Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Giao Thủy (Có đáp án)

pdf 5 trang dichphong 6480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Giao Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2015_2016_pho.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Giao Thủy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015-2016 GIAO THỦY Môn: LỊCH SỬ – LỚP 8 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN I : LỊCH SỬ THẾ GIỚI (12,0 điểm) Câu 1: (4 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản? Vì sao nói: Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản? Câu 2: (5 điểm) a. Tại sao năm 1917 ở Nga có hai cuộc cách mạng ? b. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ? Câu 3: (3 điểm) Nêu những thành tựu nổi bật của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Hãy cho biết tác động của những thành tựu đó tới cuộc sống của con người? PHẦN II : LỊCH SỬ VIỆT NAM (8,0 điểm) Câu 4: (8 điểm) a. Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1858. b. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó. c. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên? Từ đó em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam? Hết Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1: Số báo danh: Họ, tên chữ ký GT2:
  2. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015-2016 GIAO THỦY Môn: LỊCH SỬ – LỚP 8 Câu Nội dung Điểm 12.0 PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản? Vì sao nói: Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản? Hoàn cảnh cuộc Duy tân Minh Trị (1,0 điểm) - Các nước tư bản phương Tây tăng cường can thiệp vào Nhật Bản đòi “mở cửa”. 0,5 Trước tình hình ấy , Nhật Bản cần có sự lựa chọn : hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành “miếng mồi” cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước. - Tháng 1/1968, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là 0,5 cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị (1,5 điểm) - Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng 0,5 cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc. Câu 1: - Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại 4,0 điểm tư sản lên nắm chính quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội 0,5 dung khoa học-kĩ thuật trong quá trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. - Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được 0,5 chú trọng Kết quả (0,5 điểm) - Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. 0,5 Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản vì: (1,0 điểm) - Đầu năm 1868, chế độ phong kiến Nhật Bản đã chấm dứt, chính quyền phong kiến của Sô-gun đã chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa đứng đầu là Thiên hoàng 0,5 Minh Trị. - Những cải cách “Âu hóa” về hành chính, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục 0,5 mang tính chất tư sản rõ rệt. a. Tại sao năm 1917 ở Nga có hai cuộc cách mạng ? b. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? a. Tại sao năm 1917 ở Nga có hai cuộc cách mạng ? (3,0 điểm) - Ở Nga, năm 1917 đã xảy ra hai cuộc cách mạng, đó là Cách mạng dân chủ tư Câu 2: sản tháng Hai và cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười. Sở dĩ có hai cuộc cách 0,5 (5,0 điểm) mạng này là vì: + Vào đầu thế kỉ XX, ở Nga lúc này tồn tại nhiều mâu thuẫn: giữa nông dân Nga với chế độ phong kiến Nga hoàng; giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản; giữa 0,5 dân tộc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga và giữa đế quốc Nga với các nước
  3. đế quốc khác. + Cách mạng tháng Hai năm 1917 nổ ra từ những mâu thuẫn nêu trên song mới chỉ giải quyết được một mâu thuẫn là giữa nông dân với chế độ phong kiến; các mâu thuẫn khác vẫn tồn tại, đòi hỏi tiếp tục phải giải quyết. Mặt khác, cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ phong kiến Nga 0,75 hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: Hai chính quyền song song tồn tại là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. - Trước tình hình đó, Lê - nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai 0,75 chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, Chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phải đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. + Tháng 10 năm 1917, cuộc cách mạng thứ hai được gọi là Cách mạng XHCN đã 0,5 nổ ra và giành thắng lợi. b. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ? (2,0 điểm) - Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: Lần đầu tiên trong lịch sử cách 0,5 mạng đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, mà còn làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ. - Tiếng vang của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều 0,5 bài học quý báu cho các cuộc đấu tranh gải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng 0,5 dân tộc. - Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế 0,5 giới, nhất là các nước Á, Phi, Mĩ La - tinh. Nêu những thành tựu nổi bật của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Hãy cho biết tác động của những thành tựu đó tới cuộc sống của con người? Những thành tựu nổi bật của KHKT (2,0 điểm) Câu 3 - Bước vào thế kỷ XX, nhân loại đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học-kỹ thuật (3,0 điểm) 0,5 - Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại 0,5 - Các ngành khoa học cơ bản như Hoá học, Sinh học, các khoa học về Trái đất đều đạt được những tiến bộ phi thường 0,5 - Các phát minh như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu được đưa vào sử dụng 0,5 Tác động: (1,0 điểm) - Tác động tích cực: Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người 0,5 - Tác động tiêu cực: Những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm hoạ cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế 0,5 giới
  4. PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM 8,0 a. Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1858. b. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó. c. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên? Từ đó em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam? a. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1858. (2,0 điểm) + Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên, biến các nước phương 1,0 Đông thành thuộc địa + Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên 0,5 + Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu 0,5 b. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó. (4,0 điểm) Tên Nội dung chủ yếu Hiệp ước Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho Hiệp ước Nhâm Tuất phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia 1,0 (1862) Câu 4 Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc; Pháp (8,0 điểm) sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến Hiệp ước Giáp Tuất Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính thức (1874) thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. 0,5 Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh- Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều Hiệp ước Hác-măng phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở (1883) các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc 1,5 của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa Hiệp ước Pa-tơ-nôt đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu (1884) dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn. 1,0 c. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên? Từ đó em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam? (2,0 điểm) Thái độ của nhân dân ta: (1,0 điểm) - Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước 0,5 đầu hàng .
  5. - Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến 0,5 chống thực dân Pháp Suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: (1,0 điểm) - Từ xưa tới nay, tinh thần yêu nước chống ngoại xâm đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, điều này đã được chứng minh trong suốt các thời kì lịch sử: - Thời xưa: nhân dân ta đã có những cuộc kháng chiến vĩ đại chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, tiêu biểu là các vị anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung 1,0 - Trong thế kỉ XX, toàn dân tộc đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đem lại hòa bình cho đất nước. - Ngày nay, mọi người dân Việt Nam đang sát cánh cùng nhau đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của tổ quốc. Lưu ý: Nếu học sinh trả lời được ba ý trở lên thì cho điểm tối đa, nếu trả lời được một đến hai ý thì chỉ đạt 0,5 điểm Điểm toàn bài là điểm tổng các câu và không làm tròn