Đề ôn tập cuối năm môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2

doc 16 trang dichphong 11054
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cuối năm môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_cuoi_nam_mon_toan_tieng_viet_lop_2.doc

Nội dung text: Đề ôn tập cuối năm môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2

  1. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI NĂM LỚP 2 HỌ VÀ TÊN: .LỚP: 2A ĐỀ 1 Câu 1: Kết quả của phép tính: 245 – 59 = ? (M1 - 0.5) a. 304 b. 186 c. 168 d. 286 Câu 2: 1 m 4cm = cm? Số thích hợp cần điền vào chỗ trống là: (M2 - 0.5) a. 140 cm b. 104 cm c. 1004 cm d. 14 cm Câu 3: Tích của các số có 1 chữ số là: a. 0 b. 1 c. 9 d. 10 Câu 4: (0,5đ) Độ dài đường gấp khúc sau là: (M1 - 0.5) B D 5cm 3cm 8cm A C a. 16 cm b. 20 cm c. 15 cm d. 12 cm Câu 5: 30 + 50 20 + 60. Dấu cần điền vào ô trống là: (M1 - 0.5) a. c. = d. không có dấu nào Câu 6: Chu vi hình tứ giác có các cạnh AB = BC = AD = 14cm, CD = 2dm là: a. 16cm b. 20cm c. 42cm d. 62cm Câu 7: Đặt tính rồi tính (M2- 1) a) 465 + 213 b) 57 – 29 c) 46 + 48 d) 234 + 296. Câu 8: Tính ( M1- 0.5) 5 x 0 = 32 : 4 = 21 : 3 = 45 : 5= 5 x 8 = 4 x 6 = Câu 9: Tính (M2- 1) a)10 kg + 36 kg – 21 kg = b) 18 cm : 2 cm + 45 cm= = = Câu 10: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp ( M3 - 1) Lớp 2A có 21 học sinh nữ. Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 6 em. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh nam? Trả lời: Lớp 2A có số học sinh nam là: Câu 11: Hình bên có hình tứ giác (M1 - 0.5) Hình bên có hình tam giác 1
  2. Câu 12: Bài toán: (M3 - 2) Một bác thợ may dùng 16 m vải để may 4 bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may một bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải? Bài giải Câu 13: Tìm hiệu của số tròn chục lớn nhất với số chẵn lớn nhất có một chữ số . Đề 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN 1/ Bài văn tả cái gì? (M1 - 0.5) Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng: a. Tuổi thơ của tác giả b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. c. Tả cây đa. 2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1 - 0.5) Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng: a. Lúa vàng gợn sóng. b. Đàn trâu ra về. c. Cả hai ý trên. 3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1 - 0.5) Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng: 2
  3. a. Lững thững - nặng nề b. Yên lặng - ồn ào c. Cổ kính - chót vót 4/ Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? (M2 - 0.5) 5/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M2 - 0.5) Ngọn chót vót giữa trời xanh. 6/ Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì? (M2 - 0.5) 7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (M3 - 1) Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □ 8/ Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (M4 – 1) 9/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. - Từ ngữ đó là: - Đặt câu: B. Kiểm tra viết (10 điểm) ( HS làm vào vở Tập làm văn) 1/ Chính tả nghe - viết (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết. Bài: Sông Hương. 2/ Tập làm văn (6 điểm) (25 phút) Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì, ) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau: Câu hỏi gợi ý: a) Bố (mẹ, chú, dì ) của em tên là gì? Làm nghề gì? b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì ) làm những việc gì? c) Những việc ấy có ích như thế nào? d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì ) như thế nào? ĐỀ 3 Đọc thầm: MÓN QUÀ QUÝ Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng. Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị một món quà tặng mẹ. Món quà là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa sắc màu lộng lẫy. Góc chiếc khăn là dòng chữ Kính chúc mẹ vui, khỏe được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng. Tết đến, Thỏ Mẹ cảm động nhận món quà của đàn con hiếu thảo. Nó rất hạnh phúc, cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết. Theo CHUYỆN CỦA MÙA HẠ Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 3
  4. 1/ Câu văn nào dưới đây tả sự vất vả của Thỏ Mẹ? a. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. b. Thỏ Mẹ cảm thấy mọi mệt nhọc tiêu tan hết. c. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. 2/ Để tỏ lòng thương yêu và biết ơn mẹ, bầy thỏ con đã làm gi? a. Hái tặng mẹ những bông hoa lộng lẫy. b. Làm tặng mẹ một chiếc khăn trải bàn. c. Làm tặng mẹ một chiếc khăn quàng. 3/ Món quà được tặng mẹ vào dịp nào? a. Vào dip Tết. b. Vào ngày sinh nhật mẹ. c. Vào ngày hội đón xuân. 4/ Vì sao nhận món quà, Thỏ Mẹ cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết? a. Vì Thỏ Mẹ vui mừng thấy các con chăm chỉ. b. Vì Thỏ Mẹ hạnh phúc biết các con hiếu thảo. c. Vì chiếc khăn trải bàn là món quà Thỏ Mẹ ao ước. 5/ Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ hoạt động của người và vật? a. Bàn nhau, tặng b. khăn trải bàn, bông hoa c. hiếu thảo, trắng tinh 6/ Câu “Bầy thỏ con tặng mẹ một chiếc khăn trải bàn” được cấu tạo theo mẫu nào trong 3 mẫu dưới đây? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? 7/ Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu phẩy vào thích hợp: - Sông hồ rất cần cho con người Em có biết nếu không có sông hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không Em nhanh nhảu trả lời: - Em biết rồi. Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị 8/ Sừa lại những chữ viết hoa không đúng chính tả (được in nghiêng) trong câu thơ sau: Chiếu nga sơn, gạch bát tràng Vải tơ nam định, lụa hàng hà đông. 9/ khoanh tròn vào chữ cái trước lời nói bất lịch sự Khi mẹ mua cho em một đôi giày mới rất đẹp: a. Mẹ mua giày à? Được đấy! b. Đôi giày đẹp quá! Con cảm ơn mẹ! c. Mẹ mua đúng đôi giày con thích. Cảm ơn mẹ! 10/ Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng sắp xếp đúng tên 6 bạn học sinh theo thứ tự trong bảng chữ cái: a. Dũng, Bích, Nam, Mai, Thanh, Long. b. Bích, Dũng, Long, Mai, Nam, Thanh. c. Bích, Dũng, Nam, Mai, Long, Thanh. 4
  5. Đề 4 Bài 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.(M1 - 1đ) a) Kết quả của phép tính: 245 – 59 = ? A. 186 B. 168 C. 268 D. 286 b) Số lớn nhất trong dãy số sau: 120, 201, 210, 102 A. 120 B. 210 C. 102 D. 201 Bài 2. Đánh dấu x vào ô trống có đáp án đúng.(M1 - 0,5đ) 100 x 0 = ? Kết quả của phép tính là: 100 1000 10 0 Bài 3. Hình bên có bao nhiêu hình tứ giác và hình tam giác ( M1- 0.5) Trả lời: Bài 4. Tổ Một xếp được 321 chiếc thuyền giấy, Tổ Hai xếp được ít hơn Tổ Một 21 chiếc thuyền giấy. Hỏi Tổ Hai xếp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy? (M2 -1đ) A. 341 cây B. 340 cây C. 302 cây D. 300 cây Bài 5: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó: (M2 – 1đ) 45kg + 15kg 45cm – 17cm 67cm + 33cm 54kg – 29kg 28 cm 60kg 25kg 100 cm Câu 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S: (M2 - 1đ) Kết quả của phép tính 25 x 4 + 20 = ? 120 202 Câu 7. Đặt tính rồi tính: (M2 – 1đ) 5
  6. a) 406 – 203 b) 961 – 650 c) 273 + 124 d) 503 + 456 Câu 8: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: (M3 – 1,5đ) Một hình tứ giác có độ dài các cạnh là 1dm2cm, 13cm, 14cm, 15 cm. Tính Chu vi hình tứ giác. Trả lời: Chu vi hình tứ giác là: cm Bài 9: Hộp màu xanh có 345 viên kẹo sôcôla. Cô giáo đã lấy ra 123 viên kẹo để phát cho các bạn nam, rồi cô giáo lại lấy thêm 111 viên kẹo để phát cho các bạn nữ. Hỏi trong hộp còn lại bao nhiêu viên kẹo? (M3 – 1,5đ) Bài giải Bài 10: Nam có 20 viên kẹo Nam đem chia đều cho mọi người trong nhà. Nhà Nam gồm có bố, mẹ, chị, Nam và em của Nam. Vậy mỗi người được: . viên kẹo. ĐỀ 5 A. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) - Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo. Đề 1: Bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn – Đoạn 2 (TV 2-Tập 2, trang 31). Câu hỏi: Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn? Đề 2: Bài Ai ngoan sẽ được thưởng - đoạn 1 (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 34) Câu hỏi: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? Đề 3: Bài Quả tim khỉ - đoạn 1 (Tiếng Việt 2 Tập 2,trang 57) Câu hỏi: Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào? Đề 4: Bài Chiếc rễ đa tròn - đoạn 1 (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 107) Câu hỏi: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì? Đề 5: Bài Kho Báu - đoạn 2 (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 83) Câu hỏi: Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không? 6
  7. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm) Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ – M1) Bài văn tả cái gì ? A. Tuổi thơ của tác giả. B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. C. Tả cây đa. D. Tả quê hương của tác giả. Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (0,5 đ - M1) Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa? Lững thững - nặng nề Yên lặng - ồn ào Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5đ– M1) Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về Đàn bò vàng đang gặm cỏ Bầu trời xanh biếc Muôn hoa đang đua nở Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0, 5 đ–M2) Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào ? A. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình. 7
  8. D. Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. Câu 5. Nối câu với đáp án đúng (0,5đ – M2) Hãy tìm câu hỏi cho những từ gạch chân trong a) Rễ cây như những con rắn hổ mang giận dữ Ai làm gì? b) Gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì Như thế nào? Câu 6: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5 đ – M2) Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa? A. Cành cây lớn hơn cột đình. B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. D. Đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Câu 7. " Ngọn chót vót giữa trời xanh " thuộc kiểu câu nào? ( 0,5 đ– M2) Câu 8. Em thích câu văn nào nhất trong bài đọc trên? Vì sao? (1 đ -M 3) Câu 9. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trồng (0,5 đ -M 3) Một hôm Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ Câu 10. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương (1 đ -M 4) . 2/ Tập làm văn ( 6 điểm ) ( 25 phút ) Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một con vật mà em biết. Đề 5 1. Tính: a) 5 x 4 = b) 3 x 7 = c) 36 : 4 = d) 45 : 5 = 2. Điền vào chỗ chấm: a. Thứ hai tuần này là ngày mùng 2 thì thứ tư tuần sau là ngày b. Ba năm trước Tân lên 6 tuổi. Hỏi sau 5 năm nữa Tân bao nhiêu tuổi. 8
  9. Trả lời: c. Vẽ hình minh hoạ: Có 6 cây trồng thành: 3 hàng, mỗi hàng 3 cây và 3 hàng mỗi hàng 2 cây 3. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: Chu vi hình tứ giác sau là: 3cm A. 10 cm B. 19 cm 2cm 4cm C. 14cm D. 19 dm D 1 dm 4. Đặt tính rồi tính: C a) 45 + 38 b) 51 – 37 c) 235 + 43 d) 897 - 462 5. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: a) Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm để 1m = cm là: A. 10 B. 100 C. 100mm D. 1dm b) Số 456 được viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị là: A. 400 + 50 B. 400 + 50 + 6 C. 400 + 5 + 6 D. 400 + 56 6. Có 35 quyển vở, chia đều cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy quyển vở? A. 5 quyển B. 40 quyển C. 30 quyển D. 7 quyển 7. Viết các số 501; 674; 764; 510 theo thứ tự từ bé đến lớn là: 8. Thùng bé đựng 125l dầu, thùng to đựng nhiều hơn thùng bé 32l dầu. Hỏi thùng to đựng bao nhiêu lít dầu? Bài giải 9
