Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi: Lịch sử 8

doc 4 trang hoaithuong97 4740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi: Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_thi_lich_su_8.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi: Lịch sử 8

  1. PHÒNG GD&ĐT SA PA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn thi: Lịch sử 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang, 05 câu) A. Lịch sử Việt Nam ( 12 điểm) Câu 1 ( 3.0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884) đã nhiều lần quân triều đình bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch. Em hãy phân tích tình hình quân Pháp trên triến trường Gia Định năm 1859-1862 và tình hình chiến trường sau trận Cầu Giấy năm 1873 để thấy được điều đó. Câu 2 ( 3,5 điểm): Em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi và bình luận ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược thế kỉ XIII? Câu 3 ( 5,5 điểm): Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về các mặt: chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, ảnh hưởng, kết quả, hạn chế và tác dụng? Tại sao các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại ? B. Lịch sử thế giới ( 8 điểm) Câu 4 (4 điểm): Nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Giôn Rít – nhà văn Mĩ, đã viết tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới”. Theo em, tại sao cuốn sách lại có tên như vậy? Câu 5 (4 điểm): Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á phát triển mạnh mẽ? Hết Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
  2. PHÒNG GD&ĐT SA PA HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Lịch sử 8 Năm học: 2012 - 2013 ( Đáp án gồn có 02 trang) (Đáp án gồm 03 trang) Câu 1 Nội dung Điểm (3 điểm) * Chiến sự ở Gia Định: - Ngày 17-2-1859 Pháp kéo quân vào Gia Định, quân triều đình chống 0,25 cự yếu ớt rồi tan rã. - Pháp gặp khó khăn tại chiến trường Trung Quốc nên phải rút quân 0,25 chỉ để lại ở Gia Định 1000 quân ->Lực lượng Pháp mỏng - Triều đình Huế không tổ chức huy động đánh đuổi quân Pháp ra 0,25 khỏi nước ta mà chỉ lo phòng thủ - Sau khi ổn định chiến trường TQ, Pháp kéo quân vào Gia Định. 0,5 Ngày 24-2-1861 Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa, thừa thắng chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì - Triều Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận sự cai quản 0,25 của Pháp ở 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì -> Triều Huế đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta 0,25 tại chiến trường Gia Định * Tình hình sau trận Cầu Giấy: - Sau trận Cầu Giấy, TD Pháp hoang mang dao động có ý định rút 0,25 quân khỏi Bắc Kì - ND phấn khởi sẵn sàng đứng lên đánh Pháp 0,25 - Triều Huế mu muội, lo sợ ảnh hưởng đến thương lượng nên đã kí 0,5 hiệp ước Giáp Tuất. Hiệp ước thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, mất một phần chủ quyền dân tộc -> Việc làm của triều Huế đã tạo điều kiện cho Pháp xâm lược nước ta. 0,25 Câu 2 (3,5 điểm) * Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên thế kỷ XIII. - Tinh thần anh dũng quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của 0.25 nhân dân ta. - Sự chuẩn bị chu đáo của vua tôi nhà Trần 0.25 - Sự đoàn kết của toàn dân, trên dưới một lòng quyết tâm chống giặc 0.25 ngoại xâm. - Nội bộ triều đình giải quyết những mối bất hòa 0.25 - Sự mưu trí sáng tạo trong cách đánh giặc của vua tôi nhà Trần; thể 0.5 hiện tài thao lược của vua trần Nhân Tông; Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn * Bình luận ý nghĩa lịch sử Yêu cầu học sinh bình luận các ý cơ bản sau: - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên thế kỉ XIII 0.5 là chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta trong lịch sử chống xâm lược. - Nhân dân ta đã lần lược đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông- 0.5 Nguyên một kẻ hùng mạnh, tàn bạo đã từng xâm lược được nhiều nước trên thế giới. Đè bẹp ý đồ xâm lược của quân Mông nguyên đối
