Đề thi khảo sát học kì II môn Lịch sử 6 - Trường THCS Trường Sơn

docx 6 trang mainguyen 4810
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học kì II môn Lịch sử 6 - Trường THCS Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_hoc_ki_ii_mon_lich_su_6_truong_thcs_truong_s.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát học kì II môn Lịch sử 6 - Trường THCS Trường Sơn

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN LÃO ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRƯỜNG SƠN NĂM HỌC : 2017 - 2018 Môn: Lịch sử 6 ( Thời gian làm bài: 90 phút) Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ TN TL TN TL Cấp độ Cấp đề thấp độ cao Khởi Nắm được Hiểu được nghĩa địa điểm, những việc HBT, mục tiêu khởi làm của Lý Bà nghĩa. Thời Bí Triệu, gian thành Lý Bý lập và kinh đô nước Vạn Xuân. Số câu Số câu : 8 Số câu :1 Số câu:9 Số điểm Số điểm: 2,0 Số điểm 2 Số điểm: 4,0 Chính Nắm được Hiểu chính sách cai chính sách sách của nhà trị của cai trị về Lương và phong chính trị, văn nhà Hán kiến hóa phương Bắc Số câu Số câu : 5 Số câu :2 Số câu :7 Số điểm Số điểm: Số điểm: Số điểm:1,75 1,25 0,5 Những Nắm được cuộc tên, mục tiêu, khởi căn cứ cuộc nghĩa khởi nghĩa lớn thế kỉ ( VII- I X )
  2. Số câu Số câu : 3 Số câu :3 Số điểm Số điểm: Số điểm 0,75 0,75 Nước Nắm được Cham thành tựu văn pa hóa Số câu : 2 Số câu :2 Số điểm: 0,5 Số điểm: 0,5 Chiến Hiểu diễn thắng biến, ý Bạch nghĩa và Đằng công lao của Ngô Quyền Số câu : 1 Số câu :1 Sốđiểm:3,0 Số điểm: 3,0 Tổng số Số câu :18 Số câu :1 Số câu :2 Số câu : 1 Số câu :22 Số điểm 4,5 Số điểm 2 Số điểm:0,5 Sốđiểm:3,0 Số điểm 10 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN LÃO ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ II
  3. TRƯỜNG THCS TRƯỜNG SƠN NĂM HỌC : 2017 - 2018 Môn: Lịch sử 6 ( Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1:Hai Bà Trưng đóng đô ở đâu ? A . Hát Môn B . Long Biên C . Mê Linh D . Cổ Loa Câu 2: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở A. Hát Môn B. Cổ Loa C. Mê Linh D. Luy Lâu Câu 3:Câu nói:"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người! " là câu nói của: A . Bà Trưng Trắc B . Bà Triệu C . Bà Trưng Nhị D . Bà Lê Chân Câu 4: Khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, thành lập nên nhà nước nào? A. Nhà nước Âu Lạc B. Nhà nước Văn Lang. C. Nhà nước Cham-Pa D. Nhà nước vạn Xuân. Câu 5: Lí Bí khởi nghĩa chống quân xâm lược: A. Nhà Ngô. B. Nhà Lương. C. Nhà Hán. D. Nhà Đường. Câu 6:Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào ? A . Mùa xuân năm 544 C . Mùa xuân năm 546 B . Mùa xuân năm 545 D . Mùa xuân năm 547 Câu 7: Nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương, ông là ai? A.Ông là Lý Nam Đế. B.Ông là Lý Thiên Bảo. C.Ông là Triệu Quang Phục. D.Ông là Triệu Túc. Câu 8:Vì sao nhà Lương chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ những chức vụ quan trọng ? A .Vì nhà Lương muốn tập trung quyền lực vào tay dòng họ mình. B. Vì nhà Lương muốn tập trung quyền lực vào tay người Việt C .Vì nhà Lương muốn người Việt giữ một số chức vụ quan trọng D .Vì nhà Lương không muốn người Việt giữ chức vụ quan trọng Câu 9:Mai Thúc Loan chọn nơi nào để xây dựng căn cứ ? A . Thái Bình C . Sa Nam B . Đường Lâm D . Luy Lâu Câu 10:Vì sao Phùng Hưng kêu gọi mọi người khởi nghĩa ? A . Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đường B . Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán C . Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Ngô D . Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương Câu 11 :Năm 679, nhà Đường đổi tên nước ta là gì ? A . Giao châu. B . Vạn Xuân . C . Âu lạc. D . An Nam đô hộ phủ. Câu 12: Chính sách cai trị thâm độc nhất của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là
