõ ràng, thuyết 2.0 phục dưới hình thức một đoạn văn ngắn, không mắc lỗi diễn đạt. a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận xã hội. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: là chất văn hoá trong phong cách sống 0.25 phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình. * Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc. 1.0 * Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều
  4. phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” * Bàn luận vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc. + Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội. + Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia. + Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19. (Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể) - Phê phán những hành động xấu trong thời kì dịch bệnh + Ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân. + Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận. + Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ. + Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận - Phát huy tinh thần đoàn kết Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy. * Khẳng định, đúc kết lại vấn đề, liên hệ bản thân d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ 0.25 nghĩa của từ. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ. dẫn chứng xác 0.25 thực phù hợp. Câu 2 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Sóng” của 0.25 Xuân Quỳnh. Từ đó nhận xét về cách thể hiện tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ 4.0 giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: . * Mở bài: 0.5 - Giới thiệu được vài nét chung về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”. - Giới thiệu vấn đề nghị luậnvà trích dẫn đoạn thơ. * Thân bài:
  5. - Về nội dung: 1.5 * Cảm nhận về đoạn thơ: - Hình tượng sóng gắn với nỗi nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ bao trùm lên cả không gian và thời gian: (Khổ 1) + Mượn hình tượng “sóng” để diễn tả nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu: nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ đó cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu. + Bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn nhưng đầy chân thành, nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ đi sâu vào tiềm thức. - Hình tượng sóng gắn liền với lòng chung thủy sắt son: (Khổ 2) + Khoảng không gian đặt ra trong khổ thơ nói lên độ dài cách trở, gian lao của thực tế đối với con người thế nhưng càng xa cách bao nhiêu thì lòng người lại thể hiện rõ sự chung thủy bấy nhiêu. + “Hướng về anh một phương” như một lời khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát. Một lời thề thủy chung sắt son. - Tình yêu được bộc lộ qua cặp hình tượng song hành, chuyển hóa lẫn nhau là sóng và em. Sóng vừa là hình tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ. - Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời: (Khổ 3) + Khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở”. + Trong tình yêu của người con gái dù khó khăn, thử thách nhưng “em” vẫn luôn hướng đến “anh”. Đó chính là niêm tin vào sức mạnh của tình yêu chung thủy. - Về nghệ thuật: + Giọng thơ khi dạt dào sôi nổi, khi lại dịu dàng, trẻ trung. + Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị và tinh tế + Thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, rất phù hợp để diễn tả nhịp sóng và nhịp lòng của người con gái khi yêu. + Sự dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, lặp cấu trúc. * Nhận xét về cách thể hiện tình yêu của Xuân Quỳnh: - Tình yêu mang đậm nét truyền thống: tình yêu đằm thắm, dịu dàng gắn với lòng thủy chung. - Quan niệm mới mẻ hiện đại: Tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc, bộc lộ thế 0.5 giới tâm trạng phức tạp của tình yêu đôi lứa; người con gái chủ động, khao khát tìm kiếm một tình yêu chân thành mãnh liệt. Khát khao mãnh liệt mong muốn có được một tình yêu đạt đến sự vô cùng vô tận. - Hai quan niệm này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng. 1.0
  6. * Kết bài: 0.5 - Khẳng định, đánh giá về những câu thơ trên. - Mở rộng vấn đề: Nêu suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân vềvẻ đẹp tình yêu qua đoạn thơ trên. e.Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc 0.25 nghệ thuật đoạn thơ. f. Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 HẾT