Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Hùng Vương

doc 2 trang hoaithuong97 4960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_hung_vuo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Hùng Vương

  1. TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Vật lí - Khối: 10 o0o Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (2 điểm) a) Phát biểu định luật III Newton. b) Nêu đặc điểm của lực và phản lực trong tương tác giữa hai vật. Câu 2: (2 điểm) a) Phát biểu định luật Hooke. Biểu thức? b) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Biểu thức? Câu 3 : (1 điểm) Một phi hành gia có trọng lượng 900 N tại mặt đất. Tính trọng lượng của người đó ở độ cao h bằng 2 lần bán kính trái đất. Câu 4 : (1 điểm ) Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm . Khi treo vật có khối lượng 500 g thì nó có chiều dài 40 cm khi cân bằng. Lấy g = 10 m /s2. a) Tính độ cứng của lò xo . b) Cần treo thêm vật khối lượng bao nhiêu để lò xo có chiều dài 45 cm? Câu 5: (1.5 điểm) Một đàn chó kéo xe trượt tuyết trên đường nằm ngang với vận tốc đầu bằng không. Xe chuyển động nhanh dần đều, sau 10 giây vận tốc đạt 36 km/h. Biết rằng trên suốt quãng đường hệ số ma sát không đổi. Khối lượng của xe và người là 150 kg. Lấy g = 10 m /s 2. Lực kéo của đàn chó lên xe là 300 N. Tính hệ số ma sát giữa xe và mặt đường? Câu 6 : ( 1.5 điểm ) Một em bé trượt ván lên 1 dốc nghiêng với vận tốc đầu 8 m/s. Dốc nghiêng 15% (cứ lên cao 15 m thì vật đi được 100 m). Hệ số ma sát giữa ván và dốc nghiêng là 0,1. Dốc dài 20 m. Hỏi em bé có trượt lên hết dốc được không? Nếu có, tìm vận tốc tại đỉnh dốc. Nếu không, tìm vị trí em bé dừng lại trên dốc? Lấy g = 10 m /s2. Câu 7 : (1 điểm) Trong bộ phim Fast & Furious 7 có cảnh nhân vật Toretto lái chiếc xe Lykan Hypersport (có giá 3,4 triệu USD) bay xuyên qua 2 tòa nhà cao ốc tại Dubai để trốn kẻ thù. Khoảng cách giữa 2 tòa nhà là 45,7 m . Chiều cao trung bình của 1 tầng là 3,2 m. Biết chiếc xe khi bay qua tòa thứ 2 thì nó bị tụt xuống 4 tầng. Tính vận tốc cần thiết của chiếc xe để thực hiện được điều trên? Lấy g = 10 m /s2.
  2. CÂU NỘI DUNG ĐIEM GHI CHÚ Câu 1: a) Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác 1 dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. b) Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. Mỗi ý 0.25 Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm , Đúng cả 3 điểm như vậy được gọi là hai lực trực đối. ý : 1 điểm . Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. Câu 2 a) Định luật Húc: “Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo ". 0.5 Biểu thức: Fđh = k.| (trong đó k là độ cứng của lò xo, là độ biến dạng của lò xo) 0,5 b) Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai các khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 0.5 m1m2 - 11 2 2 Biểu thức: Fhd = G. với G = 6,67.10 (Nm /kg ): gọi là hằng 0.5 r2 số hấp dẫn. P / P = g /g =(R/(R+h))2 = 1/9 Câu 3 h o h 0 0.5 P = 100N h 0.5 Câu 4 a)K=mg/ l= 0,5 (N/cm) b)m2=K. l2/g=0.75 kg 0.5 mthêm = 0,25 kg 0,25 0,25 Câu 5 Vẽ hình biểu diễn lực Fk Fms P N m.a 0.25 Gia tốc : a = 1m/s2 0.25 0.5 Chiếu lên ox: Fk- Fms = m.a 0.5 Fk - μ mg = ma  μ = 0.1 Câu 6 Vẽ hình và biểu diễn lực 0.25 Chiếu lên Oy: N = Py = P cos α Chiếu lên ox :– Psin α - μ Pcos α = ma 2 Gia tốc a = -2,49 m/s 0.25 Quãng đường S = 12,85 m em bé không trượt lên hết dốc , dừng tại vị trí cách 0.5 chân dốc 12,85 m . 0.5 Câu 7 h= 4*3.2 = 12,8 m 0.5 Thời gian rơi t= 1.6 s 0.5 Tầm xa L = v0 . t  v0= 28,56 m/s