Các đề luyện thi môn Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Lương Thị Hồng Hạnh (Có đáp án)

doc 15 trang doantrang27 07/07/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Các đề luyện thi môn Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Lương Thị Hồng Hạnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_de_luyen_thi_mon_ngu_van_10_nam_hoc_2022_2023_luong_thi.doc

Nội dung text: Các đề luyện thi môn Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Lương Thị Hồng Hạnh (Có đáp án)

  1. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU( NGỮ LIỆU NGOÀI SGK) BÀI 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Xin bạn bình tâm Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả Danh hiệu đó xin nhường cho người khác Tôi chỉ mong mình tự do Để được là mình Viết điều mình mong ước Giữa cái thời sống là đeo đuổi Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng Tôi chọn tự do Thi sĩ Tự do trước hết là chính mình Không chiều lụy mình Ngóng cổ nghe lời khen ngợi Với tôi Sự ân thưởng một câu nói vui với bạn bè Chiếc lá xanh bên đường Chân mây chiều rạng rỡ Tự do là tất cả Những ràng buộc trong sạch Giữa con người và con người Con người cùng ngoại vật Không ngã giá Thật bình dị Tự do làm hồn ta lớn lên Trong chiều kích vũ trụ (Tự do - Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Sông Hương, số 292, tháng 6/2013) Câu 1. Văn bản trên được viết bằng thể thơ gì?(2 điểm) Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật mà tác giả sử dụng trong văn bản(5 điểm) Câu 3: Theo anh/ chị, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 toàn cầu rất nguy hiểm, thì “Những ràng buộc trong sạch-Giữa con người và con người”cần thiết là gì?( nêu ít nhất 3 ràng buộc)( 2 điểm) Hết 1
  2. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Đáp án bài 1 Câu 1: Thể thơ tự do. Câu 2: - Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích là biện pháp điệp từ. - Điệp từ “tự do” được lặp lại bốn lần ở những vị trí quan trọng có tác dụng nói lên quan điểm sống của tác giả. Người nghệ sĩ chọn tự do để được sống là mình giữa một xã hội khi danh vọng, tiền bạc, ghế cao, nhà rộng là mục đích cuộc đời của vô số người. Con người chọn tự do để được sống là mình, tự do với những ràng buộc trong sạch, thấm đượm chất người, để tâm hồn lớn lên và hoàn thiện từng ngày. Câu 3: Tự do theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm là không bị ràng buộc bởi danh vọng, địa vị, vật chất, là được sống với những tình cảm chân thật, những rung động trong trái tim mình. Đó là rung động của một trái tim thi sĩ nhạy cảm trước con người và cuộc đời, trước cái đẹp. Tự do là được sống là chính mình. BÀI 2 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: GIÁ TRỊ CON NGƯỜI Pa-xcan Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe. Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng. Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân. Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn", vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ. (Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Câu 3. Nêu hiệu quả của một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: "Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng"? 2
  3. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Câu 4. Qua hình ảnh "cây sậy có tư tưởng", anh/chị rút ta bài học gì về cách nhìn nhận của con người? ĐÁP ÁN Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận. Câu 2. - Nội dung chính của văn bản: Giá trị của con người là ở tư tưởng. Câu 3. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh (con người được so sánh với cây sậy). + Giống nhau: mềm yếu, nhỏ bé. + Khác nhau: con người có tư tưởng. - Tác dụng: Con người nhỏ bé, yếu ớt trước tạo hóa nhưng lại lớn lao và trường tồn nhờ có tư tưởng. Câu 4. Bài học về cách nhìn nhận của con người: - Nhận thức: Nhìn nhận tầm vóc của con người thông qua giá trị tư tưởng mà người đó cống hiến và để lại. - Thái độ: Đừng đánh giá hay coi trọng con người thông qua giá trị vật chất. - Hành động: Rèn luyện bản thân để có tư tưởng tích cực, lành mạnh, giàu có. BÀI 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “{ } Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình. Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn. Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe. Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản 3
