Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2018 - 2019 môn Hóa học - lớp 9 (KS lần 3)

doc 2 trang mainguyen 5911
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2018 - 2019 môn Hóa học - lớp 9 (KS lần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_van_hoa_cap_tinh_nam.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2018 - 2019 môn Hóa học - lớp 9 (KS lần 3)

  1. PHÒNG GD & ĐT TIÊN DU ĐỀ THI KS ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ TỰ KIỂM TRA MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 KS LẦN 3 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang) Câu 1. (2,5 điểm) 1. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí trong hỗn hợp gồm: CH 4; CO2; C2H2; SO2; C2H4. 2. Cho thí nghiệm như hình vẽ bên. a. Viết các PTHH xảy ra trong thí nghiệm. b. Chọn 5 chất khác thay cho KMnO4 mà vẫn điều chế được Cl2. Viết các PTHH. Câu 2. (2,5 điểm) 1. Chia dung dịch Ca(OH)2 aM thành ba phần bằng nhau, rồi thực hiện các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Hấp thụ V lít CO2 vào phần 1 thu được m1 gam kết tủa. - Thí nghiệm 2: Hấp thụ (V + 2,688) lít CO2 vào phần 2 thu được m2 gam kết tủa. - Thí nghiệm 3: Hấp thụ (V + V1) lít CO2 vào phần 3 thu được lượng kết tủa lớn nhất m3 gam. Biết m1: m2 = 4:1 và m1 = 8/13. m3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc. Tính V1. 2. Cho 16,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO 3, Fe3O4 vào ống sứ nung nóng và dần từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 qua ống, biết dY/ H2 = 4,25. khí thoát ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy có 7 gam kết tủa và còn 0,06 mol khí Z, biết d Z/ H2= 7,5. Tính % khối lượng Fe3O4 trong X (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Câu 3. (2,5 điểm) Cho x gam hỗn hợp A gồm Fe, FeCO 3 và Fe3O4 (tỉ lệ mol 8:2:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, thu được dung dịch B chỉ chứa muối và 0,1185 mol hỗn hợp 2 khí SO2 và CO2 có tổng khối lượng y gam. Dung dịch B hòa tan tối đa 0,2x gam Cu. Tính giá trị của (x + y). Câu 4. (2,5 điểm) . Cho từ từ dung dịch Ba(OH) 2đến dư vào dung dịch chứa AlCl3x (mol) và Al2(SO4)3y (mol). Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Tính giá trị của y – x Số mol kết tủa t+0,02 t Số mol Ba(OH)2 0,21 Câu 5. (2,5 điểm) Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu vào dung dịch HCl dư , thấy có 1 mol HCl phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác , khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng CO dư thu được 42 gam chất rắn. Tính % theo khối lượng của Cu trong hỗn hợp X.
  2. Câu 6. (2,5 điểm) Cho A là trieste (este có 3 nhóm –COO– ) của glixerol với các axit hữu cơ (công thức chung của các axit là RCOOH, R chỉ chứa liên kết đơn, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 15,8 gam A bởi 20 ml dung dịch NaOH 40% (D=1,25 gam/ml). Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được 21,2 gam chất rắn khan. Cho chất rắn khan tác dụng với dung dịch H 2SO4 dư, thu được hỗn hợp 3 axit hữu cơ X, Y, Z, trong đó X, Y có cùng công thức phân tử; Z có thành phần phân tử hơn Y một nhóm CH2. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A. Biết Z là axit hữu cơ có mạch cacbon không phân nhánh. Câu 7. (2,5 điểm) Chia 3,584 lít (đktc) hỗn hợp gồm một ankan (A), một anken (B) và một ankin (C) thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thấy thể tích hỗn hợp giảm 12,5% và thu được 1,47g kết tủa. Phần 2 cho qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 2,22g và có 13,6g brom đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn khí ra khỏi bình brom rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được 2,955g kết tủa. Xác định công thức phân tử của A, B và C. Câu 8. (2,5 điểm) 1. Hỗn hợp A gồm 3 ankin X,Y,Z có tổng số mol là 0,05 mol. Số nguyên tử cacbon trong phân tử mỗi chất đều lớn hơn 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol A thu được 0,13 mol H2O.Cho 0,05 mol A vào dd AgNO3 0,12M trong NH3 thì thấy dùng hết 250ml dd AgNO3 và thu được 4,55 gam kết tủa. Xác định CTCT của X,Y,Z. Cho biết ankin có khối lượng phân tử nhỏ nhất chiếm 40% số mol của A. 2. Cho 4,93 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 1 cốc chứa 215 ml dung dịch H 2SO4 1M loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc trên 0,6 lít dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH) 2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được 13,04 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu Biết nguyên tử khối: Na = 23; K = 39; Al = 27; Zn = 65; Fe = 56; Cu = 64; Mg = 24; Ca = 40; Mn =55; Ba = 137; C = 12; H = 1; O = 16; S = 32; Cl = 35,5. Các chữ viết tắt: PTHH: phương trình hóa học; đktc: điều kiện tiêu chuẩn. Hết (Thí sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm).