Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi: Sử 8

docx 5 trang hoaithuong97 5730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi: Sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_thi_su_8.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi: Sử 8

  1. PHÒNG GD&ĐT SA PA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn thi: Lịch sử 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang, 06 câu) A. Lịch sử Việt Nam ( 13 điểm) Câu 1 (7 điểm) Bằng những kiến thức lịch sử đã học trong bài “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII”, hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn? Câu 2 (4 điểm) “Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời” (SGK Lịch sử 8 – Trang 136). Em hãy trình bày: - Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách. - Những nội dung cơ bản và hạn chế của các đề nghị cải cách đó. Câu 3 (2 điểm): Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), các giai cấp địa chủ và nông dân có những thay đổi như thế nào? B. Lịch sử thế giới ( 7 điểm) Câu 4 ( 2 điểm): Bằng kiến thức đã học trong chương trình lịch sử lớp 8. Em hãy giải thích ngắn gọn thế nào là: Cách mạng tư sản; Cách mạng vô sản? Câu 5 (3 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? Câu 6 (2 điểm): Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á cuối thế kỉ XIX- đầu TKXX, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc? Hết Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
  2. PHÒNG GD&ĐT SA PA HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Lịch sử 8 Năm học: 2012 - 2013 ( Đáp án gồn có 02 trang) (Đáp án gồm 04 trang Câu 1 Nội dung Điểm (7 điểm) Ý 1: Sơ lược nguyên nhân dẫn đến phong trào Tây Sơn: 0.5 + Chế độ phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài đều khủng hoảng sâu sắc + Các phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra khắp nơi: Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Hoàng Công Chất Ý 2: Giới thiệu vài nét về phong trào Tây Sơn: 0.5 + Thời gian: 1771 + Địa bàn: Ấp Tây Sơn – Bình Định + Người lãnh đạo: 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ Ý 3: Công lao của phong trào Tây Sơn: - Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước: (1.0) *Từ 1776-1783: Phong trào Tây Sơn 5 lần tấn công vào Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong =>Chính quyền họ Nguyễn sụp đổ *Từ 1786-1788: Phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, phá bỏ giới tuyến sông Gianh =>Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước - Kháng chiến bảo vệ Tổ quốc: *Đập tan 5 vạn quân Xiêm năm 1785 (2.0) + Lý do quân Xiêm xâm lược nước ta + Sơ lược trận Rạch Gầm - Xoài Mút .Chọn địa hình: Khúc sông hiểm yếu, địa hình thuận lợi .Cách bố trí lực lượng: Bộ binh, thuỷ binh, pháo binh .Cách đánh: Áp dụng cách đánh của cha ông, nhử địch vào trận địa mai phục, đánh nhanh, thắng nhanh + Kết quả, ý nghĩa: (Đập tan 5 vạn quân Xiêm, buộc chúng từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta, làm chủ hoàn toàn Đàng Trong, nhân dân ngày càng tin tưởng vào tính chính nghĩa của phong trào Tây Sơn) *Đánh bại 29 vạn quân Thanh năm 1789 + Lý do quân Thanh vào xâm lược (2.0) + Những việc làm chuẩn bị cho việc đánh quân Thanh .Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) .Tuyển thêm quân tại Nghệ An, Thanh Hoá .Viết bài “Hiểu dụ” để khẳng định quyết tâm đánh giặc bảo vệ độc lập, dân tộc + Sơ lược diễn biến Ngọc Hồi – Đống Đa (Vị trí đồn Ngọc Hồi, cách đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ của vua Quang Trung, sự hoảng loạn tuyệt vọng của quân Thanh và cái chết của tướng giặc Sầm Nghi Đống )
  3. + Kết quả, ý nghĩa: (Đập tan 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long, thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa đi vào lịch sử dân tộc như một chiến công hiển hách vào bậc nhất của dân tộc ta.) - Xây dựng vương triều mới với những chính sách tiến bộ (1.0) *Kinh tế *Văn hoá, giáo dục *Quân đội *Ngoại giao Câu 2 (4 điểm) * Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách: - Đất nước lâm vào tình trạng ngày một nguy khốn (0,25) - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân (0,25) - Muốn cho nước nhà giàu mạnh (0,25) - Có thể đương đầu với cuộc tấn công dồn dập của kẻ thù. (0,25 * Những nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách: - Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ (0,25) - Phát triển buôn bán thông thương với nước ngoài (0,25) - Phát triển công thương nghiệp và tài chính (0,25) - Cải tổ giáo dục, khai thông dân trí (0,25) - Chấn chỉnh bộ máy quan lại, chỉnh đốn võ bị (0,25) - Chấn chỉnh quốc phòng, bảo vệ đất nước (0,25 * Hạn chế: - Các đề nghị cải cách vẫn còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa (0,5) toàn diện. - Nội dung còn dập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài. Chưa xuất (1,0) phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam (Giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến). Câu 3 (2 điểm) * Giai cấp địa chủ phong kiến: - Đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đ 0,25 ông. - Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy 0,25 nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước. * Giai cấp nông dân: - Cuộc sống của người dân cơ cực trăm bề. Họ bị tước đoạt ruộng đất, 0,75 phải gánh chịu nhiều thứ thuế, vô số các khoản phụ thu của chức dịch trong làng. Nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền cho địa chủ, một số bỏ đi làm phu đồn điền, hoặc làm kéo xe, bồi bếp,
  4. con sen, , một số nhỏ làm công ở các nhà máy, hầm mỏ của tư bản Pháp và Việt Nam. 0,75 - Ở lại nông thôn hay ra thành thị, họ đều lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát. Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng tham gia các cuộc đấu tranh do bất kì cá nhân hay tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề xướng để có thể giúp họ giành lại được tự do và ấm no. Câu 4 (2 điểm) - Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm 1,0 đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản. - Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, 1,0 nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản lập nên chế độ XHCN. Câu 5 (3 điểm) Sự phát - Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. 1,0 triển của + Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%. kinh tế + Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm 48% sản Mĩ lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm 60% trữ lượng vàng thế giới. - Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. * Nguyên nhân của sự phát triển: Khách - Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú. 1,0 quan - Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất: Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí, trở thành chủ nợ. - Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không bị chiến tranh tàn phá. - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là điều kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu. Chủ quan - Quan tâm việc phát triển khoa học, kĩ thuật. 1,0 - Chú trọng đào tạo lao động có trình độ văn hoá, kĩ thuật cao. - Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất trong sản xuất. - Sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột nhân công và bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan. Câu 6 (2 điểm) *Hoàn cảnh lịch sử của châu Á cuối TK XIX- đầu TK XX: + Chế độ phong kiến đang trên đà suy yếu, chủ nghĩa tư bản phương 0,25 Tây nhòm ngó, xâm lược. + Nhật Bản cũng như các nước khác ở châu Á, bị bọn đế quốc nhòm 0,25 ngó, xâm lược. *Lý do khiến Nhật thoát khỏi số phận nước thuộc địa: 0,25
  5. - Mầm mống kinh tế TBCN phát triển nhanh, giai cấp tư sản công nghiệp hình thành, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh. 0,25 - Tháng 1-1868 Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cuộc cải cách (Duy tân Minh Trị). 0,5 - Nội dung: + Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, tăng cường kinh tế TBCN + Chính trị- xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa tư sản và đại tư sản lên nắm chính quyền + Giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh đi du học ở phương Tây. + Quân sự: Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng công nghiệp quân sự. 0,25 - Sau cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. 0,25 => Cải cách Minh Trị thực chất là cuộc cách mạng tư sản đã bảo vệ được độc lập và đưa nước Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á .