  4. A. cử người Hán trực tiếp cai quản tới cấp huyện. B. áp đặt chế độ thuế khóa, lao dịch và cống nạp nặng nề. C. bắt thợ thủ công giỏi sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp. D. di dân Hán sang giữ đất và thực hiện chính sách đồng hoá toàn diện. Câu 13: Vì sao nhà Hán nắm độc quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao? A. Vì ở Trung Quốc thiếu sắt. B. Vì sắt là loại nguyên liệu quý hiếm. C. Bắt dân ta khai thác để đem về Trung Quốc. D. Hạn chế phát triển sản xuất và sử dụng sắt làm vũ khí chống lại chúng của nhân dân ta. Câu 14: Chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán ở nước ta nhằm mục đích gì? A. Đồng hóa dân tộc ta. B. Bắt dân ta học thêm một thứ tiếng nữa. C. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục của người Hán. D. Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán. Câu 15: Ai là người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”? A. Trưng Trắc. B. Trưng Nhị. C. Triệu Thị Trinh D. Bùi Thị Xuân Câu 16: Thời kì Bắc thuộc nhân dân ta giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc A. Việt hóa người Hán. B. tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa Trung Quốc. C. giữ gìn tiếng nói, phong tục, tập quán trong các làng xã. D. sử dụng chữ Hán theo cách nói, cách đọc của người Việt. Câu 17: Kinh đô của nước Vạn Xuân đặt ở đâu? A. Cổ Loa (Hà Nội). C. Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). B. Mê Linh (Vĩnh Phúc). D. Hoa Lư (Ninh Bình). Câu 18: Cư dân Cham-pa theo đạo gì? A. Đạo Nho, đạo Phật. C. Đạo Thiên Chúa, đạo Phật. B. Đạo Bà La Môn, đạo Phật. D. Đạo Nho, đạo Bà La Môn . Câu 19: Thành tựu nghệ thuật đặc sắc nhất của cư dân Cham- pa là A. các bức tượng Phật. B. các công trình kiến trúc đền chùa. C. kiến trúc kinh đô được xây dựng đặc sắc. D. tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi. Câu 20: Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành A.quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam B.quận Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân C.quận Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam D.quận Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu PHẦN II. TỰ LUẬN: (5điểm) Câu 1: Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ? (2đ) Câu 2 : Nêu diễn biến, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Đánh giá công lao của Ngô Quyền ? (3 điểm)
  5. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I/ Trắc nhiệm: ( 5đ) ( Mỗi câu đúng được 0,25đ) 1C 2A 3B 4D 5B 6A 7C 8A 9C 10A 11D 12 13 14D 15D 16A 17C 18B 19D 20A II/ Tự luận: ( 5đ) Câu Nội Dung Điểm Câu 1 : 1 Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước 0,5 ( 2đ) là Vạn Xuân Dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) 0,5 Đặt niên hiệu là Thiên Đức, thành lập triều đình với hai ban văn võ. 0,5 Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ. 0,5 * Diễn biến: (2,5 điểm) - Cuối năm 938 quân của Lưu Hoằng Tháo kéo vào cửa biển nước ta. 0,5đ - Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến nhử địch vào bãi cọc ngầm trên 0,5đ 2 sông Bạch Đằng. ( 3đ) - Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. 0,5đ Quân Nam Hán phải rút chạy ra biển thuyền rơi vào trận địa cọc ngầm, va vào cọc nhọn vỡ tan tành, quân ta xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. - Quân giặc bị thiệt hại đến quá nửa, Hoằng Tháo cũng bị bỏ mạng. Trận 0,5đ Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn. * ý nghĩa: (1 điểm) - Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên 0,5đ mới, kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước. * Công lao của Ngô Quyền 0,5đ - Ông là người có công chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỉ. Đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyề của dân tộc.