  10. 9. Hình bên có hình tứ giác Hình bên có hình tam giác 10. Tìm x a) 325 – 105 + x = 574 b) x – 15 = 18 : 3 11. Tính nhanh a) 10 - 9 + 8 - 7 + 6 - 5 + 4 -3 + 2 - 1 b) 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 10 + 8 + 6 + 4 + 2 + 0 Đề 6 I. Đọc thầm và làm bài tập. (4 điểm) Chim rừng Tây Nguyên Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ Y-rơ-pao rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thắm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội. Những con chim kơ púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn vang cả mặt nước. Theo THIÊN LƯƠNG Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho câu hỏi 1, 2, 4 và trả lời câu hỏi câu hỏi 3, 5 dưới đây: 1. Quanh hồ Y-rơ-pao có những loài chim gì? a/ chim én, chim sơn ca, chim sâu. b/ chim sẻ, chim thiên nga, chim én. c/ chim đại bàng, chim kơ púc, chim thiên nga. 2. Chim nào có hình dáng nhỏ như quả ớt và mình đỏ chót? a/ chim đại bàng. b/ chim kơ púc. c/ chim thiên nga. 10
  11. 3. Xếp các từ cho dưới đây thành cặp từ trái nghĩa: nhẹ, rộng, sâu, nặng, hẹp, nông. / / / 4. Bộ phận in đậm trong câu "Những con chim kơ púc cố rướn cặp mỏ để hót lên lanh lảnh." trả lời cho câu hỏi nào? a) Vì sao? b) Để làm gì? c) Khi nào? 5. Hãy thay cụm từ "khi nào" trong câu sau bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, mấy giờ): Khi nào học sinh được nghỉ hè? 6. Tìm 2 từ nói về tình cảm của bạn bè với nhau và đặt câu với mỗi từ đó. a b. 2. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nói về người thân của em (bố, mẹ, ông, bà, cô, chú, dì ) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau: a) Người thân của em (bố, mẹ, cậu, dì ) tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? b) Kể về những công việc hàng ngày mà người thân em thường làm. c) Ích lợi của những công việc đó. d) Tình cảm của em đối với người thân (bố, mẹ, cậu, dì ) như thế nào? Đề 7 I. Phần trắc nghiệm Câu 1: a. Trong phép tính 3 x 6 = 18 có: A. 3 là thừa số, 6 là thừa số, 18 là tích. B. 3 là thừa số, 18 là thừa số, 6 là tích. C. 3 là số hạng, 6 là số hạng, 18 là tổng. b Tích của 5 và 4 là: A. 9. B. 20 C. 29. D. 50 c. Số bị chia là 12; Số chia là 3. Lúc đó thương là: A. 15 B. 4 C. 9 D. 5 d. Điền tiếp vào dãy số còn thiếu cho phù hợp: 18, 21, 24, ., A. 25, 26 B. 27,28 C. 27, 30 D. 28, 33 Câu 2: 1 11 5
  12. a. Hình nào có số ô được tô màu. A B C D b. Có 15 cái kẹo xếp đều vào 3 cái dĩa. Hỏi mỗi cái dĩa có bao nhiêu cái kẹo ? A. 6 cái kẹo B. 5 cái kẹo C. 4 cái kẹo D. 8 cái kẹo Câu 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ? a. 3 giờ 30 phút b. 6 giờ 15 phút c. 3 giờ 15 phút II. Phần tự luận Bài 1 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 3 x 6 = 24 : 4 = 5 x 7 = 35 : 5 = 4 x 9 = 18 : 3 = 2 x 5 = 12 : 4 = Bài 2 : Tính : 4 x 8 - 7 = 36 : 4 + 19 = = = Bài 3 : Tìm X , biết A. 3 x X = 14 + 16 B. X : 6 = 4 Bài 5 Mỗi học sinh được mượn 3 quyển truyện. Hỏi 8 học sinh mượn bao nhiêu quyển truyện? 12
  13. Câu 6. Quan sát hình và điền vào chỗ chấm: D G Đường gấp khúc trên có tên là: 2cm Đường gấp khúc trên có độ dài là: C 4 cm 3cm E Đề 8 *Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của câu 1, 2, 3: Câu 1: (1điểm - M1): a) Số liền sau của 999 là: A. 900 B. 990 C. 1000 D. 998 b) Số lớn nhất có ba chữ số là: A. 900 B. 990 C. 1000 D. 999 Câu 2: (1điểm – M2):A Hình được tô màu 1 số ô vuông là: 3 A B C D Câu 3:(1 điểm – M1): Cho hình tam giác có độ dài ba cạnh như hình dưới: Chu vi của hình tam giác ABC là: A. 7 cm B. 12 cm C. 9 cm D. 24 cm Câu 4: Cho tam giác ABC có độ dài cạnh AB bằng nửa cạnh BC và bằng 5cm, độ dài cạnh AB = AC . Chu vi tam giác ABC là: Câu 5:(1điểm – M2) Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 1m = cm 3m = dm 1km = .m 1000mm = m 13