  3. với nước ta. 0.5 - Với thắng lợi này nhân dân ta đã giữ vững nền độc lập dân tộc; là sự tiếp nối và phát huy truyền thống chống xâm lược của nhân dân ta. 0.5 - Đã góp phần làm suy yếu thế lực của Mông- Nguyên, phá tan hoạch xâm lược của quân Nguyên đối với nước Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt. Câu 3 (5,5 điểm) Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Đánh Pháp, giành độc lập dân - Chủ trương ôn hoà và tộc, xây dựng xã hội tiến bộ về công khai. 1,0 kinh tế, chính trị, xã hội, văn - Mở cuộc vận động cải Chủ trương hóa.Chủ trương bạo động, dựa cách trong nước để chống vào Nhật (xin vũ khí, tiền bạc) lại Pháp, khai trí , mở để đánh lại Pháp. ngành công thương nghiệp tự cường. 0.75 Lập hội Duy Tân (1904) đưa Cải cách để cứu nước với học sinh Việt Nam sang Nhật để những hình thức đấu tranh Biện pháp du học sau này về cứu nước. phong phú như: mở trường học, diễn thuyết, đả kích quan lại xấu , cổ vũ cho việc mở mang công thương nghiệp. 0.5 Phù hợp với nguyện vọng của Không thể thực hiện được nhân dân nhưng chủ trương cầu vì trái với đường lối của Khả năng viện Nhật Bản là khó có khả Pháp. thực hiện năng thực hiện được. Ảnh hưởng Phong trào được nhiều người Ảnh hưởng của phong trào 0.5 hưởng ứng. rất mạnh dẫn đến phong trào trốn đi phu, chống sưu thế diễn ra rầm rộ ở Trung Kì năm 1908. 0.5 Pháp – Nhật cấu kết với nhau, Pháp thẳng tay đàn áp, bắt phá hoại. Phong trào Đông Du bớ tù đày những người yêu Kết quả tan rã vào năm 1909. nước. Phan Châu Trinh bị giặc Pháp đày ra Côn Đảo (1908) 0.5 Chưa có đường lối cách mạng Chưa có đường lối cách đúng đắn, chưa nhận rõ kẻ thù mạng đúng đắn, chống Pháp Hạn chế nên chủ trương đưa Nhật để bằng cách hô hào Duy Tân 0.75 chống Pháp là sai lầm, nguy cải cách, xu hướng bắt tay hiểm. với Pháp. Tác dụng Khuấy động lòng yêu nước, - Cổ vũ tinh thần học tập tự cổ vũ tinh thần dân tộc. cường. 0,5
  4. - Giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến, bỏ cũ theo mới. 0,5 * Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại là do: - Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX lần lượt bị thất bại trước sự đàn áp đẫm máu của đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. - Nguyên nhân thất bại chính là thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng. Giai cấp công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập nên chưa thể đảm nhận vai trò lãnh đạo. Câu 4 (4,0 điểm) * Ý nghĩa trong nước: Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và 2.0 số phận hàng triệu con người ở Nga - Trước CM: Nước nga trải qua một thời kì chưa từng có – những ngày đẫm máu : dưới ngọn cờ của Nga hoàng, hàng triệu công nhân phải chiến đấu ngoài mặt trận vì bọn tư bản, hàng triệu người khác đang rên xiết dưới gánh nặng của nạn đắt đỏ và toàn bộ tình trạng kinh tế bị tàn phá. Các tổ chức công nhân bị phá vỡ, tiếng nói của công nhân bị bóp nghẹt. Tâm hồn và thể xác người công nhân bị cưỡng chế. Tàn tích mạnh nhất để lại dấu ấn trên toàn bộ nền kinh tế Nga là chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ - CM tháng Mười thành công, nó đã giải phóng người lao động khỏi chế độ xã hội cũ, giải phóng thân phận người lao động, họ trở thành những người chủ của đất nước, nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng * Ý nghĩa quốc tế: 2.0 - Làm thay đổi thế giới – một chế độ mới, nhà nước mới ra đời trên 1/6 diện tích toàn cầu, làm các nước đế quốc hoảng sợ - Dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quí báu, đảm bảo cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người Câu 5 (4,0 điểm) - Các nước châu Á bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh đế quốc đã để lại 1 những hậu quả vô cùng nặng nề về mọi mặt . - Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp bùng nổ mạnh mẽ đã dẫn đến 1 sự bùng nổ của phong trào độc lập dân tộc - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng thế giới, mở ra một khuynh hướng đấu 1 tranh mới cho các dân tộc thuộc địa - Năm 1919, Quốc tế cộng sản thành lập đã trở thành trung tâm lãnh đạo, đoàn kết phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc. Bằng những hoạt động cụ thể, Quốc tế cộng sản đã tích cực thúc 1 đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa.