Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Yên Mỹ năm học 2018 – 2019 môn thi Hóa học – lớp 9

docx 2 trang mainguyen 4780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Yên Mỹ năm học 2018 – 2019 môn thi Hóa học – lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_yen_my_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Yên Mỹ năm học 2018 – 2019 môn thi Hóa học – lớp 9

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN YÊN MỸ Năm học: 2018 – 2019 MÔN THI: HÓA HỌC – LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 25/01/2019 (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề) Câu I: 1. Mô tả, giải thích hiện tượng khi cho từ từ đến dư dung dịch natri hiđroxit vào dung dịch nhôm nitrat. Sau đó cho từ từ đến dư dung dịch axit clohiđric vào dung dịch thu được. 2. Cho các chất: CuO, Al2O3, Fe3O4, Cu, NaOH, Cu(OH)2, KCl, Fe. Chất nào phản ứng với dung dịch natri hiđrosunfat? Viết phương trình hóa học của phản ứng. 3. Một cửa hàng phân bón nhập các loại phân bón: đạm 2 lá, đạm 1 lá, kali clorua, kali sunfat về bán. Do lỗi in ấn, các nhãn của các loại phân bón này bị mờ. Trong điều kiện ở nông thôn em hãy giúp cửa hàng nhận biết các loại phân bón này. Câu II: 1. Hỗn hợp X gồm bari cacbonat, đồng, sắt từ oxit. Nung nóng X một thời gian trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được chất rắn B, khí C. Cho khí C tác dụng với dung dịch natri hiđroxit được dung dịch D. Dung dịch D phản ứng được với dung dịch bari clorua và dung dịch kali hiđroxit. Cho B vào nước dư được dung dịch E, chất rắn F. Cho F tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư được dung dịch G, chất rắn H. Nếu cho F tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc nóng, dư thì được khí I và dung dịch K. Xác định các chất trong B, C, D, E, F, G, H, I, K. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Trong phóng thí nghiệm có cốc được muối ăn lẫn tạp chất là natri sunfat và đồng (II) sunfat. Trình bày phương pháp hóa học để thu được natri clorua tinh khiết. Câu III: 1. Dung dịch A là dung dịch axit sunfuric, dung dịch B là dung dịch natri hiđroxit. Thí nghiệm I: Trộn 0,2 lít A với 0,3 lít B được 0,5 lít C. Cho quỳ tím vào dung dịch C thấy quỳ tím hóa xanh. Thêm từ từ dung dịch axit clohiđric 2M đến khi cho quỳ tím vào dung dịch thấy quỳ tím không đổi màu thì cần dùng vừa hết 250 ml.
  2. Thí nghiệm II: Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít D. Cho quỳ tím vào dung dịch D thấy quỳ tím hóa đỏ. Thêm từ từ dung dịch kali hiđroxit 1,25M đến khi cho quỳ tím vào dung dịch thấy quỳ tím không đổi màu thì cần dùng vừa hết 160 ml. Xác định nồng độ mol của dung dịch A và dung dịch B. 2. Cho m gam sắt và sắt (III) oxit vào 400 ml dung dịch axit clohiđric 2M thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc) và 2,8 gam chất rắn không tan. Tính m. Câu IV: 1. Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam kim loại R trong không khí. Sau phản ứng cần dung vừa đủ 400 ml dung dịch axit clohiđric 1,5M để hòa tan hết oxit. Tìm R. 2. Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm magie và R vào 400 ml dung dịch bạc nitrat 1,25M. Sau phản ứng được chất rắn Y và dung dịch X. Cho dung dịch natri hiđroxit dư vào dung dịch X, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn. a, Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b, Tính khối lượng chất rắn Y. Cho: H=1; O=16; Mg=24; Fe=56; Cu=64; Ag=108. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Họ tên cán bộ coi thi thứ nhất: