Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ

doc 6 trang mainguyen 5630
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_8_truong_thcs_nguyen_c.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HK II NĂM HỌC 2017-2018 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHUYÊN MỸ MÔN :LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài 45phút I: MA TRẬN ĐỀ Mức Nhận Biết Thông hiểu Vận dụng Cộng độ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Thấp Cao Chủ - Biết - Hiểu đề 1: nguyên nhân các cuộc Pháp xâm phong kháng lược VN trào chiến khách từ chiến 1858- chống 1873 pháp của nhân dân Số câu Số câu 2 Số câu: 9 Số Số điểm 0,5 Số điểm: điểm Tỉ lệ % 5 2,25 Tỉ lệ % Tỉ lệ % 22,5 Chủ - Hiểu - thấy đề 2: được được ý Kháng thái độ chí chiến của triều chống lan đình ngoại rộng trong xâm của ra cuộc dân tộc toàn kháng quốc chiến 1873- chống 1884 pháp Số câu Số câu 10 Số câu 2 Số Số điểm Số điểm điểm 2,5 0,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ % 25 Tỉ lệ % 5 Chủ - Biết được đề 3: lãnh đạo của khởi cuộc khởi ngĩa nghĩa Yên Thế Số câu Số câu 2 Số Số điểm 0,5
  2. điểm Tỉ lệ % 5 Tỉ lệ % Chủ - Hs biết đề 4: được những Trào nhà cải cách, lưu nguyên nhân cải các cải cách cách thất bại duy tân Số câu Số câu 3 Số Số điểm 0,75 điểm Tỉ lệ % 7,5 Tỉ lệ % Chủ - hiểu - Biết đề 5: được được sự phong hoạt khác trào động biệt yêu của trong nước NAQ từ đường chống 1911- lối cứu pháp 1917 nước từ đầu của thế kỉ người XX đến 1918 Số câu Số câu 1/2 Số câu 1/2 Số Số điểm Số điểm điểm 1,5 1,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ % 15 Tỉ lệ % 15 Tổng Tổng Số câu 7 Tổng Số Tổng Số Tổng Số Số câu 1/2 Tổng Số Số câu Tổng Số điểm câu 19 câu 1/2 câu 2 Số điểm câu 29 Tổng 1,75 Tổng Số Tổng Số Tổng Số 1,5 Tổng Số Số Tỉ lệ % 32,5 điểm 4,75 điểm 1,5 điểm 0,5 Tỉ lệ % 15 điểm 10 điểm Tỉ lệ % Tỉ lệ % 15 Tỉ lệ % 5 Tỉ lệ % Tỉ lệ % 47,5 100
  3. II . ĐỀ BÀI A Trắc nghiệm (7đ) Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau: Câu 1. Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta theo kế hoạch A. “đánh nhanh, thắng nhanh”. B. “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”. C. “chinh phục từng gói nhỏ”. D. “vừa đánh, vừa đàm”. Câu 2. Kết quả cuộc chiến của thực dân Pháp ở Gia Định (2-1859) là. A. quân triều đình được chuẩn bị kĩ nên Pháp không chiếm được thành. B. quân triều đình thắng lợi, Pháp từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam. C. thực dân Pháp nhanh chóng đánh chiếm được thành Gia Định, quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã. D. quân triều đình thắng lợi nhưng Pháp không từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam. Câu 3. “Bình Tây đại nguyên soái” là danh hiệu nhân dân phong cho thủ lĩnh A. Phạm Văn Nghị. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định. Câu 4. Pháp chiếm được các tỉnh miền Tây Nam Kì mà không phải nổ súng là vì. A. Nhân dân miền Tây Nam Kì không phối hợp với quân triều đình. B. Triều đình bạc nhược, sợ giặc, chỉ muốn thương lượng. C. Quân đội Pháp quá mạnh, nhân dân ta không dám đánh. D. quân triều đình bị động, chưa có sự chuẩn bị kĩ càng. Câu 5. Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã. A. biến Nam Kì thành bàn đạp để đánh chiếm Căm-pu-chia. B. bắt tay vào khai thác thuộc địa. C. tiến hành xâm lược Bắc Kì. D. tiến đánh Trung Quốc. Câu 6. Nguyên nhân cơ bản của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là A. bảo vệ giáo sĩ Pháp. B. chiếm Việt Nam làm thuộc địa. C. khai hóa văn minh cho người Việt Nam. D. nhà Nguyễn cấm thương nhân người Pháp vào Việt Nam buôn bán. Câu 7. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất. A. ủng hộ triều đình. B. ủng hộ thực dân pháp. C nhân dân ta không có phản ứng gì. D phản đối mạnh mẽ và quyết tâm đánh Pháp . Câu 8. Chiến thắng Cầu Giấy lần một và hai là chiến công của. A. quân triều đình. B. Tổng đốc Hoàng Diệu. C. quân đội Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc. D. quân đội Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm.
