Đề kiểm tra học kỳ I - Vật lí 10

docx 2 trang hoaithuong97 4750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Vật lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_vat_li_10.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I - Vật lí 10

  1. Sở Giáo Dục và Đào Tạo tp HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( 2019 – 2020 ) THPT NGÔ QUYỀN VẬT LÝ 10  Thời gian làm bài : 45 phút A. LÝ THUYẾT ( 4 điểm ) Câu 1 (1 điểm ): Phát biểu định luật I Newton. Câu 2 (1 điểm ): Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào ? Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc gì và không phụ thuộc gì ? Câu 1 (1 điểm ): Phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của 3 lực không song song. Câu 1 (1 điểm ): Nêu đặc điểm của lực và phản lực. B. BÀI TẬP (6 điểm): Bài 1 (1 điểm) : Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 24 cm được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của lò xo một vật có khối lượng 200 g thì lò xo dãn ra 2 cm. Cho g = 10 m/s2 a. Tính độ cứng của lò xo. b. Nếu móc vật khối lượng 450 g thì lò xo có chiều dài bao nhiêu ? Bài 2 (1 điểm) Hai chất điểm có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = m = 15 kg , đặt cách nhau 50 m . Tính lực hấp dẫn giữa chúng . Cho G = 6,67.10-11 N.m2/ kg2. Bài 3 (1 điểm): Một ôtô khối lượng m = 1 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang. Lực kéo của động cơ có độ lớn F = 2000 N. Hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường là µ = 0,1. Tìm gia tốc của ô tô và quãng đường ôtô đi được trong 10s đầu ? Cho g = 10 m/s2. Bài 4 (1 điểm): Một vật đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì đi lên một con dốc. Dốc dài 50 m; cao 30 m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. a. Tìm gia tốc của một vật khi lên dốc ? b. Vật có lên hết dốc không ? Tại sao ? Bài 5 (1 điểm): Cho hệ như hình vẽ. Thanh AC đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 3 N. Vật treo tại B có trọng lượng P1 = 6 N. Tìm trọng lượng P2 của vật phải treo tại C để hệ thanh AC nằm ngang cân bằng. Bài 6 (1 điểm): Một bảng hiệu có khối lượng m = 12 kg được treo nhờ thanh nhẹ OB và dây treo AB . Biết dây treo AB hợp với tường một góc 30 0. Tính lực căng của dây AB và lực nén của thanh OB lên tường . Lấy g = 10 m/s2. HẾT
  2. ĐÁP ÁN VẬT LÝ 10 – KIỂM TRA HỌC KỲ I ( 19 – 20 ) - ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 ( 1điểm ). Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của những lực có hợp lực bằng 0 thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều . Câu 2 ( 1 điểm ) : * Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau ( 0,25 đ ) * Đặc điểm : * Độ lớn của lực ma sát trượt : - không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật . ( 0,25đ ) - phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc . ( 0,25đ ) - tỉ lệ với độ lớn của áp lực. ( 0,25đ ) Câu 3 : ( 1 điểm ) Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song : - Ba lực có giá đồng phẳng , đồng qui - Hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba Câu 4 : ( 1 điểm ) đúng 3 ý : 1đ - chỉ đúng 2 ý : 0,75 đ - chỉ đúng 1 ý : 0,25 đ . Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện ( hoặc mất đi ) đồng thời . . Lực và phản lực có cùng giá , cùng độ lớn , nhưng ngược chiều . Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau . Bài 1 : P1 = Fđh1 → m1 g = k |Δl | → 0,2 . 10 = k. 0,02 → k = 100 N/ m ( 0, 25x2 đ ) P2 = Fđh2 → m2 g = k ( l - l0 ) → 0,45 . 10 = 100k. ( l – 0,24 ) → l = 0,285 m ( 0, 25x2 đ ) Bài 2 : 11 2 G.m1m2 6,67.10 .15 Fhd = = ( 0, 25 đ x2 ) , r 2 502 -12 Fhd = 6,003.10 N ( 0, 5 đ ) Bài 3 : Phải có hình vẽ đầy đủ lực + hệ trục Oxy a ) F Fms P N m a + Oy : N = P = mg , + Ox : F – Fms = m.a ( 0, 25 đ ) → F – μmg = ma →2000 – 0,1.1000.10 = 1000.a → a = 1 m/s2 ( 0,5đ ) 1 2 1 2 b ) s = v0.t + a.t = .1 . 10 = 50 m/s ( 0, 25 đ ) 2 2 Bài 4 : phải có hình vẽ đầy đủ lực + hệ trục Oxy * Oy : N = Py = mg.cos + Ox : – Px – Fms = m.a ( 0, 25 đ ) → – mg sin – μ mg cos = ma 2 30 30 → a = – 10 0,05 1 → a = – 6,4 m/s2 ( 0, 25 đ ) 50 50 2 2 2 * vC – vB = 2.a.Smax → 0 – 15 = 2 ( – 6,4) Smax ( 0,25đ ) → Smax = 31,25 m , < 50m → vật không lên hết dốc . (0,25 đ) Bài 5 : M1 + M = M2 → P1.OB + P.OG = P2.OC (0,25đ) → 6.4 + 3.2 = P2.2 → P2 = 15 N (0,25đx2) Bài 6 : Phải có hình vẽ đúng + biểu thức vectơ :T P N = 0 N = P .tanα = 12.10. tan300= 403 ( N ) ( 0,25 đ ) → lực của thanh OB nén lên tường là N’ = N = 403 ( N ) ( 0,25 đ ) P 12.10 Lực căng dây : T = = = 803 ( N ) ( 0,5 đ ) cos cos300