Đề kiểm tra môn Đời sống và Pháp luật (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Đời sống và Pháp luật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_doi_song_va_phap_luat_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Đời sống và Pháp luật (Có đáp án)
- {THÔNG TIN TRƯỜNG} ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT 96 CÂU {MÔN THI} Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề: 001. Câu 1. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật? A. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội. B. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân. C. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông. D. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật. Câu 2. Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định "Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình" là biểu tượng của mối quan hệ giữa pháp luật và A. Đạo đứcB. Văn hóaC. Truyền thốngD. Dân tộc Câu 3. Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân. C. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội. D. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân. Câu 4. Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ? A. Tính quy phạm phổ biến.B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 5. Uỷ ban nhân dân B đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc Công ty A phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. B. Phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình. C. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. D. Phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 6. Văn bản quy phạm pháp luật nào có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta ? A. Quyết địnhB. Nghị quyếtC. Pháp lệnh.D. Hiến pháp Câu 7. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và A. nghĩa vụ của mình.B. lợi ích hợp pháp của mình. C. lợi ích cơ bản của mình.D. nghĩa vụ cơ bản của mình. Câu 8. Pháp luật được hiểu là hệ thống các A. quy định riêngB. quy tắc sử dụng chung. C. quy tắc xử sự chung.D. quy tắc ứng xử riêng. Câu 9. Bên cạnh bản chất giai cấp, pháp luật còn mang ban chất A. Nhân loạiB. Dân tộcC. Thời đạiD. Xã hội. 1
- Câu 10. Bạn A thắc mắc, tại sao tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A? A. Tính bắt buộc chung.B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực.D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 11. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức. B. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức. C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức. D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Câu 12. Bộ luật dân sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào công bố ? A. Thủ tướng chính phủB. Quốc hội C. Chính phủD. Chủ tịch nước. Câu 13. Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào xây dựng , ban hành, sửa đổi? A. Chủ tịch nước.B. Chính phủ C. Quốc hộiD. Uỷ ban thường vụ Quốc hội Câu 14. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đó là đại diện thể hiện điều gì ? A. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.B. Tính bắt buộc chung của pháp luật. C. Bản chất giai cấp của pháp luậtD. Bản chất xã hội của pháp luật Câu 15. Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 16. Tòa án nhân dân tỉnh A mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn C 14 năm tù về các tội “ cướp tài sản” và “cố ý gây thương tích”. Trong trường hợp này , pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước. A. trừng phạt người phạm tộiB. Quản lí xã hội C. Quản lí công dânD. Thể hiện quyền lực. Câu 17. Bất kì ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến.B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực.D. Tính xác định chặt chẽ về nôi dung. Câu 18. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nội dung đó thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Kinh tế.B. Giai cấp.C. Chính trị.D. Xã hội. Câu 19. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào của nước ta công bố ? A. Chính phủB. Thủ tướng chính phủ C. Quốc hộiD. Chủ tịch nước. Câu 20. Công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện của mình là biểu hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây? A. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình. B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. D. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình. HẾT 2