Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Môn thi: Hóa học cấp THCS

pdf 2 trang hoaithuong97 4341
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Môn thi: Hóa học cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_thi_hoa_hoc_cap_thcs.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Môn thi: Hóa học cấp THCS

  1. Họ tên TS: Số BD: Chữ ký GT 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NINH THUẬN NĂM HỌC 2013 – 2014 Khóa ngày: 10 / 11 / 2013 (Đề thi chính thức) Môn thi: HÓA HỌC Cấp: THCS Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ: (Đề thi có 02 trang/20 điểm) Câu 1: a) Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí E và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng với Na2CO3 thu được kết tủa F. Xác định các chất trong A, B, D, E, F. Viết các phương trình hóa học. b) Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa một dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, nitrat, sunfat và cacbonat của các kim loại Ba, K, Ag, Mg. - Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào? - Bằng phương pháp hoá học, chỉ dùng một thuốc thử hãy phân biệt 4 ống nghiệm đó. Viết các phương trình hóa học để giải thích. c) Cho từ từ từng mẫu natri kim loại đến dư vào dung dịch AlCl3 và dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra có giống nhau không? Viết phương trình hoá học giải thích hiện tượng xảy ra. Câu 2: a) Cho a mol H2S đi qua dung dịch chứa b mol NaOH. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X gồm những chất nào? Bao nhiêu mol? b) Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau: Al2O3 Al2(SO4)3 NaAlO2 Al Al(OH)3 AlCl3 Al(NO3)3 Al2O3 Câu 3: a) Cho 13 gam hỗn hợp A gồm Fe, Mg, Zn phản ứng với 1,2 mol HCl - Chứng tỏ rằng A đã tan hết - Tổng số mol 3 kim loại trong hỗn hợp A là 0,3; tỉ lệ số mol giữa Fe và Mg là 1:1. Tính % khối lượng mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp A. - Dẫn toàn bộ khí H 2 thu được ở trên qua 56 gam CuO nung nóng. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc. b) Có 2 dung dịch: dung dịch A chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3; dung dịch B chứa 0,5 mol HCl. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Đổ rất từ từ dung dịch B vào dung dịch A cho đến hết. Thí nghiệm 2: Đổ rất từ từ dung dịch A vào dung dịch B cho đến hết. Tính thể tích khí bay ra (đktc) trong 2 thí nghiệm trên. 1
  2. Câu 4: Nung a gam đồng trong b gam khí O2 thu được sản phẩm X. X tan hoàn toàn trong c gam dung dịch H2SO4 nồng độ 85% (đun nóng) thu được dung dịch Y và khí Z. Toàn bộ khí Z phản ứng hết với O2 dư (có xúc tác) tạo ra oxit T. Tất cả lượng oxit này phản ứng vừa đủ với 150ml dung dịch NaOH nồng độ 0,2M tạo ra 2,62 gam muối Q. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH thì phải dùn g hết ít nhất 300 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M mới tạo được kết tủa tối đa. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với Ba(OH)2 thì phải dùng hết v ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 1,5M mới tạo ra được lượng kết tủa tối đa là 44,75 gam. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tìm a, b, c, v. HẾT 2