  4. Câu 9. Sự kiện nào chứng tỏ triều Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. A. triều Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884). B quân Pháp chiếm được Thuận An, triều Nguyễn phải xin đình chiến. C quân Pháp chiếm được thành Hà Nội (1882). D Vua Tự Đức qua đời, triều đình rối loạn. Câu 10. Rạng sáng ngày 5/7/1885, diễn ra sự kiện gì tại kinh thành Huế. A. vua Hàm Nghi lên ngôi. B. cuộc phản công của phái chủ chiến. C. tôn Thất Thuyết trừng trị những người phe chủ hòa. D. quân Pháp tấn công kinh thành Huế, bắt Tôn Thất Thuyết. Câu 11. Phong trào Cần vương diễn ra mạnh mẽ nhất là ở. A. Nam Kì. B Bắc Kì. C Trung Kì và Bắc Kì. D Trung Kì. Câu 12. Cuộc khởi nghĩa có thời gian tồn tại dài nhất trong phong trào Cần vương là. A. Ba Đình. B. Yên Thế. C. Hương Khê. D. Bãi Sậy. Câu 13. Số lần giảng hòa của Hoàng Hoa Thám với Pháp là. A. một lần. B. hai lần. C. ba lần. D. bốn lần Câu 14. Nguyễn Trường Tộ đã có bao nhiêu bản điều trần gửi lên triều đình. A . 27 bản. B. 28 bản. C. 29 bản. D. 30 bản. Câu 15. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào A. đầu năm 1873. B. ngày 20/11/1873. C. ngày 11/10/1873. D. cuối năm 1872. Câu 16. Nguyên nhân thất bại của các trào lưu cải cách duy tân. A. do các quan lại, sĩ phu chưa thật mặn mà với bối cảnh đất nước. B. chưa giải quyết những vấn đề cơ bản của thời đại. C. các đề nghị cải cách chưa có cơ sở bên trong, D. bị Pháp phá hoại. Câu 17: Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai là. A. năm 1882. B. năm 1880. C. năm 1883. D. năm 1884. Câu 18. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương như thế nào. A. chấm dứt. B. chỉ diễn ra ở Trung Kì. C. vẫn tiếp tục hoạt động cầm chừng. D. vẫn duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn. Câu 19. Sau 5 tháng xâm lược, quân Pháp và Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, không tiến sâu được vì. A. quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu chống trả giặc quyết liệt. B. quân giặc không quen thủy thổ, địa hình và thời tiết nước ta. C. quân Pháp và Tây Ban Nha chưa giải quyết được mâu thuẫn nội bộ.
  5. D. quân giặc chưa có sự chuẩn bị kĩ càng. Câu 20. Hiệp ước đàu tiên mà triều Nguyễn kí với thực dân Pháp là. A. Giáp Tuất. B. Hác-măng. C. Nhâm Tuất. D. Pa-tơ-nốt. Câu 21. Chiếc tàu Ét-pê-răng của Pháp bị đốt cháy trên sông Vàm Cỏ Đông là chiến công của . A. Quân của triều đình. B. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. C Cá nhân Nguyễn Trung Trực. D. Trương Định. Câu 22. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai. A. Tôn Thất Thuyết. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Trung Trực. D. Hoàng Diệu. Câu 23.Tướng giặc tử trận tại Cầu Giấy lần thứ nhất là. A. Đuy-puy. B. Hác-măng. C. Gác-ni-ê. D. Ri-vi-e. Câu 24. Triều Nguyễn đã có thái độ như thế nào trước chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai. A. rất phấn khởi. B. không có phản ứng gì. C. tiến hành cải cách đưa đất nước vững mạnh chuẩn bị đánh Pháp. D. ngăn cản không cho nhân dân ta đánh Pháp, chủ trương thương lượng. Câu 25. Thủ lĩnh của phái chủ chiến là. A. Nguyễn Trường Tộ. B. Phan Thanh Giản. C. Tôn Thất Thuyết. D. Hoàng Tá Viêm. Câu 26. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” khi đang ở. A. Kinh thành Huế. B. Căn cứ Tân Sở. C. Căn cứ Gò Công. D. Thanh Hóa. Câu 27. Lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế là. A. Nguyễn Công Chất. B. Hoàng Hoa Thám. C. Phan Đình Phùng. D. Đinh Công Tráng. Câu 28. Trong số những sĩ phu đề nghị cải cách, duy tân đất nước, ai là người đề nghị thiết tha nhất. A. Nguyễn Công Trứ. B. Nguyễn Trường Tộ. C. Trần Đình Túc. D. Nguyễn Lộ Trạch. B: TỰ LUẬN (3đ) Câu 1(3đ):Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1917 ? Tại sao Người lại chọn con đường sang phương Tây để tìm đường cứu nước ? Hết
  6. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HK II TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHUYÊN MỸ NĂM HỌC 2017-2018 MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài 45phút A TRẮC NGHIỆM (7đ) - Mỗi ý đúng được 0,25đ Câu 1 Câu2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu9 Câu 10 A C D B C B D D A B Câu11 Câu12 Câu13 Câu14 Câu15 Câu16 Câu17 Câu18 Câu19 Câu20 C C C B B B A D A C Câu21 Câu22 Câu23 Câu24 Câu25 Câu26 Câu27 Câu28 B C C D C B B B B Tự Luận(3đ) Câu * Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (3đ)- Mỗi ý trả lời đúng đạt 1,0đ 1(3đ): - Ngày 5/6/1911 từ cảng Nhà rồng ,Người ra đi tìm đường cứu nước . 0,5đ - Năm 1917 ,Người từ Anh trở về Pháp ,tham gia hoạt động trong hội 0,5đ những người Việt Nam yêu nước ở Pa ri ,tham gia viết sách báo - Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và 0,5đ tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga . *Người sang phương Tây tìm đường cứu nước vì - Phương tây là nơi có kinh tế , khoa học kĩ thuật phát triển , nơi có các tư 0,5đ tưởng tiến bộ - Phương Tây có nước Pháp – kẻ thù của nước ta . Vì theo Người muốn đánh được kẻ thù thì phải hiếu kẻ thù 0,5đ - Con đường cứu nước của Người khác với con đương cứu nước của những người đi trước ở chỗ người đi sang phương tây còn các bậc tiền bối đi sang 0,5đ phương Đông. BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ Hồ Thị Hương