Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT (lần 1) - Môn: Ngữ Văn

doc 7 trang hoaithuong97 22571
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT (lần 1) - Môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_lan_1_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT (lần 1) - Môn: Ngữ Văn

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HUYỆN GIAO THỦY (LẦN 1) Năm học: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) Đề thi gồm 02 trang Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy viết vào bài làm chữ cái đứng trước phương án đúng mà em lựa chọn. Câu 1. Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói thường phải dùng những cách nói nào sau đây ? A. như tôi được biết, tôi tin rằng B. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết C. cực chẳng đã tôi phải nói D. nhân tiện đây xin hỏi Câu 2. Phần in đậm trong câu sau là gì? “Con bé đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi!” (Nguyễn Quang Sáng) A. Lời dẫn trực tiếp B. Lời dẫn gián tiếp C. Ý dẫn gián tiếp D. Ý dẫn trực tiếp Câu 3. Trường hợp nào từ “tay’ được dùng với nghĩa hoán dụ? A. Nó là một tay buôn có tiếng. B. Mẹ như tay bầu, tay bí. C. Áo anh ấy bị rách tay. D. Cái tay anh ấy vừa gãy nên rất đau. Câu 4. Câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ. Một màu trắng đến nôn nao” (Trương Nam Hương) sử dụng biện pháp tu từ: A. nhân hóa và so sánh B. nhân hóa và hoán dụ C. nhân hóa và ẩn dụ D. hoán dụ và so sánh Câu 5. Xét về cấu tạo, những câu trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu gì? “Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố.” A. câu đơn B. câu ghép C. câu đặc biệt D. câu rút gọn Câu 6. Đoạn thơ sau sử dụng những phép liên kết nào? “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống (Nguyễn Khoa Điềm) A. phép thế, phép trái nghĩa và phép liên tưởng B. phép đồng nghĩa, phép nối và phép lặp C. phép nối, phép lặp và phép thế D. phép nối, phép trái nghĩa và phép lặp Câu 7. Từ in đậm trong câu sau thuộc thành phần biệt lập nào? “Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” (Thái An) A. cảm thán B. phụ chú C. gọi đáp D. tình thái Câu 8. Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.” (Nguyễn Thành Long) là quan hệ: A. nhượng bộ B. bổ sung C. tương phản D. đồng thời 1
  2. Phần II. Đọc - hiểu văn bản (2,5 điểm) Đại dịch covid-19 đã và đang nhắc nhở các bạn, cũng như tôi và mọi người rằng lúc nào cũng cần phải học hỏi để thích nghi. Lễ ra trường chỉ là một trong những cột mốc quan trọng trong hành trình cuộc sống của các bạn. Nó đánh dấu bước thành công cho sự phấn đấu học tập của bạn trong 4-5 năm qua. Nhưng hành trình cuộc sống của các bạn còn những mấy chục năm phía trước với nhiều thách thức đang chờ bạn chinh phục. Và tôi tin rằng bạn sẽ đón nhận những thách thức ấy với đầy tự tin. Tôi thường nói với sinh viên cũng như trên các kênh truyền thông đại chúng rằng môi trường sống của chúng ta kể cả ở Việt Nam đang thay đổi ở một tốc độ chưa từng có do Cách Mạng Cộng Nghệ 4.0 đem lại. Tuy nhiên chúng ta đang chứng kiến đại dịch covid-19 chỉ cần vài tháng đã có thể thay đổi toàn bộ môi trường sống và sinh hoạt của con người trên toàn thế giới. Cuộc sống của con người sẽ không trở lại bình thường như xưa nữa. Trong sự thay đổi ấy, luật tiến hóa của vạn vật sẽ là tấm lưới chọn lọc cho những ai tồn tại. Không phải người thông minh nhất, cũng không phải người mạnh nhất hay nhanh nhất mà là người có khả năng thích nghi cao nhất sẽ tồn tại. (Bài phát biểu của GS Trương Nguyện Thành trong “Lễ ra trường trực tuyến” theo ligosoft.vn) Câu 1. (0,25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, đại dịch Covid-19 nhắc nhở ta điều gì? Câu 3. (0,75 điểm) Theo em, vì sao “đại dịch covid-19 chỉ cần vài tháng đã có thể thay đổi toàn bộ môi trường sống và sinh hoạt của con người trên toàn thế giới”? Câu 4. (1,0 điểm) Chúng ta cần làm gì để chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19? Phần III. Tập làm văn (5,5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải thay đổi bản thân trong cuộc sống. Câu 2. (4,0 điểm) Nhận xét về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có ý kiến cho rằng: “Người chiến sỹ lái xe Trường Sơn với tình đồng chí đồng đội thiêng liêng và ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã trở thành hình ảnh đẹp, tiểu biểu của thơ ca kháng chiến”. Phân tích ba khổ thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên. ( ) Những chiếc xe từ trong bom rơi Không có kính, rồi xe không có đèn, Ðã về đây họp thành tiểu đội Không có mui xe, thùng xe có xước, Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Chỉ cần trong xe có một trái tim. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời (Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2019, tr.132) Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. HẾT 2
  3. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ HUYỆN GIAO THỦY TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT (LẦN 1) Năm học: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN HDC gồm 05 trang Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau: Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A A C C D D B Phần II. Đọc - hiểu văn bản (2,5 điểm) Câu Nội dung Cách cho điểm 1. - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận - Mức 0,25đ: Trả lời (0,25đ) đúng như trên; - Mức 0đ: Trả lời sai hoặc không trả lời. 2. Theo tác giả, đại dịch Covid-19 nhắc nhở: các bạn, - Mức 0,5đ: Trả lời (0,5đ) cũng như tôi và mọi người rằng lúc nào cũng cần đúng ý như trên; phải học hỏi để thích nghi - Mức 0,25đ: Trả lời đúng ý nhưng chép cả đoạn; - Mức 0đ: Trả lời sai hoặc không trả lời. 3. - “đại dịch covid-19 chỉ cần vài tháng đã có thể - Mức 0,75đ: Lí giải (0,75đ) thay đổi toàn bộ môi trường sống và sinh hoạt của được 03 ý như trên; con người trên toàn thế giới” vì: - Mức 0,5đ: Lí giải + đây là một dịch bệnh lây lan nhanh qua đường được 02 ý như trên; tiếp xúc gần và nguy hiểm đến tính mạng; - Mức 0,25đ: Lí giải + đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện; được 01 ý như trên; + dịch bệnh không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia - Mức 0đ: Trả lời sai mà trên toàn thế giới; hoặc không trả lời. + (Hs có cách diễn đạt khác, hợp lí vẫn cho điểm) 4. - Đề xuất biện pháp chung tay đẩy lùi đại dịch - Mức 1,0đ: Đề xuất (1,0đ) Covid-19: được 04 biện pháp trở + Thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về lên; phòng chống dịch; - Mức 0,75đ: Đề xuất + Tuyên truyền tác hại và cách phòng chống dịch; được 03 biện pháp; + Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện - Mức 0,5đ: Đề xuất 3
  4. giúp đỡ những vùng bị dịch bệnh; được 02 biện pháp; + Không đưa tin sai về dịch bệnh gây hoang mang; - Mức 0,25đ: Đề xuất + được 01 biện pháp; (Hs có cách diễn đạt khác, hợp lí vẫn cho điểm) - Mức 0đ: Trả lời sai hoặc không trả lời. Phần III. Làm văn (5,5 điểm) Câu 1:(1,5 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải thay đổi bản thân trong cuộc sống. Nội dung Cách cho điểm a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng đoạn - Mức 0.25đ: Đúng cấu trúc, văn; lí lẽ dẫn chứng thuyết phục (0,25đ): Thí sinh đúng dung lượng; có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy - Mức 0đ: Không đúng hình nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành, đủ thức và dung lượng; số câu (khoảng 12 đến15 câu). b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết - Mức 0.25đ: Xác định phải thay đổi bản thân trong cuộc sống (0,25đ) chính xác. - Mức 0đ: Xác định sai hoặc không chính xác. c. