Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Lê Minh Xuân

doc 2 trang hoaithuong97 5030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Lê Minh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_le_minh_xuan.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Lê Minh Xuân

  1. ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH: 2019 - 2020 (Đề kiểm tra có 1 trang, Môn: VẬT LÝ 10 gồm 10 câu tự luận) Thời gian: 45 phút Họ, tên thí sinh: . . . Lớp: Số báo danh: Câu 1 (1 điểm): Chuyển động tròn đều là gì? Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm (phương, độ lớn) gì? Câu 2 (1 điểm): Trình bày định luật II Newton. Viết công thức. Câu 3 (1 điểm): Nêu đặc điểm của lực và phản lực. Câu 4 (1 điểm): Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Nêu đặc điểm của lực ma sát trượt (chiều, độ lớn). Câu 5 (1 điểm): Lực hướng tâm là gì? Viết công thức. Câu 6 (1 điểm): Một vật rơi tự do không vận tốc đầu, sau 3,5s thì chạm đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm độ cao ban đầu và độ cao của vật sau khi rơi 2s. Câu 7 (1 điểm): Cho một vật chịu tác dụng của 2 lực F 1 = 32N và F2 = 24N như hình vẽ bên. Để vật cân bằng cần tác dụng lực F3 như thế nào? Câu 8 (1 điểm): Một ôtô có khối lượng 3,5 tấn đang chuyển động với tốc độ 79,2 km/h thì lên dốc dài 142,5m, đến đỉnh dốc tốc độ của xe là 57,6km/h. Tính thời gian xe lên dốc. Câu 9 (1 điểm): Một lò xo có chiều dài 24cm, khi treo vật có khối lượng 200g thì dãn thêm 2cm. Lấy g = 10m/s2. Nếu treo thêm vật 300g thì lò xo dài bao nhiêu? Câu 10 (1 điểm): Một vật có khối lượng m = 50 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực kéo ngang. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,2. Tính độ lớn của lực để vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,8m/s2. Lấy g=10m/s2. HẾT
  2. ĐÁP ÁN THI HKI – NH: 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ 11 Câu Nội dung Điểm 1 Chuyển động tròn đều là 0,5 Vecto vận tốc trong cđ tròn đều có phương tiếp tuyến 0,25 + 0,25 với quỹ đạo, có độ lớn không đổi 2 Định luật II Newton 0,25 + 0,25 Biểu thức 0,25 + 0,25 3 Đặc điểm của lực 0,5 Đặc điểm của phản lực 0,25 +0,25 4 Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt 0,25 của vật khác. Lực mst luôn ngược chiều chuyển động và có độ lớn 0,25 không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ 0,25 của vật, tỉ lệ với độ lớn của áp lực. 0,25 5 Lực hướng tâm là 0,5 Công thức: 0,25 x 2 2 6 Độ cao ban đầu: h0 = S = ½ gt = 61,25 m 0,25 + 0,25 2 Quãng đường vật rơi sau 2s: S1 = ½ gt1 = 20m 0,25 Độ cao của vật sau khi rơi 2s: h1 = h0 – S1 = 41,25m 0,25 7 Vật cân bằng: F1 + F2 + F3 = 0 ==> F1 + F2 = -F3 0,25 2 2 Vì F1 và F2 vuông góc nhau nên F3 = F1 + F2 = 40N 0,25 + 0,25 Vẽ hình 0,25 2 2 2 8 Gia tốc của xe: a = v – v0 /2S = -0,8 m/s . 0,25 + 0,25 Thời gian xe lên dốc: t = v – v0 / a = 7,5s 0,25 + 0,25 9 Vật cân bằng: Fdh = P k. l = mg 0,25 ==> k = 100N/m 0,25 Treo thêm 300g, vật cân bằng: F’dh = P’ k(l’ – l0) = m’g ==> l’= 29cm 0,25 + 0,25 10 Chọn hệ trục Oxy, vẽ hình phân tích lực 0,25 Biểu thức đl II Newon : F + Fms + P + N = ma 0,25 Chiếu lên Oy: N – P = 0 => N= P= mg; Fms= N=mg 0,25 Chiếu lên Ox: F – Fms = ma => F = Fms + ma = 150,8N 0,25 Lưu ý: - Hs có thể giải bài theo nhiều cách khác nhau, nếu đúng vẫn cho đúng điểm tương ứng. - Kết quả phép tính phải có đơn vị, nếu sai hoặc thiếu trừ 0,25 điểm/ đơn vị, trừ tối đa 0,5 điểm/ bài thi.