Đề thi thử vào lớp 10 THPT - Môn Ngữ văn 9

doc 4 trang hoaithuong97 6820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_9.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT - Môn Ngữ văn 9

  1. PHÒNG GD&ĐT VỤ BẢN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS LIÊN BẢO NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn Ngữ văn 9 (Thời gian làm bài: 120 phút) I. Mục tiêu đề kiểm tra: Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức,kỹ năng trong chương trình môn học ngữ văn lớp 9 theo 3 chủ đề : văn học, tiếng việt, tập làm văn .Từ đó thấy rõ năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. II. Hình thức đề kiểm tra : - Hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra trong thời gian 120 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI I. Phần tiếng việt (2điểm) Chọn phương án đúng trong bốn phương án (A, B, C, D) ở mỗi câu hỏi sau và ghi vào bài làm. Câu 1: Trong các cặp từ: già – trẻ; giàu – nghèo; chó – mèo; trên – dưới có mấy cặp từ trái nghĩa? A. 1 cặp B. 2 cặp C. 3 cặp D. 4 cặp Câu 2: Thành phần tình thái trong câu là thành phần ? A. Thể hiện cách nhìn của người nói với chính mình B. Thể hiện cách nhìn của người khác với sự việc đang nói đến C. Thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến trong câu D. Thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến ở câu trước Câu 3: Dòng nào giải thích đúng nhất nghĩa của từ “xôn xao” ? A. Những âm thanh rất nhỏ, rất nhẹ vọng tới từ xa B. Những âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau C. Những âm thanh cao, chói tai và đến từ phía trước D. Những âm thanh du dương do cây cối phát ra khi có gió Câu 4: Nên sử dụng hàm ý trong trường hợp nào ? A. Muốn giữ phép lịch sự B. Muốn người nghe thật lâu mới hiểu ý mình C. Muốn nêu lên ý nghĩa của điều mình nói D. Muốn người nghe không hiểu được ý mình Câu 5: Trong những từ sau đây từ nào không phải từ láy? A. Thình lình B. Rưng rưng C. Vành vạnh D. Đèn điện Câu 6: Trong câu thơ “Vách nhà ken câu hát” chủ yếu dùng biện pháp tu từ nào ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa Câu 7: Trong các tổ hợp từ sau đây tổ hợp từ nào là tục ngữ ? A. Đánh trống bỏ dùi B. Dây cà ra dây muống C. Gần mực thì đen gần đèn thì rạng D. Nước mặn đồng chua Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ? A. Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng B. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại C. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được D. Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho con người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng II. Đọc hiểu văn bản:(2,5 điểm): Cho đoạn văn sau,đọc và trả lời câu hỏi: 1
  2. “Ở nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng với những thành tựu đạt được,thì vấn đề môi trường cũng được đặt ra. Đó là lượng các chất gây ô nhiễm gia tăng do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Đáng chú ý là diện tích rừng bị tàn phá,ở nhiếu nơi khoáng sản bị khai thác bừa bãi, đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển bị suy giảm. Nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt Ô nhiễm môi trường,suy thoái sinh thái là những tác nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế -xã hội, là mối quan tâm và lo lắng của cả cộng đồng. Những năm tới đây sẽ là giai đoạn quan trọng để nước ta thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội;đồng thời nhiệm vụ đó là việc tăng cường bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái, đảm bảo đất nước phát triển bền vững.” (Theo: Báo nhân dân,ngày 5-6-2001) Câu 1: Đoạn văn bản trên được viết theo phép lập luận nào? Câu 2:Vì sao ô nhiễm môi trường, suy thoái kinh tế là mối quan tâm và lo lắng của cả cộng đồng? Câu 3: Để tăng cường bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái bản thân em cần phải làm gì? III.Phần tập làm văn (5,5 điểm) Câu 1(1,5 điểm):Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong cuộc sống. Câu 2 (4,5 điểm): Đọc bài thơ: “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương có người đã nhận xét: “Bài thơ là nén hương thơm của nhà thơ,của cả dân tộc Việt Nam dâng lên Bác kính yêu”. Hãy phân tích ba khổ thơ cuối của bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên. 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần tiếng việt (2điểm): Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C B C D C C A II. Phần đọc hiểu văn bản(2,5điểm) Câu 1 (0.5 điểm) - Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận phân tích. Câu 2 (1điểm):Hs có thể lý giải như sau: - Ô nhiễm môi trường,suy thoái kinh tế là mối quan tâm lo lắng của cả cộng đồng bởi vì: +Môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng,ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. + Ô nhiếm môi trường là những tác nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế -xã hội + Ô nhiễm môi trường làm cho đa dạng sinh học bị suy giảm. + Đặc biệt trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước thì vấn đề môi trường cũng luôn được đặt ra và quan tâm của cả cộng đồng. (Mỗi ý cho 0,25 điểm) Câu 3(1 điểm): Bản thân em cần phải: - Luôn có ý thứ tự giác bảo vệ môi trường sống xung quanh ta bằng những việc làm và hành động cụ thể.(Hs nêu hành động của bản thân). - Tuyên truyền để mọi người thấy được hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường,từ đó mỗi người cùng chung tay bảo vệ môi trường. (Mỗi ý cho 0,5 điểm) III.Phần tập làm văn (5,5 điểm) Câu 1(1,5 điểm) * Yêu cầu về hình thức: làm 1 đoạn văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí * Yêu cầu về nội dung: vai trò của ước mơ trong cuộc sống. * Gợi ý: -Giải thích: ước mơ là những điểu tốt đẹp mà con người luôn hướng tới và khao khát đạt được. -Bàn luận: +Ước mơ cho con người có thêm động lực có sức mạnh và niềm tin để con người phấn đấu nỗ lực trong công việc . +Ước mơ làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên ý nghĩa, được sống, được khát vọng ,được đam mê, được khám phá những năng lực của bản thân. +Nếu có ước mơ thì con người sẽ sống hết mình với ước mơ ấy để ước mơ trở thành hiện thực. -Phê phán :trong cuộc sống còn 1 số người nhất là những người trẻ tuổi sống không có ước mơ, thiếu mục đích,lý tưởng,luôn lười biếng. -Phương hướng và hành động: +Muốn biến ước mơ trở thành hiện thực thì con người cần phải có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn; có kĩ năng có tinh thần học hỏi có sự sáng tạo trong hành trình chinh phục ước mơ . +Bài học: mỗi người cần có cho mình những ước mơ, có lí tưởng có mục đích sông có ý chí và nghị lực đễ nuôi dưỡng ước mơ biến ước mơ thành hiện thực. Câu 2 (4 điểm) 1. Yêu cầu: a. Về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ. Văn viết trôi chảy có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả b. Về kiến thức: 3
  4. - Học sinh có thể có các cách phân tích khác nhau, nhưng cần tập trung làm rõ tình cảm của tác giả đối với Bác được thể hiện trong bài thơ qua những cách nói, những hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu tượng. Cụ thể là: 2.Dàn ý *Mở bài : (0,5 điểm) + Giới thiệu tác giả Viễn Phương + Giới thiệu bài thơ :Viếng lăng Bác và ba khổ thơ cuối. + Nêu vấn đề nghị luận –trích dẫn nhận định :Bài thơ là nén hương thơm của tác giả,của dân tộc Việt nam dâng lên Bác kính yêu. *Thân bài (3,25điểm) - Giải thích nhận định (0,25 đ):Bài thơ là nén hương thơm nghĩa là bài thơ đã thể hiện niềm kính yêu,lòng biêt ơn sâu sắc của nhà thơ Viễn Phương nói riêng ,của cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với công lao như trời biển của Bác. - Luận điểm 1(0,5đ):Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác. + Lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác được thể hiện qua những hình ảnh ẩn dụ và sáng tạo: hình ảnh “mặt trời, dòng người, tràng hoa”; cách nói thật trang trọng “bảy mươi chín mùa xuân ” -Luận điểm 2 (1 điểm):Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng viếng Bác. + Niềm xúc động pha lẫn nỗi xót đau, cùng những suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác thể hiện qua các hình ảnh thơ giản dị và những hình ảnh ẩn dụ sâu xa: hình ảnh “vầng trăng, trời xanh” ; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “mà sao nghe nhói ở trong tim”. - Luận điểm 3 (1điểm):Cảm xúc của nhà thơ khi sắp phải rời xa lăng Bác. + Tâm trạng lưu luyến và niềm mong ước thiết tha của nhà thơ muốn được mãi ở bên Người được thể hiện qua điệp ngữ “muốn làm”; các hình ảnh thơ giản dị và giàu ý nghĩa: “con chim, bông hoa, cây tre”. +Hình ảnh cây tre trung hiếu là một hình ảnh ẩn dụ đẹp bộc lộ tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ đối với Bác-nguyện đi theo con đường các mạng mà Bác đã đi. - Luận điểm 4(0,5điểm):Nhận xét đánh giá + Với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha tự hào pha nỗi đau xót xa cùng những hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng bài thơ đã thể hiện niềm xúc động và lòng thành kính sâu sắc của nhà thơ với Bác Hồ. Đó cũng là tình cảm của người dân miền Nam, người dân Việt Nam hướng về Bác kính yêu. +Mở rộng: Các bài thơ cùng đề tài lãnh tụ :Bác ơi –Tố Hữu; Người đi tìm hình của nước –Chế Lan Viên *Kết bài (0,25 điểm) - Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của nhận định và giá trị của đoạn thơ - Bài học liên hệ bản thân. . Hết 4