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0đ) - Mức 0,75- 1,0đ: Triển khai - Thay đổi bản thân là thay đổi về quan niệm, tư được 4-5 ý, lập luận thuyết tưởng, tư duy, phong cách học tập và làm việc, sao phục, có sáng tạo, diễn đạt cho phù hợp với hoàn cảnh mới, xu thế mới; trôi chảy. - Xã hội phát triển mỗi ngày, con người cần thay đổi - Mức 0,25- 0,5đ: Triển khai để thích nghi, để bắt kịp xu thế của thời đại, nếu được 4-5 ý nhưng còn sơ lược, không sẽ lạc lõng, tụt lại phía sau; hoặc chỉ đảm bảo được 2-3 ý; - Thay đổi bản thân sẽ giúp con người khắc phục mắc một số lỗi về diễn đạt. được những khuyết điểm, vượt qua được những khó - Mức 0,25đ:Triển khai 1 ý khăn thử thách; trọn vẹn hoặc 2-3 ý nhưng - Khi thay đổi, chúng ta sẽ thấy mình trưởng thành còn sơ lược, mắc nhiều lỗi hơn, chín chắn hơn và có nhiều cơ hội thành công về diễn đạt. hơn; được mọi người tin yêu; - Mức 0đ: Không làm bài - Con người thay đổi sẽ tạo nên những giá trị tốt đẹp hoặc làm lạc nội dung. hơn cho bản thân, gia đình và cả xã hội. Câu 2: (4,0 điểm) Nhận xét về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có ý kiến cho rằng: “Người chiến sỹ lái xe Trường Sơn với tình đồng chí đồng đội thiêng liêng và ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã trở thành hình ảnh đẹp, tiểu biểu của thơ ca kháng chiến”. Phân tích ba khổ thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên. Nội dung Cách cho điểm a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm) - Mức 0.25đ: Đúng - Mở bài nêu được vấn đề; cấu trúc, đúng vấn - Thân bài triển khai được vấn đề; đề nghị luận. 4
  5. - Kết bài khái quát được vấn đề. - Mức 0đ: Không đúng cấu trúc, không đúng vấn đề nghị luận. b) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (3,5 - Mức 2,75 – điểm) 3,5đ: Đáp ứng Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng đầy đủ các yêu tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn cầu. Cảm nhận, chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: đánh giá sâu sắc, 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm; trích dẫn nhận định; giới giàu cảm xúc. thiệu và trích dẫn phạm vi phân tích. (0,25 điểm); - Mức 2,0 – 2.5đ: 2. Giải thích ý kiến: (0,25 điểm); Cơ bản đáp ứng - Ý kiến đã đánh giá được thành công của bài thơ về giá trị nội được các yêu cầu. dung tư tưởng. Cảm nhận, đánh - Bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của hình ảnh người lính lái giá khá sâu sắc xe Trường Sơn vượt lên muôn vàn khó khăn thử thách bởi ở - Mức 1,0 – các anh luôn có sức mạnh của tình đồng chí đồng đội và ý chí 1,75đ: Đáp ứng sắt đá giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. được ½ yêu cầu. 3. Phân tích, chứng minh: (2,5 điểm) Cảm nhận, đánh a. Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn trước hết được giá chưa sâu. thể hiện ở tình đồng đội thiêng liêng, ấm áp. (1,5đ) - Mức 0,5 – *Khổ thơ thứ 5, tình đồng chí đồng đội của những người lính 0,75đ: Đáp ứng gắn bó qua cái bắt tay đầy ấm áp (0,75đ) được 1/3 yêu cầu. - Tác giả thật tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra những chiếc Cảm nhận, đnahs xe đi ra từ trong bom đạn tụ họp, tạo thành một đội quân hùng giá sơ sài. dũng, hiên ngang. - Mức 0,25đ: - Hình ảnh nhân hóa “những chiếc xe họp thành tiểu đội” gợi Không đáp ứng ta liên tưởng đến những người lính đang xếp