Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Chiến Thắng (Có đáp án)

doc 6 trang dichphong 7400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Chiến Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Chiến Thắng (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHIẾN THẮNG NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: LỊCH SỬ 6 Thời gian làm bài 45 phút I.MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ TN TL TN TL TL Cấp TL Cấp đề độ thấp độ cao Chính Biết được Hiểu sách cai các giai được trị của các cấp mới; phương triều đại tôn giáo thức bóc PK mới lột phương Giải thích Bắc. được khái niệm Bắc thuộc Số câu : Số câu :2 Số câu :2 Số câu :4 Số điểm Sốđiểm0,5 Số điểm Số điểm:1,0 TỶ lệ % 0,5 TỶ lệ10 % Cuộc khởi Biết được: nghĩa Hai công lao Bà Trưng của Hai BàTrưng; những việc làm của nhà Hán đv nd ta. Số câu : Số câu :3 Số câu :3 Số điểm Số điểm Số điểm:0,75 TỶ lệ % 0,75 TỶ lệ7,5 % Cuộc khởi Nêu Hiểu Nhận xét nghĩa Lí được được tinh thần Bí nguyê chính chiến đấu n sách đô dũng cảm nhân , hộ của , chủ diễn nhà động biến Lương, ,kết tại sao quả hào kiệt của hưởng
  2. cuộc ứng và khởi ý nghĩa nghĩa của việc đặt tên nước. Số câu : Số câu :2 Sốcâu Số câu :3 Số câu Số câu :6 Số điểm Số điểm :1/2 Số điểm :1/2 Số điểm4,25 TỶ lệ % 0,5 Số 0,75 Số điểm TỶ lệ42,5 % điểm 1,0 2,0 Nước ta Biết được dưới thời chính sách Đường của nhà Đường Số câu : Số câu :3 Số câu :3 Số điểm Số điểm Số điểm:0,75 TỶ lệ % 0,75 TỶ lệ 7,5% Họ Khúc Hiểu dựng nền được việc tự chủ làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo và Dương Đình Nghệ Số câu : Số câu :2 Số câu :2 Số điểm Số điểm Số điểm 0,5 TỶ lệ % 0,5 TỶ lệ 5% Nước Biết được Chăm pa nguồn gốc, từ thế kỉ địa bàn, II- X người thành lập nước Chăm pa Số câu : Số câu :3 Số câu :3 Số điểm Số điểm Số điểm 0,75 TỶ lệ % 0,75 TỶ lệ 7,5% Chiến Hiểu được PT ý thắng công lao nghĩa Bạch của Ngô chiến Đằng Quyền thắng BĐ
  3. Số câu : Số câu :1/2 Số câu Số câu :1 Số điểm Số điểm 1,0 :1/2 Số điểm: 2,0 TỶ lệ % Số điểm TỶ lệ20 % 1,0 Tổng số Số câu :13 Số Số câu :7 Số câu :1/2 Số câu Số câu Số câu :22 câu: Số điểm câu Số điểm Số điểm 1,0 :1/2 :1/2 Số điểm: 10 ; Tổng số 3,25 :1/2 1,75 Số điểm Số điểm TỶ lệ 100% điểm Số 1,0 1,0 Tỷ lệ % điểm 1,5 II.ĐỀ BÀI Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng Câu 1:Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc đã được A. phong làm thái thú. B. suy tôn làm vua (Trưng vương). C. nhân dân ta phong làm tướng quân. D. phong làm thứ sử cai quản Giao Châu. Câu 2 : Được tin Hai Bà Trưng nổi dậy, vua Hán đã A. hạ lệnh cho quan chuẩn bị xe thuyền, tích trữ lương thảo để sang đàn áp. B. nổi giận, cho quan sang xâm lược nước ta ngay. C. cho người sang dò la tình hình. D. không có động tĩnh gì. Câu 3: Nhà Hán bóc lột nhân dân Giao Châu bằng A. thuế khoá. B. cống nạp sản vật quý. C. cống nạp sản phẩm thủ công và thợ giỏi. D. nhiều thứ thuế khác nhau, lao dịch và cống nạp. Câu 4.Ý nào dưới đây không nằm trong chính sách đô hộ của nhà Lương? A. Chia nước ta thành 6 châu B. Đặt ra hàng trăm thứ thuế. C. Quý tộc, hào trưởng người Việt được giữ chức vụ quan trọng. D. Chỉ có tôn thgất nhà Lương mới được giao nhũng chức vụ quan trọng. Câu 5.Hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lí Bí vì A. họ muốn cùng Lí Bí lấy được của nhà giàu. B. họ muốn trở thành quan lại. C. họ căm ghét nhà Lương. D. họ muốn nổi tiếng. Câu 6. Việc Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện A. lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc. B. nhân dân ta là một dân tộc quật cường anh dũng. C. đất nước ta sẽ không bao giờ bị xâm lược. D. sự vĩ đại của đất nước ta.
