Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Thạnh an

docx 6 trang hoaithuong97 6070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Thạnh an", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_thanh_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Thạnh an

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 10 – NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THCS – THPT THẠNH AN Môn: Vật lý Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ( Không kể thời gian phát đề) (Đề kiểm tra có 01 trang) ĐỀ 1 Câu 1 (2 điểm): a/ Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật II Niu-Tơn. b/ Một người đẩy cái bàn nặng 300kg với một lực 150N. Sau bao lâu thì bàn đạt vận tốc 1m/s. Câu 2 (2,0 điểm): a/ Phát biểu và viết công thức định luật Húc. b/ Một lò xo có chiều dài tự nhiên 14cm, độ cứng 200N/m. Một đầu của lò xo được giữ cố định, tác dụng một lực 4N vào đầu còn lại để kéo dãn lò xo. Tính chiều dài của lò xo lúc bị dãn. Câu 3 (1,0 điểm): Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do. Câu 4 (2,0 điểm): Một vật được ném ngang từ độ cao 80m so với mặt đất với vận tốc 20m/s. Cho g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. a/ Tính thời gian vật chạm đất và tầm ném xa. b/ Tính vận tốc của vật ngay khi chạm đất. Câu 5 (3,0 điểm): Một chiếc ô tô có khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo có phương ngang. Sau 20s ô tô đi được quãng đường 160m. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,25. Lấy g = 10m/s2. a/ Tính gia tốc của ô tô. b/ Tính lực kéo của động cơ ô tô. c/ Muốn ô tô chuyển động thẳng đều thì phải thay đổi lực kéo của động cơ là bao nhiêu? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Họ và tên giám thị: Chữ ký:
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 CÂU NỘI DUNG ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM 1 a/ Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ 0,5đ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. F a m 0,5đ F 150 b/ a 0,5m / s2 m 300 1 2v 2.1 v at 2 t 4m / s2 1đ 2 a 0,5 2 a/ Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ 0,5đ thuận với độ biến dạng của lò xo F k l dh 0,5đ F 400 b/ F k(l l ) l dh l 14 16cm dh 0 k 0 200 1đ 3 - Có vận tốc ban đầu bằng 0 0,25đ - Phương thẳng đứng 0,25đ - Chiều từ trên xuống 0,25đ - Chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g= 10m/s2 0,25đ 4 a/ 2h 2.80 0,75đ t 4(s) g 10 2h L v t v 20.4 80(m) 0,5đ 0 0 g
  3. b/ vx v0 20m / s , vy gt 10.4 40m / s 2 2 2 2 v vx vy 20 40 20 5m / s 0,75đ 5 Tóm tắt: m = 1 tấn = 1000kg, t = 20s, s = 160m, v0 = 0,  0,25 a/ 1đ 1 2s 2.160 s at 2 a 0,8m / s2 2 t 2 202 1đ b/ F ma mg m(a g) 1000(0,8 0,25.10) 3300(N) c/ Để ô tô chuyển động thẳng đều thì F Fms mg 0,25.1000.10 2500(N) 1đ * Lưu ý: thí sinh giải theo các phương pháp khác, nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 10 – NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THCS – THPT THẠNH AN Môn: Vật lý Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ( Không kể thời gian phát đề) (Đề kiểm tra có 01 trang) ĐỀ 2 Câu 1 (1 điểm): Chuyển động cơ là gì? Một người đang ngồi yên trên một xe buýt đang chuyển động thì người này đứng yên hay chuyển động so với tài xế? Câu 2 (2,0 điểm): a/ Phát biểu và viết công thức định luật vạn vật hấp dẫn. b /Hai tàu thuỷ giống nhau, mối chiếc có khối lượng 50 tấn đặt cách nhau 1km. Tính độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng. Cho G = 6.67.10-11Nm2/kg2. Câu 3 (2,0 điểm): a/ Hãy phát biểu định luật I Niu-Tơn. b/ Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s thì bỗng dưng các lực tác dụng lên vật bị mất hết thì sau đó vật chuyển động như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm): Một vật được ném ngang từ độ cao 45m so với mặt đất với vận tốc 10m/s. Cho g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. a/ Tính thời gian vật chạm đất và tầm ném xa. b/ Tính vận tốc của vật ngay khi chạm đất. Câu 5 (3,0 điểm): Một vật bắt đầu trượt trên sàn nhà với vận tốc ban đầu bằng không dưới tác dụng của lực nằm ngang F = 15N. Vật có khối lượng 3kg, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là 0,4. Cho g = 10m/s2. a/ Tính độ lớn của lực ma sát. b/ Tính gia tốc chuyển động của vật. c/ Vật đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì lực ngừng tác dụng. Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ khi lực ngừng tác dụng thì vật dừng lại. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Họ và tên giám thị: Chữ ký:
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 CÂU NỘI DUNG ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM 1 - Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của một so với vật khác 0,5đ được chọn làm mốc theo thời gian. - Người đó đứng yên so với tài xế vì vị trí của người đó không 0,5đ đổi so với tài xế. 2 a/ Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai 0,5đ khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. m1m2 Fhd G 2 r 0,5đ m m 500002 b/ F G 1 2 6,67.10 11 1,6675.10 7 (N) hd r 2 10002 1đ 3 a/ Một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng 1đ của các lực mà hợp lực bằng 0 thì vật sẽ đứng yên nếu lúc đầu đứng yên hoặc vật sẽ chuyển động thẳng đều nếu lúc đầu chuyển động. b/ Vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi 5m/s 1đ 4 a/ 2h 2.45 0,75đ t 3(s) g 10 L v t 10.3 30(m) 0 0,5đ b/ vx v0 10m / s , vy gt 10.3 30m / s 2 2 2 2 v vx vy 10 30 10 10m / s 0,75đ
  6. 5 Tóm tắt: m = 3kg, F=15N, v0 = 0,  0,4 a/ 1đ Fmst N mg 0,4.3.10 12N F F 15 12 b/ a mst 1m / s2 m 3 1đ F 12 c/ a' mst 4m / s2 m 3 0,5đ v v 0 15 v v a't t 2 1 3,75s 2 1 a' 4 0,5đ * Lưu ý: thí sinh giải theo các phương pháp khác, nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa