Đề thi Hóa vòng 3 - Amsterdam 2112018

docx 2 trang mainguyen 8140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Hóa vòng 3 - Amsterdam 2112018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoa_vong_3_amsterdam_2112018.docx

Nội dung text: Đề thi Hóa vòng 3 - Amsterdam 2112018

  1. Câu 1: (5,0 điểm) 1. A ở trạng thái rắn là tinh thể màu tím (gần như đen) có ánh kim. A tan trong nước có màu tím đậm, dung dịch loãng có màu hồng. Đun nóng A sinh ra các sản phẩm B (màu xanh lục), C (màu đen) và D là các chất oxi hóa mạnh. Cho dung dịch axit clohidric đặc tác dụng với A hoặc B hoặc C đều thu được khí E màu vàng lục. Dẫn khí E vào KOH đun nóng ở 100 0C, trong sản phẩm tạo thành có chất G. Nung nóng G lại thu được chất D. a. Xác định công thức hóa học của các chất A, B, C, D, E biết A, B, C đều chứa cùng một kim loại. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Nếu trong phòng thí nghiệm có một lượng khí E khuếch tán vào không khí thì làm cách nào có thể khử độc khí E? Viết PTHH giải thích cách làm. 2. Cho 2 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ: Xác định khí A và dự đoán hiện tượng xảy ra với hai mẩu giấy quì tím trong hai bình tam giác. Giải thích hiện tượng. 3. Một bình dung tích V lít chứa đầy khí hidro clorua ở điều kiện thường (ở điều kiện này, 1 mol khí chiếm thể tích 24,4 lít). Dẫn nước vào đầy bình để hòa tan toàn bộ khí trong bình và thu được V lít dung dịch (khối lượng riêng của dung dịch xấp xỉ 1g/ml). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trong bình. Câu 2: (3,0 điểm) 1. Trong thực tế, con người thường sử dụng hợp kim của sắt là gang hoặc thép để chế tạo nhiều chi tiết máy, vật dụng Em hãy cho biết gang thép là gì? Nêu một số tính chất nổi bật của thép mà sắt không có. Nêu nguyên liệu thường dùng và nguyên tắc luyện gang thành thép. 2. Giả sử gang cũng như thép chỉ là hợp kim của sắt với cacbon và sắt phế liệu chỉ gồm sắt, cacbon và Fe 2O3. Coi phản ứng xảy ra trong lò luyện thép Martanh là: to Fe2O3 + 3C  2Fe + 3CO Cần trộn sắt phế liệu (trong đó có 50% Fe 2O3, 1%C) với một loại gang chứa 5% C trong lò luyện thép Martanh, nhằm thu được loại thép chứa 1,4% C. Tính tỉ lệ khối lượng giữa sắt phế liệu và gang. 3. Các chi tiết máy làm từ thép để trong không khí có thể bị gỉ. Trong thực tế, nhà máy phải sơn lên bề mặt các chi tiết máy này, đồng thời thường xuyên tra dầu mỡ để chống han gỉ máy móc. Giải tích cơ sở lý thuyết cho cách làm đó. Câu 3: (4,0 điểm)
  2. 1. Có hỗn hợp A gồm hai muối Na 2CO3 và CaCO3 cho vào 1 lít dung dịch Ba(HCO3)2 khuấy đều thu được dung dịch B và 13,97 gam kết tủa. Dung dịch B tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch HCl 1M và giải phóng 0,896 lít khí (đktc). Tính nồng độ mol dung dịch Ba(HCO 3)2 và phần trăm khối lượng CaCO 3 trong hỗn hợp A. 2. Có hai muối E và F đều tan tốt trong nước. E và F đều có thể tác dụng với dung dịch axit mạnh và bazo mạnh. Tiến hành thí nghiệm của E và F với dung dịch H2SO4 và NaOH thu được hiện tượng sau: E F Sủi bọt khí và H SO Sủi bọt khí 2 4 Kết tủa trắng G NaOH Sủi bọt khí Kết tủa trắng H Biết rằng: M E + MF = 355; MG + MH = 430. Chọn một muối phù hợp với mỗi kí hiệu E, F và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 4: (1,5 điểm) Cho hỗn hợp L gồm 3 chất rắn: Al 2O3, K2O, BaO. Chia 24,78 gam hỗn hợp L thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: cho vào nước dư khuấy kĩ, sau phản ứng lọc tách được 2,0 gam chất rắn. - Phần 2: cho vào dung dịch H 2SO4 dư khuấy kĩ, sau phản ứng lọc tách được 2,33 gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong L. Câu 5: (2,0 điểm) Một dung dịch P chứa hỗn hợp H 2SO4 và Al2(SO4)3. Nhận thấy khi thêm 17,5 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M vào 20 ml dung dịch P thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là 3,574 gam. Khi thêm V lít dung dịch Ba(OH) 2 0,8M vào 100 ml dung dịch P thì thu được 16,16 gam kết tủa. Tính giá trị V. Câu 6: (4,5 điểm) 1. Cho 5,2 gam bột kim loại R (R có hóa trị II và không tác dụng với nước) vào 0,2 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp sản phẩm gồm phần rắn không tan và dung dịch Q. Cho dung dịch NaOH loãng dư vào Q, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 3,2 gam chất rắn khan. Xác định kim loại R. 2. Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol 1 : 3) trong không khí một thời gian thu được (m + 4,96) gam hỗn hợp Y chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Z chứa (2m + 10,49) gam muối. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được m’ gam kết tủa. Tính giá trị m và m’