Đề kiểm tra Học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Vĩnh Yên (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 7150
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Vĩnh Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_2021_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Vĩnh Yên (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN ĐỀ THI HỌC KỲ 2 - LỚP 11 NĂM 2021 (Đề tham khảo) Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt. Không vệ sinh tay là một trong các nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện - làm tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng chi phí, công sức điều trị, kéo dài ngày nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Nếu một bác sĩ quên rửa tay, đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn cho nhiều nơi trong bệnh viện. Trong nghề y, rửa tay đúng cách có thể mang lại tác động và ý nghĩa to lớn. Để cải thiện chất lượng bệnh viện, giải pháp quan trọng nhất lại là biện pháp dễ thực hiện nhất: sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân Mỗi khi nhà nước ra các chỉ thị chống dịch, đa số người dân chấp hành nghiêm chỉnh. Nhưng không phải tất cả. Còn những người vẫn cố gắng nấn ná miễn được việc cho mình. Có người vẫn đưa người lậu qua biên giới chỉ vì vài triệu đồng, cố ra đường giải quyết công việc khi chưa hết thời hạn cách ly tại nhà; hay có những việc nhỏ như vứt bừa khẩu trang bẩn xuống vệ đường, nhổ nước bọt, kéo khẩu trang xuống cho dễ chịu Có người còn không nỡ bỏ vài cuộc vui. 5K dán khắp mọi nơi, nhưng vẫn có người thiếu tự giác thực hiện. Mỗi người nghĩ xa hơn một chút, sự thất bại của một số cá nhân sẽ không biến thành thất bại tập thể. Y học có phát triển đến đâu mà hành vi của con người không tiến bộ theo, đất nước đó không thể văn minh. (Trích Tham lam và sợ hãi, VnEspess.vn, Trần Văn Thuấn, ngày 11/5/2021) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, giải pháp nhỏ ý nghĩa lớn trong phòng dịch và y tế là gì? Câu 3. Theo em, người dân cần chấm dứt ngay những việc nào được liệt kê trong văn bản? Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt”. Tại sao? Câu 5. Thông điệp mà anh/chị nhận được từ văn bản đọc hiểu trên? Hãy viết thành đoạn văn ngắn (khoảng 5-8 câu). II. LÀM VĂN ( 6.0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về nhận xét sau: Bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) trước hết là bức tranh thiên nhiên, sau là bức tranh đời sống con người. Qua đó, nhận xét về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài thơ. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. (Trích “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 11, NXBGDVN) Hết
  2. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI HỌC KỲ 2 - LỚP 11 NĂM 2021 TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN Bài thi: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm 1 Đọc 4 hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận/nghị luận. (viết tắt (NL) không 0,5 cho điểm) 2 Giải pháp nhỏ ý nghĩa lớn trong phòng dịch và y tế là: sát khuẩn tay trước 0, 5 và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân/vệ sinh tay/rửa tay đúng cách. 3 Người dân cần chấm dứt ngay những việc: “đưa người nhập cảnh, cố ra 1,0 đường, vứt bừa khẩu trang, nhổ nước bọt, kéo khẩu trang xuống cho dễ chịu; tham dự cuộc vui, không thực hiện 5K.” Nêu được nửa số việc cho 0,5 điểm. 4 - Đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình 1 phần. 0,5 - Lý giải hợp lý: trong y tế, sẽ làm bệnh lây lan rộng, nhiều người hoặc gây nhiễm trùng cho bệnh nhân và nhiều hậu quả khác 0,5 5 Thí sinh có thể nêu nhiêu thông điệp, ý nghĩa (giá trị của sát khuẩn/ ý thức, 1,0 việc làm của cá nhân/ quan điểm sống biết hy sinh vì người khác/ thực hiện nghiêm 5K ). Viết được văn 5-8 câu và hiểu đúng vấn đề, trình bày được cho 1 điểm. II Nghị Anh/chị hiểu như thế nào về nhận xét sau: Bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) 6 luận trước là bức tranh thiên nhiên, sau là bức tranh đời sống con người. Qua đó, nhận xét về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài thơ. a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn để, Kết bài tổng kết vấn đề.
  3. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 Bức tranh thiên nhiên chiều tối và bức tranh đời sống con người qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách, nhưng cần vận dụng hiệu quả các thao tác nghị luận phân tích, so sánh, tổng hợp, diễn giải, Giới thiệu quát về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Chiều tối 0,5 + Bức tranh thiên nhiên chiều tối (2 câu đầu): Thời gian, không gian bầu 1,5 trời rộng lớn. Chuyển động của cánh chim, chòm mây, cảnh núi rừng hoang sơ. +Bức tranh đời sống con người (2 câu cuối): Cô sơn nữ trẻ đang miệt mài 1,5 chăm chỉ xay ngô. Bếp lửa đã rực đỏ khi công việc xay ngô kết thúc. + Nhận xét nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Tả cảnh chiều tối nơi xóm núi và cảnh cuộc sống con người. (cảnh thực tế). Con người cảm thấy lẻ loi, cô 0,5 đơn giữa rừng núi xa lạ và hoang vắng Hình ảnh cô sơn nữ trẻ và bếp lửa hồng rực làm vơi bớt đói khát, mệt mỏi, và cô đơn khổ sở của thi nhân, người tù đang bị trói, xiềng gông -Thi nhân yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và đã khắc họa thành công 2 bức tranh chân thực và tiêu biểu. Thi nhân đã vượt lên cảnh tù đày, xiềng xích để quan sát và lắng nghe và lạc quan hướng về phía trước, về ánh sáng và tương lai. Đánh giá 0,5 - Tác phẩm thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung, nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt -Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng, bút pháp gợi tả, chấm phá. d.Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo đúng chính tả và diễn đạt, trình bày e.Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ và cảm xúc, cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo Được làm tròn khi vào điểm chính thức.
  4. Người làm đề và đáp án: Nguyễn Văn Lự.