  4. Câu 7. Tầng lớp mới xuất hiện trong thời kì nước ta bị đô hộ là A. nô tì. B. quý tộc. C. nông dân công xã. D. quan lại, địa chủ Hán. Câu 8. Các tôn giáo được du nhập vào nước ta thời kì này là A. Thiên chúa giáo. B. Phật giáo, Đạo giáo. C. Nho giáo, Hồi giáo. D. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Câu 9: Nước ta bị nhà Đường đô hộ năm A. 608. B. 617. C. 618. D. 619. Câu 10. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở A. Cổ Loa(Hà Nội) B. Long Biên( Bắc Ninh) C. Tống Bình ( Hà Nội). D. Ô Diên (Hà Nội). Câu 11. Ở phủ đô hộ và một số quận huyện quan trọng nhà Đường đã cho A. đào hào, đắp lũy. B. xây thành đắp lũy và tăng thêm quân đồn trú. C. xây dựng các trại lính. D. xây dựng cung điện cho các quan đô hộ. Câu 12. Phương thức bóc lột của chính quyền đô hộ phương Băc đối với nhân dân ta A. chia để trị. B. đặt ra nhiều loại thuế. C. dùng người Việt trị người Việt. D. bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa. Câu 13. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi và lập nên nước Vạn Xuân là A. khởi nghĩa Mai Thúc Loan. B. khởi nghĩa Bà Triệu. C. khởi nghĩa Phùng Hưng. D. khởi nghĩa Lý Bí. Câu 14. Sử cũ gọi nước ta thời kì từ năm 179 TCN đến năm 905 là thời kì Bắc thuộc vì A. bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị. B. bị nhập vào một tỉnh của Trung Quốc. C. phong tục tập quán của người Việt bị mất hết. D. dân ta nói và viết chữ Hán. Câu 15. Chính quyền đô hộ bị lật đổ nhưng nhưng nhà Đường vẫn phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ vì A. nước ta bước đầu đã có quyền tự chủ tuy ít nhiều còn phụ thuộc vào nhà Đường. B. chính quyền của Khúc Thừa Dụ vẫn chịu sự cai quản của nhà Đường.
  5. C. nước ta còn lệ thuộc hoàn toàn vào nhà Đường. D. đất nước được độc lập hoàn toàn. Câu 16. Khúc Hạo gửi con trai là Khúc Thừa Mĩ sang Nam Hán làm con tin vì A. nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta B. muốn thiết lập mối quan hệ láng giềng thân thiện. C. sợ Nam Hán đem quân sang đánh nước ta. D. để thăm dò tình hình Nam Hán. Câu 17. Sau khi đánh tan quân xâm lược Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã A. lên làm vua, cai quản đát nước. B. tự xưng là thứ sử để cai quản đất nước. C. tự xưng là thái thú để quản lí đất nước. D. tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Câu 18. Địa bàn sinh sống của người Chăm cổ là A.quận Nhật Nam. B. quận Cửu Chân. C. quận Giao Chỉ. D. huyện Tượng Lâm. Câu 19 . Người lập nên nước Lâm Ấp là A. Chế Bồng Nga. B. Khu Liên. C. Chế Củ. D. Chế Mận. Câu 20: Người Chăm có nền nghệ thuật đặc sắc là: A. đền đài. B. tượng phật. C. tháp Chăm. D. trạm khắc. Phần 2: Tự luận ( 5 điểm) Câu 1:( 3,0đ ) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ? Nhận xét về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa ? Câu 2:( 2,0 đ ) Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai? Phân tích ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ?
  6. III. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1:Trắc nghiệm ( 5 điểm- Mỗi đáp án đúng đạt 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.a B A D C C A D D C C B D D A B A D D B C Phần 2:Tự luận( 5 điểm) Biểu điểm Câu1: * Diễn biến : 3,0 điểm - Năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa , hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng 0,5 đ ứng, ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục - Trong vòng chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận 0,25đ huyện, Tiêu Tư hoảng sợ bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc . -Tháng 4/542 quân Lương huy động quân sang đàn áp. Nghĩa quân 0,25 đ đánh bại quân Lương giải phóng thêm Hoàng Châu . - Năm 543 nhà Lương tổ chức tấn công lần thứ hai. Quân ta chủ động 0,5 đ đón đánh ở Hợp Phố. Quân Lương đi mười phần chết bẩy tám phần. Tướng giặc bị giết hết. =>Kết quả : Năm 544 Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn 0,5 đ Xuân , dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch * Nhận xét: nghĩa quân chiến đấu anh dũng, chủ động, quyết liệt 1,0 đ Câu 2 : - Công lao của Ngô Quyền : 2,0 điểm + Huy động được sức mạnh toàn dân 0,25đ + Tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng 0,25đ + Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo 0,25đ + Bố trí trận địa cọc ngầm làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc 0,25 đ - ý nghĩa : Chiến thắng Bạch Đằng Năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 1,0 đ năm Bắc thuộc , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc. DUYỆT CỦA TỔ CM DUYỆT CỦA BGH NGƯỜI RA ĐỀ