Đề thi giao lưu học sinh giỏi - Môn: Lịch sử 8

doc 4 trang hoaithuong97 8090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi - Môn: Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_8.doc

Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi - Môn: Lịch sử 8

  1. UBND HUYỆN TAM DƯƠNG KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD&ĐT Năm học 2010-2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch Sử 8 Thời gian làm bài: 120 phút A. Lịch sử thế giới: Câu 1: (1 điểm) Điền các sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian tương ứng sau: Thời gian Sự kiện 1566 1640-1688 1775-1783 1871 1789-1794 1864 1889-1914 1914-1918 1917 Câu 2: (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh, diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? B. Lịch sử Việt Nam: Câu 1: (2,5 điểm) Khái quát chung về hoàn cảnh, diễn biến của phong trào Cần Vương? Câu 2: (2,5 điểm) Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Em hãy nêu các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam và thái độ cách mạng của họ với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc? Câu 3: ( 2 điểm) Thống kê những bản Hiệp ước triều Nguyễn đã kí với Pháp theo mẫu sau: Tên hiệp ước Năm kí kết Nội dung cơ bản nhất .HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD:
  2. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2010-2011 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: LỊCH SỬ (HDC này gồm 03 trang) I. Lịch sử thế giới: Câu 1: (1 điểm) Điền các sự kiện lịch sử tương ứng vào các mốc thời gian sau. Mốc thời gian Sự kiện 1566 CM Hà Lan 1640-1688 CM tư sản Anh 1775-1783 CM tư sản Bắc Mĩ 1871 Công xã Pa Ri 1789-1794 CM tư sản Pháp 1864 Quốc Tế thứ nhất thành lập 1889-1914 Quốc Tế thứ hai 1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1917 Cách mạng tháng mười Nga Câu 2:(2điểm) 1. Hoàn cảnh : - Sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga tồn tại hai chính quyền song song đó là Chính phủ lâm thời tư sản và các Xô Viết đại biểu của 0.5 điểm công nhân, nông dân, binh lính - Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích quyết định chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song. Trong khi đó Chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc bất chấp sự phản đối của nhân dân 0.5 điểm 2. Diễn biến: - Đêm 24-10-1917 Lê-nin trực tiếp đến điện Xmô-nưi chỉ huy khởi nghĩa. Ngay đêm hôm đó quân khởi nghĩa chiếm được toàn bộ Pê-tơ- rô-grát và bao vây cung điện Mùa Đông 0.5 điểm - Đêm 25-10-1917 Cung điện Mùa Đông bị chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn Đầu năm 1918 cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã thành công trong cả nước 0.5 điểm
  3. II. Lịch sử Việt Nam: Câu 1:(2,5 điểm) a. Hoàn cảnh: - Sau các hiệp ước 1883-1884, triều đình Huế chia thành hai phe (phe chủ chiến và phe chủ hòa). Phe chủ chiến trong triều đình đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp 0.5 điểm - Thực dân Pháp lo sợ, tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến. .Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Toà Khâm Sứ và Đồn Mang Cá 0.5 điểm b. Diễn biến của phong trào Cần Vương: - Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở-Quảng trị. Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”. Kêu gọi văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước 0.5 điểm - PT chia làm 2 giai đoạn: 1885-1888; 1888-1896. + Giai đoạn :1885-1888.Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ khắp cả nước, nhất là ở Bắc và Trung kì,kéo dài đến cuối thế kỉ XIX. Tháng 11-1888, Pháp bắt được vua Hàm nghi và đầy sang An-giê-ri 0.5 điểm + Giai đoạn 1888 – 1896 tuy không có vua lãnh đạo, phong trào Cần Vương vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghhĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn 0.5 điểm Câu 2:( 2,5 điểm) - Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp địa chủ phong kiến Việt Nam đã đầu hàng, làm tay sai cho Pháp trừ một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước 0.5 điểm - Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia phong trào cách mạng 0.5 điểm - Tư sản là các nhà thầu khoán, chủ đại lí, xí nghiệp họ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng, tham gia cuộc vận động giải phóng dân tộc 0.5 điểm
  4. - Tiểu tư sản là học sinh, sinh viên, viên chức, những người buôn bán nhỏ họ có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX 0.5 điểm - Công nhân làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền sớm có tinh thần đấu trnh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt như đòi tăng lương, giảm giờ làm 0.5 điểm Câu 3:( 2 điểm) Năm Tên hiệp ước Nội dung cơ bản nhất kí kết Triều Nguyễn thừa nhận quyền cai Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì 0.5 điểm Triều Nguyễn chính thức thừa nhận 6 Hiệp ước Giáp Tuất 1874 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp 0.5 điểm Pháp chia nước ta thành 3 kì, thu hẹp địa giới của Trung Kì. Mọi hoạt động Hiệp ước Hác Măng 1883 quan trọng của triều Nguyễn đều phải thông qua Pháp 0.5 điểm Nội dung cơ bản giống điều ước Hác Măng nhưng mở rộng địa giới của Hiệp ước Pa-Tơ-Nốt 1884 Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan nhà Nguyễn 0.5 điểm Lưu ý: Trên đây là những kiến thức cơ bản của các câu hỏi. Chỉ cho điểm tối đa các ý khi học sinh trình bày kiến thức chính xác, chặt chẽ có tư duy của bài thi HSG.