Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh GIa Lai năm học 2017-2018 môn Hóa học

pdf 2 trang mainguyen 6360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh GIa Lai năm học 2017-2018 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_tinh_gia_lai_nam_hoc_201.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh GIa Lai năm học 2017-2018 môn Hóa học

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH GIA LAI NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 13/3/2018 (Đề gồm 02 trang) Câu I. (3,5 điểm) 1. Viết các phương trình hóa học để thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi điều kiện nếu có): (1) (4) (5) CH3COONa C2H4 PE (3) (6) CH4 C2H2 C6H6 (7) (8) (2) C2H3Cl PVC Al4C3 2. Hỗn hợp khí gồm CO, CO2, C2H4 và C2H2. Trình bày phương pháp hóa học dùng để tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp. Câu II. (3,0 điểm) 1. Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch: HCl đặc, NaOH; các chất rắn: CaCO3, MnO2, Al4C3, CaC2. a. Từ các hóa chất trên có thể điều chế được những chất khí nào trong số các khí sau: H2, O2, Cl2, CO2, CH4, C2H2. Với mỗi khí (nếu điều chế được) viết một phương trình hóa học. b. Hình vẽ bên mô tả bộ dụng cụ điều chế và thu khí X. Hãy cho biết X là những khí nào trong số các khí ở trên được điều chế và thu bằng bộ dụng cụ đó. Vì sao? 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong mỗi thí nghiệm sau: a. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. b. Cho một mẫu nhỏ kim loại Na vào dung dịch FeCl3. Câu III. (3,5 điểm) 1. Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt: HCl, NaOH, H2SO4, NaCl. Chỉ được sử dụng thêm một dung dịch (chứa một chất tan), hãy trình bày cách phân biệt mỗi dung dịch và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2. Hòa tan hoàn toàn a mol Al vào dung dịch chứa b mol n Al(OH)3 (mol) HCl thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, sự phụ thuộc của số mol Al(OH)3 theo số mol NaOH được biểu diễn bằng đồ thị như hình vẽ bên: a Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra n và xác định các giá trị a, b, x. Biết các phản ứng xảy ra NaOH (mol) hoàn toàn. 0 0,1 1,0 x Câu IV. (4,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X cần dùng 1,176 lít O2 (đktc), chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, sau khi phản ứng kết thúc thì trong bình có 4,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 1,71 gam so với dung dịch ban đầu. Biết tỉ khối hơi của X so với khí H2 bằng 37. a. Tính giá trị m. b. Xác định công thức phân tử của hợp chất X. Trang 1
  2. 2. Hòa tan hết hỗn hợp gồm FeS, Fe, FeO và Fe(OH)2 trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa một chất tan). Biết trong Y, khối lượng nguyên 16 tố oxi chiếm tổng khối lượng của dung dịch. 19 a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch Y. Câu V. (2,0 điểm) 1. E là oxit của kim loại M, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Xác định công thức của E. 2. Cho dòng khí CO (thiếu) đi qua ống sứ chứa x gam chất E nung nóng. Sau phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là y gam. Hòa tan hết y gam này vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch F và khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch F thu được 3,7x gam muối G. Giả thiết hiệu suất các phản ứng là 100%. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Lập biểu thức tính thể tích NO (đktc) theo x, y và xác định công thức của G. Câu VI. (2,0 điểm) Hỗn hợp M gồm một hiđrocacbon A và một hiđrocacbon B có công thức CnH2n-2 (n 2), có tỉ 76 lệ mol tương ứng là 2 : 1. Tỉ khối của hỗn hợp M so với hiđro bằng . Đốt cháy hoàn toàn 3,36 3 lít (đktc) hỗn hợp M, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 1000 gam dung dịch Ca(OH)2 7,4% thấy có 55 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, sau đó đun sôi dung dịch thì không thấy có thêm kết tủa. 1. Tìm công thức phân tử của A và B, biết phân tử của chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. 2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa. Câu VII. (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm Na2SO4, Na2CO3, NaHCO3. Chia 48,48 gam X làm 3 phần: - Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì thấy có 1,2 gam NaOH phản ứng. - Phần 2 (có khối lượng gấp đôi phần 1) cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). - Phần 3 cho tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thì thấy có 51,3 gam Ba(OH)2 phản ứng. Tính khối lượng mỗi chất trong 48,48 gam hỗn hợp X. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. HẾT (Cho biết: H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Al = 27; Fe = 56; Zn = 65; Ca = 40; Mg = 24; Na = 23; N = 14; K = 39; Cu = 64; Ba = 137) Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Họ và tên thí sinh: ; SBD: .; Phòng thi: Chữ ký giám thị 1: .; Chữ ký giám thị 2: Trang 2