  14. 5m5cm= cm 5m 6 dm= cm Câu 6: (1 điểm – M2) Đặt tính rồi tính: 39 + 14 532 + 261 72 - 34 718 – 205 Câu 7: (1 điểm – M2) Tính: a) 28 + 56 – 47 b) 3 x 6 : 2 Câu 8: (1 điểm – M1) Tìm x: a) X x 5 = 4 x 5 b) X : 7 = 4 Câu 9: (1,5 điểm- M3): Một lớp học có 32 học sinh, xếp đều thành 4 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ? Bài giải: Câu10: (0,5 điểm): Có một số khi lấy số đó nhân với 8 thì bằng 40. Vậy số đó là: Câu 11: Viết tất cả các chữ số có hai chữ số mà tổng hai chữ số của số đó bằng số nhỏ nhất có hai chữ số. b) Tính tổng các số lập được ở trên Câu 12: Ngày thứ 2 đầu tiên của tháng 4 là ngày 6, vậy trong tháng 4 có: A) 3 ngày thứ 2 B) 4 ngày thứ 2 C) 5 ngày thứ 2 ĐÊ 8 A. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) - Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo. Đề 1: Bài Những quả đào đoạn “Sau một chuyến đi xa Ông hài long nhận xét” (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 18). 14
  15. Câu hỏi: Người ông đã chia những quả đào cho ai? Đề 2: Bài Ai ngoan sẽ được thưởng đoạn “Các em nhỏ đứng thành vòng rộng đến hết” (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 34) Câu hỏi: Vì sao Tộ không dám nhận kẹo Bác chia? Đề 3: Bài Chuyện quả bầu đoạn "Trước khi về rừng hai vợ chồng thoát nạn” (Tiếng Việt 2 Tập 2,trang 57) Câu hỏi: Hai vợ chồng làm gì để thoát nạn ? Đề 4: Bài Bóp nát quả cam đoạn “Vừa lúc ấy cho Quốc Toản một quả cam ” (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 70) Câu hỏi: Vì sao Vua tha tội và ban cho Quốc Toản quả cam? Đề 5: Bài Người làm đồ chơi đoạn “Dạo này hàng của bác cảm động ôm lấy tôi ” (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 81) Câu hỏi: Vì sao bác Nhân định chuyển về quê? 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: SÔNG HƯƠNG Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, mùa xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. Theo ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM Câu 1: Sông Hương có những màu gì? a. Xanh, đỏ, vàng b. Xanh, hồng đỏ c. Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non Câu 2: Những đêm trăng sáng dòng sông như thế nào? a. Có ánh trăng chiếu xuống. 15
  16. b. Như dải lụa đào ửng hồng. c. Là một đường trăng lung linh dát vàng. Câu 3: Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau? a. Đậm - nhạt. b. Xanh thẳm- xanh da trời. c. Đỏ rực - ửng hồng. Câu 4: "Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó" thuộc kiểu câu nào? a. Ai làm gì? b. Ai là gì? c. Ai thế nào? Câu 5: Bộ phận in nghiêng trong câu:" Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế" trả lời cho câu hỏi nào? a. Làm gì? b. Là gì? c. Như thế nào? Câu 6: Bộ phận in nghiêng trong câu:" Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ" trả lời cho câu hỏi nào? a. Như thế nào? b. Vì sao? c. Khi nào? Câu 7: Vào những đêm trăng sáng, Sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng. Do đâu mà có sự thay đổi ấy? Câu 8: Vì sao nói Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? Câu 9: Viết cảm nghĩ của em về Sông Hương? B. Kiểm tra viết (10 điểm): 1. Viết chính tả (Nghe- viết): 4 điểm Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả Bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo (Sách Tiếng Việt 2 - Tập 2 – Trang 140). 2. Tập làm văn: Viết một đoạn văn kể về một loài cây ăn quả mà em thích. 16