hàng, chuẩn bị được các yêu cầu nhận nhiệm vụ mới. hoặc chỉ chạm được - Hình ảnh cái “bắt tay qua cửa kính vỡ” hiện lên thật hóm một vài ý. Cảm hỉnh, giàu ý nghĩa; một cử chỉ giản dị, không lời; thay cho lời nhận quá sơ sài. chào, lời chúc mừng của những người đồng đội khi họ vượt * Lưu ý: HS chỉ qua gian khổ, tiếp thêm cho nhau sức mạnh, nghị lực, chia sẻ cảm thụ mà không với nhau những khó khăn trên đường dài. Đó là cái bắt tay ấm có định hướng thì nóng tình đồng đội. không cho điểm tối *Khổ thơ thứ 6, tình đồng đội hiện lên như tình anh em ruột đa. thịt trong gia đình (0,75đ) - Hai câu thơ đầu giọng trầm xuống, lắng sâu; - “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” - một chi tiết giản dị, chân thực nhưng lại là biểu hiện đẹp nhất của tình gia đình gần gũi thân thương, ấm áp. - Hai câu thơ sau xuất hiện hình ảnh “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” gợi cảm xúc chênh vênh lắc lư. - Điệp từ “lại đi” khẳng định khí phách, niềm tin vững vàng của các anh, không gian phía trước là một bầu trời xanh, tràn 5
  6. đầy hy vọng đang mở ra. - Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” chất chứa sự lãng mạn, đầy mộng mơ, gợi liên tưởng đến bầu trời của lý tưởng, niềm tin và khát vọng, gợi về một tương lai tươi đẹp, hòa bình đang vẫy gọi. -> Tình đồng chí đồng đội đã giúp người lính thắp lên trong mình ngọn lửa của lòng tin, lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước. b. Động lực mạnh mẽ sâu xa, bất chấp mọi nguy nan của người chiến sỹ lái xe Trường Sơn, chính là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (1,0đ) *Khổ thơ kết thúc: - Hai câu thơ đầu tác giả đã khắc họa cụ thể sự tàn phá của chiến tranh. Phép liệt kê “không kính, không đèn, không mui, thùng xước” đã làm nổi bật lên sự trơ trụi, biến dạng của những chiếc xe. - Ba cái “không” đã làm nên một cái “có”. Đó là “có một trái tim”. Đây là một hình ảnh hoán dụ đẹp, dùng để chỉ những người chiến sĩ lái xe anh dũng, kiên cường; gợi liên tưởng đến ý chí sục sôi giải phóng miền Nam của các anh. - Hình ảnh trái tim cầm lái khép lại toàn bộ bài thơ gợi bao suy ngẫm: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí công cụ mà là những con người giàu ý chí nghị lực, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. 4. Đánh giá (0,5 điểm) - Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến; - Đánh giá nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ: + Nghệ thuật: Thể thơ: tự do; hình ảnh thơ chân thực, tự nhiên, mang đậm chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường; giọng điệu hóm hỉnh, khỏe khoắn, ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, pha chút tinh nghịch; sử dụng thành công các phép tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ tạo nên sức hấp dẫn; + Nội dung: Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc tạc được bức chân dung độc đáo về người chiến sỹ lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ can trường, quả cảm và tràn đầy tình đồng chí đồng đội đoàn kết gắn bó yêu thương Đó cũng là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của anh bộ đội Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước; (Liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài). c) Sáng tạo, chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm) - Mức 0,25đ: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo. Không mắc lỗi viết câu, sử dụng từ ngữ. - Mức 0đ: Không có cách diễn đạt 6
  7. độc đáo, sáng tạo. Mắc lỗi viết câu, sử dụng từ ngữ, Lưu ý: - Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ thí sinh. - Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn. HẾT 7