Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Sinh học Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024

pdf 2 trang Đào Yến 13/05/2024 1621
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Sinh học Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_lan_1_mon_sinh_hoc_lop_10_ket_noi.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Sinh học Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 3 NĂM HỌC 2023-2024 (Đề thi chính thức) Môn : Sinh học. Lớp: 10. Đề thi gồm 02 trang Ngày thi: 17/10/2023 - 20/10/2023 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề: 101 I.Phần trắc nghiệm. ( 5 điểm ) Câu 1. Lipit Không có đặc điểm nào sau đây: A. dự trữ năng lượng cho tế bào B. cấu trúc đa phân (polymer) C. không tan trong nước D. được cấu tạo từ các nguyên tố C, H , O Câu 2. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì A. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao. B. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất. C. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất. D. các phân tử nước liên kết chặt với nhau. Câu 3. “Đàn voi sống trong một khu rừng” thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Cá thể. B. Quần xã – Hệ sinh thái C. Sinh quyển. D. Quần thể. Câu 4. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm: quần thể, cơ thể, quần xã – hệ sinh thái, tế bào. Thứ tự sắp xếp từ thấp đến cao là: A. Tế bào => Cơ thể => Quần thể => Quần xã – hệ sinh thái B. Tế bào => Cơ thể => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể C. Cơ thể => Tế bào => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể D. Tế bào => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể => Cơ thể Câu 5. Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa? A. Glucose. B. Cellulose. C. Tinh bột. D. Protein. Câu 6. Phospholipid có chức năng chủ yếu là A. cấu tạo nên bộ xương ngoài của nhiều loài. B. cấu tạo nên nhân tế bào. C. cấu tạo nên diệp lục ở lá cây. D. cấu trúc của màng sinh chất. Câu 7. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia carbohydrate ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa? A. số loại đơn phân có trong phân tử B. độ tan trong nước C. khối lượng của phân tử D. số lượng đơn phân có trong phân tử Câu 8. Đơn phân của protein là A. glucose. B. nucleotide. C. acid béo. D. amino acid. Câu 9. Đâu là ứng dụng của sinh học trong chăm sóc sức khỏe con người? A. Tạo ra các loại thuốc mới và vaccine phòng bệnh. B. Tạo ra chế phẩm sinh học xử lý rác thải. C. Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia. D. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới. Câu 10. Chất nào sau đây không phải là đường đa? A. Cellulose. B. Tinh bột. C. Glycogen. D. Sucrose. Câu 11. Sự khác nhau cơ bản giữa DNA so với RNA là: A. Cấu tạo từ 2 chuỗi polynucleotide song song ngược chiều. B. Cấu tạo từ 1 chuỗi polynucleotide theo 1 chiều xác định. Mã đề 101 Trang 1/2
  2. C. Cấu tạo từ 2 chuỗi polynucleotide song song cùng chiều. D. Nơi tạo ra chúng. Câu 12. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là A. oxygen. B. carbon. C. nitơ. D. hydrogen. Câu 13. Bệnh nào sau đây ở người liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? A. Bệnh còi xương B. Bệnh bướu cổ C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ Câu 14. . Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các sinh vật cần các nguyên tố giống nhau với hàm lượng giống nhau. B. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ. C. Sắt (Fe) là một nguyên tố đa lượng cho tất cả các sinh vật. D. Carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 80 % khối lượng cơ thể. Câu 15. Lactose, một loại đường có trong sữa, bao gồm một phân tử glucose liên kết với một phân tử galactose. Đường lactose thuộc loại A. polysaccharide. B. hexose. C. disaccharide. D. monosaccharide. Câu 16. Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành 2 nhóm gồm A. nguyên tố cần thiết và nguyên tố không cần thiết. B. nguyên tố kích thước nhỏ và nguyên tố kích thước lớn. C. nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. D. nguyên tố chủ yếu và nguyên tố thứ yếu. Câu 17. Chức năng nào sau đây không phải của protein? A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu của tế bào. B. Xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào. C. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. D. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. Câu 18. Học thuyết tế bào không có nội dung nào sau đây? A. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia. B. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. C. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. D. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra ở bên ngoài tế bào nhưng sự chuyển hóa năng lượng lại diễn ra ở trong tế bào. Câu 19. Carbohydrate không có chức năng nào sau đây? A. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. B. Là vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể. C. Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể. D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể. Câu 20. Loại thực phẩm nào sau đây có chứa nhiều sucrose? A. Thịt, cá, trứng. B. Mía, củ cải đường. C. Sữa, sữa chua. D. Cà chua, bông cải xanh. II. Phần tự luận ( 5 điểm) Câu 1. (1 điểm ). Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ sở của thế giới sống? Câu 2.(1,5 điểm). Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được? Câu 3.(1,5 điểm). Tại sao chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng? Câu 4. (1điểm). Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích. HẾT Mã đề 101 Trang 2/2