  4. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa. Đứa con ngốc nghếch của mẹ, Nguyễn Trung Hiếu”. (Theo Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Amstecđam, báo điện tử Dân trí, ngày 6-11-2011) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ? Câu 2. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn? Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 4. Theo anh/chị vì sao người con lại nói: Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ. ? Đáp án bài 3 Câu 1: - Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. (0,5 điểm) -Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn: biểu cảm, tự sự, nghị luận. (0,5 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn văn: thông qua hình thức viết thư gửi cho mẹ, người con đã nói lên suy nghĩ của mình về sự hiện diện của đồng tiền trong gia đình nghèo. Câu 3: (1,0 điểm) Người con nói: “con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ” Vì: - Cậu bé có gia cảnh nghèo khó. Việc kiếm tiền đã trở thành gánh nặng đối với bố mẹ cậu bé. Thương cha mẹ, tận mắt chứng kiến những vất vả của bố, những chắt chiu của mẹ trong hoàn cảnh bệnh tật vì không có tiền. Cậu không muốn đồng tiền đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc. - Nhưng cậu lại muốn có tiền và quý tiền vì nếu như có tiền mọi khó khăn của gia đình cậu sẽ được giải quyết. Bố mẹ cậu sẽ đỡ vất vả hơn. BÀI 4:Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: Thiện nguyện là những chuyến đi mà ở đó bạn là người cho đi những yêu thương để nhận lại những bài học làm người vô giá, những giá trị cuộc sống sâu sắc mà không giáo trình nào, không trường học nào dạy bạn cả. Ban sẽ nhận ra niềm lạc quan từ trong những công việc vất vả, hiểu rằng những điều bé nhỏ cũng có thể đem lại niềm vui. Qua những điều bạn thấy, từ những viêc bạn làm, tất cả sẽ giúp bạn thay đổi từng ngày, trưởng thành hơn và sống có ý nghĩa hơn. Các chuyến đi tình nguyện sẽ tạo cơ hội cho bạn gặp gỡ những người trẻ sống có hoài bão, giúp bạn nghe được những câu chuyện về những người dân, những đứa trẻ ở mỗi vùng đất bạn đi qua. Dù bạn chưa làm được việc gì to tát, chưa góp phần thay đổi xã hội nhưng những chuyến đi đó khiến bạn trưởng thành hơn. Giúp bạn biết sống tư lập, có trách nhiệm với bản thân mình, biết thấu hiểu và yêu thương, không còn những toan tính vị kỷ. Xã hội này, cuộc đời này có những người trẻ như thế thì sẽ tươi đẹp biết bao nhiêu. Những chuyến đi thiện nguyện ấy cũng sẽ lưu lại trong ký ức của ban vô vàn kỷ niệm, cho bạn thấy cuộc sống này thật sự đáng sống. Nếu tuổi trẻ là một thước phim, bỏ lỡ những chuyến đi thiện 4
  5. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN nguyện là bạn đã bỏ lỡ đoạn cao trào cuốn hút nhất của bộ phim. Ban đang tuổi đôi mươi, hà cớ gì phải bỏ lỡ đoạn cao trào ấy chứ. (Trích Sống cho tuổi đôi mươi duy nhất- Denley Lupin,NXB Lao động xã hội, 2018, tr. 31) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm) Câu 2. Các câu văn nào nêu lên cơ hội cho tuổi trẻ qua những chuyến đi thiện nguyện? (0.5 điểm) Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu: Nếu tuổi trẻ là một thước phim, bỏ lỡ những chuyến đi thiện nguyện là bạn đã bỏ lỡ đoạn cao trào cuốn hút nhất của bộ phim. (1.0 điểm) Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Thiện nguyện là những chuyến đi mà ở đó bạn là người cho đi những yêu thương để nhận lại những bài học làm người vô giá, những giá trị cuộc sống sâu sắc mà không giáo trình nào, không trường học nào dạy bạn cả.? Vì sao? (1.0 điểm) ĐÁP ÁN 4 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận 0.5 2 Các câu văn nêu lên cơ hội cho tuổi trẻ qua những chuyến đi thiện nguyện: Các 0.5 chuyến đi tình nguyện sẽ tạo cơ hội cho bạn gặp gỡ những người trẻ sống có hoài bão, giúp bạn nghe được những câu chuyện về những người dân, những đứa trẻ ở mỗi vùng đất bạn đi qua. Dù bạn chưa làm được việc gì to tát, chưa góp phần thay đổi xã hội nhưng những chuyến đi đó khiến bạn trưởng thành hơn. Giúp bạn biết sống tư lập, có trách nhiệm với bản thân mình, biết thấu hiểu và yêu thương, không còn những toan tính vị kỷ. 3 -Biện pháp tu từ: so sánh: “tuổi trẻ” so sánh với “một thước phim”, -Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc có cái nhìn 1.0 rõ hơn về ý nghĩa những chuyến đi thiện nguyện của tuổi trẻ; 4 Học sinh có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của mình, đồng tình/không đồng 1.0 tình/đồng tình một phần và có lí giải phủ hợp. Sau đây là gợi ý với trường hợp đồng tình: -Tôi đồng tình với quan niệm: “Thiện nguyện là những chuyến đi mà ở đó bạn là người cho đi những yêu thương để nhận lại những bài học làm người vô giá, những giá trị cuộc sống sâu sắc mà không giáo trình nào, không trường học nào dạy bạn cả.?” -Trong từng chuyến đi như vậy, là ta đang đi trao con tim, trao tình thương của mình cho mọi người. Mỗi lúc như thế, ta nhận lại được lòng biết ơn, nụ cười chân thành của họ. Hơn hết, bạn sẽ học được cách cho đi mà không cần nhận lại gì; học được cách đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, để ta thấy được ta may mắn hơn họ rất nhiều và cần phải trân trọng những gì mình đang có. Những lý thuyết, giáo trình ta được học nơi giảng đường chỉ là sự đúc kết lại, còn khi chính bản thân ta trải nghiệm, ta mới cảm nhận được từng xúc cảm mà nó mang lại. BÀI 5: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kĩ sẽ thấy những con rối bị những sợi dây mảnh điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Trên sân khấu cuộc đời, chẳng phải rất nhiều người cũng giống chúng sao? Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết 5
  6. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi bàn tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người đều có bóng dáng lí tưởng của mình, nhưng vì sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không? Bạn đã từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không? ( ) Trong cuộc đời, chúng ta luôn chạy về hướng đám đông chứ không phải là hướng của mình. Chúng ta cứ đi theo bước chân của người khác như thế, chạy ngược chạy xuôi về phía đám đông. Cuối cùng, tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được. Nếu chúng ta có thể chú tâm vào việc mình muốn làm, cộng với tinh thần và sức lực chúng ta dùng để chạy theo người khác thì chúng ta cũng có thể có được thành công. Liệu chúng ta đã từng nghĩ vì sao mình lại bị nhấn chìm trong đám đông không thể thoát ra được chưa? Lẽ nào chúng ta thật sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao? Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có thứ mình muốn và việc mình thích làm. (Trích Tìm lại cái tôi đã mất cứu vãn cuộc đời không vui vẻ - Trình Chí Lương, Nxb.Văn học, tr.160-161) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ chính ? Câu 3. Theo anh/ chị ,vì sao tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con rối? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/chị rút ra được thông điệp tâm đắc gì từ văn bản trên? (1,0 điểm) Bài làm HƯỚNG DẪN CHẤM 5 Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 2 Chính luận 05 3 Tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người 1,0 cũng giống những con rối. Vì: họ không biết mình đang làm gì, không biết vì sao lại như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho người khác điều khiển 4 Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục thể hiện nhận thức 1,0 tích cực . Sau đây là những gợi ý: - Cần xác định rõ điều mà bản thân mình muốn làm và hướng tới. - Hãy giữ vững lập trường cho bản thân. BÀI 6 I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Anh biết rằng em mòn mỏi chờ trông Cứ đằng đẵng tháng năm dài xa cách 6
  7. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Một kiếp người, đâu có còn kiếp khác Em chẳng thể nào hóa đá đợi anh Anh biết rằng em chịu mọi hy sinh Lo cho anh suốt chặng đường sinh tử Trăm việc hậu phương mẹ già, con nhỏ Đêm khuya về chết nửa giấc mơ em Nếu biết rằng em oán ghét chiến tranh Sao họ cứ chất chồng thêm tội ác Nếu trái đất không đạn bom hủy diệt Nhân loại này sẽ tươi đẹp biết bao Vẫn biết rằng em chẳng ước cao siêu Anh sẽ trở về sau ngày chiến thắng Em chẳng muốn chồng mình là Thánh Gióng Dù muộn mằn đã cạn những ngày xanh Chỉ tiếc rằng phải gánh vác cuộc chiến tranh Nếu có được có thêm nhiều đời nữa Sống để yêu thì bao nhiêu cho đủ Một cuộc đời đâu thỏa một tình yêu! (Thơ viết cho em, Tạ Bằng) Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Những từ ngữ nào có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian trong bài thơ? Câu 2. Nêu tác dụng phép điệp trong 2 khổ thơ đầu. Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ? Chỉ tiếc rằng phải gánh vác cuộc chiến tranh Nếu có được có thêm nhiều đời nữa Sống để yêu thì bao nhiêu cho đủ Một cuộc đời đâu thỏa một tình yêu! Câu 4. Những lời nhân vật Anh “viết cho em” trong văn bản gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về người phụ nữ ở hậu phương? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI 6 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Những từ ngữ có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian trong bài thơ: 0.5 - Hoá đá ( truyện cổ tích Hòn Vọng phu) -Thánh Gióng ( truyền thuyết Thánh Gióng) 2 Tác dụng phép điệp trong 2 khổ thơ đầu: 0.5 -Điệp ngữ “Anh biết rằng” ( 2 lần) -Tác dụng: tạo âm hưởng, nhịp điệu trữ tình cho câu thơ, đồng thời nhấn mạnh tình yêu thương, sự đồng cảm, thấu hiểu của người chồng về những thiệt thòi, chịu đựng, hi sinh của người vợ khi chồng ra chiến trường. 3 Cách hiểu nội dung các dòng thơ: 1.0 - Khẳng định tình yêu mãnh liệt, thuỷ chung, bất diệt; - Bộc lộ tâm trạng nuối tiếc, khao khát mãi mãi được sống trong tình yêu lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng. 7
  8. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN 4 Những lời nhân vật Anh "viết cho em" gợi cho em suy nghĩ về hình ảnh 1.0 người phụ nữ ở hậu phương là những người vợ thuỷ chung, giàu đức hy sinh. Họ phải gánh trên vai những khó khăn vất vả khi chồng ra trận. Không chỉ vậy, họ còn sống trong cô đơn, thấp thỏm đợi chờ và lo âu. Họ chẳng mong ước chồng mình lập nên kỳ tích chiến công, chỉ mong được hai chữ trở về để gia đình đoàn viên, sum họp. Nhà thơ đã đồng cảm, biết ơn và thấu hiểu với những vất vả của người phụ nữ ở hậu phương. Qua đó, tác giả cũng lên án về cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gây ra bao đau thương cho nhân loại và khát vọng về một tình yêu vượt lên giới hạn của đời người. BÀI 7 Đọc hiểu (3,0 điểm) Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. (Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm) Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ?/ Phương thức biểu đạt chủ yếu? Câu 2. Nêu tác dụng phép điệp trong bài thơ? Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ? Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Câu 4. Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy nghĩ gì? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI 7 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Thể thơ: LỤC BÁT( 6-8 CHỮ)/ Biểu cảm 0.5 2 -Phép điệp: điệp từ: “yêu” (9 lần), “em yêu” (6 lần) 0.5 -Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh được gợi trong bài thơ. Qua đó thể hiện tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên, dành cho quê hương xứ sở, một tình yêu gắn bó tha thiết với quê hương tươi đẹp. 8
  9. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN 3 Cách hiểu nội dung các dòng thơ: 1.0 - Đây là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tác giả đã miêu tả ban ngày có “đàn trâu thong thả”, ban đêm thì có bầu trời “lốm đốm hạt sao”, thể hiện được vẻ đẹp giản dị, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người; - Tâm hồn thật phong phú, giác quan nhạy bén, tinh tế của nhân vật trữ tình “em”. 4 Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước 1.0 chân” gợi suy nghĩ: - Tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình “em” không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước. -Tác giả đã khéo sử dụng hai từ yêu trong vế đầu câu thơ “Yêu quê yêu đất” để nói lên tình yêu song hành ấy là hành trang, là động lực tiếp thêm sức mạnh để mỗi con người mang theo mình trong suốt hành trình tạo dựng cuộc sống, góp phần dựng xây quê hương, đất nước mình mỗi ngày thêm giàu đẹp. BÀI 8:Đọc hiểu (3,0 điểm) Hai mươi năm chiến trận đã qua rồi Tổ quốc lại trao Huân chương Anh hùng cho mẹ Nỗi đau cũ nguôi ngoai, vinh quang này mới mẻ Mẹ đã già từ những tháng năm xưa Ai thay thế được con để mẹ ấm lạnh tuổi già? Ai thay thế được con để mẹ nhìn thấy mặt? Ai thay thế được con để mẹ thêm một lần bế ẵm? Ai thay thế được con để trong sân ríu rít tiếng bà? Hai mươi năm mẹ vẫn trông chờ Con sẽ trở về một đêm khuya vắng Đòi mẹ làm bánh khoai, nấu nồi canh mướp đắng Thuở chấy rận qua rồi mẹ chỉ ngồi vuốt tóc ngắm con Hai mươi năm! Nước mắt khiến mẹ lòa Lưng mẹ còng hơn! Đêm đêm chỉ gió về gọi cửa Chiêm bao có cả màu khói lửa Sao không về báo mộng ở đâu con! Giá có cửa nhà để mẹ được thăm nom Ngày báo tử, đâu phải ngày giỗ mất! Mẹ vẫn thắp hương trên bàn thờ Tổ quốc Cầu tổ tiên mình che chở đứa con xa! (Trích bài thơ Mẹ vẫn chờ, Đoàn Thị Lam Luyến) Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ ở các dòng thơ sau: Ai thay thế được con để mẹ ấm lạnh tuổi già? Ai thay thế được con để mẹ nhìn thấy mặt? Ai thay thế được con để mẹ thêm một lần bế ẵm? Ai thay thế được con để trong sân ríu rít tiếng bà? Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ? 9
  10. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Hai mươi năm! Nước mắt khiến mẹ lòa Lưng mẹ còng hơn! Đêm đêm chỉ gió về gọi cửa Chiêm bao có cả màu khói lửa Sao không về báo mộng ở đâu con! Giá có cửa nhà để mẹ được thăm nom Ngày báo tử, đâu phải ngày giỗ mất! Mẹ vẫn thắp hương trên bàn thờ Tổ quốc Cầu tổ tiên mình che chở đứa con xa! Câu 4. Hình ảnh người mẹ vẫn chờ con trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI 8 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Thể thơ : Tự do 0.5 2 -Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc : “Ai thay thế được con ”/ Câu hỏi tu từ 0.5 -Tác dụng: Tạo nhịp điệu sâu lắng, trăn trở, nhấn mạnh nỗi khát khao được nhìn thấy mặt con của người mẹ có con đã hi sinh vì độc lập dân tộc. 3 Cách hiểu nội dung các dòng thơ: 1.0 - Diễn tả nỗi đau trong tâm can của người mẹ vì đã trải qua hai mươi năm nhưng vẫn chưa tìm thấy mộ và đến ngày mất cũng không biết được ngày nào. - Gợi tâm trạng xót xa, ngưỡng mộ, cảm phục của nhà thơ với bà mẹ Việt Nam anh hùng. 4 Hình ảnh người mẹ vẫn chờ con trong đoạn trích gợi suy nghĩ : 1.0 - Đây là một người mẹ liệt sĩ, tuy đã nhận giấy báo tử con hai mươi năm nhưng vẫn da diết nhớ thương và đau đáu đợi chờ con. - Suy nghĩ của bản thân: Chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương chiến tranh để lại vẫn chưa lành. Ta biết ơn những anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc được tự do, độc lập. Đồng thời, ta càng tri ân và tự hào những người mẹ vĩ đại đã cống hiến giọt máu cuối cùng cho đất nước.Hình ảnh mẹ vẫn chờ con thể hiện nỗi đau không thể nguôi ngoai trong lòng mẹ, làm cho ta xúc động và suy nghĩ về trách nhiệm quan tâm đến đời sống của những người từng hi sinh cho dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kì. BÀI 9:ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi! Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ 10
  11. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu Sóng quặn đỏ máu những người đã mất Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam” Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa Tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình! (Tổ quốc gọi tên - Nguyễn Phan Quế Mai, dẫn theo Báo điện tử Tổ Quốc 16.4.2017) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ . (0.5 đ) 2. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong những câu thơ: “Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu/ Sóng quặn đỏ máu những người đã mất/ Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc”. (0.5 đ) 3. Từ Hòa bình đựợc lặp lại hai lần và viết hoa kiểu tu từ trong bài thơ nhằm thể hiện điều gì ? (1.0 đ) 4. Theo anh/ chị vì sao bài thơ dễ đi vào lòng người ? (1.0 đ) (trả lời ngắn gọn từ 3 đến 5 câu) ĐÁP ÁN BÀI 9 I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: biểu cảm - “Sóng” vừa là hình ảnh nhân hóa (chẳng bình yên, quặn đỏ máu), vừa là hình ảnh ẩn dụ (sóng biển cũng là sóng lòng) vừa là phép điệp (ba lần) (Bài làm nêu được hai trong ba phép tư từ là cho điểm tối đa; nếu chỉ gọi tên mà không chỉ ra từ ngữ, hình ảnh chỉ cho nửa số điểm Từ Hòa bình đựợc lặp lại hai lần và viết hoa kiểu tu từ trong bài thơ nhằm thể hiện: - Niềm khao khát về lẽ sống cao cả của dân tộc. - Là thông điệp gửi gắm đến toàn nhân loại tiến bộ trên thế giới. 11
  12. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Bài thơ dễ đi vào lòng người vì: - Nội dung bài thơ khơi dậy những tình cảm thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của mỗi trái tim người Việt (tình yêu tổ quốc và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền), kết nối được tình cảm và hành động cộng đồng, - Thể thơ tự do phóng túng, lời thơ giàu cảm xúc và hình ảnh, tứ thơ giàu sức xoáy, âm điệu thơ bi tráng, hào sảng lại vừa day dứt, ngân vọng, (Bài làm có thể có nhiều cách lí giải khác nhau, miễn là thuyết phục) BÀI: 10: ĐỌC HIỂU(3,0 điểm) ‘‘Tre xanh, Bão bùng thân bọc lấy thân, Xanh tự bao giờ? Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Thương nhau tre không ở riêng, Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. Thân gầy guộc, lá mong manh, Chẳng may thân gãy cành rơi, Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng. Ở đâu tre cũng xanh tươi, Nòi tre đâu chịu mọc cong, Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu. Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Lưng trần phơi nắng phơi sương, Có gì đâu, có gì đâu, Có manh áo cộc tre nhường cho con.’’ Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều. (Trích“Tre Việt Rễ siêng không ngại đất nghèo, Nam”,Nguyễn Duy,“Cát trắng",NXB Quân Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Vươn mình trong gió tre đu, đội nhân dân, 1973) Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh, Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên? Câu 2.Chỉ ra hình ảnh nói về sức sống của tre Việt Nam qua đoạn sau: “Chẳng may thân gãy cành rơi, Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng. Nòi tre đâu chịu mọc cong, Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.” Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: “Lưng trần phơi nắng phơi sương, Có manh áo cộc tre nhường cho con.” Câu 4.Từ nội dung đoạn thơ anh (chị) liên tưởng đến những phẩm chất nào của con người Việt Nam? ĐÁP ÁN BÀI 10 Nội dung Điểm ĐỌC Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu: 3,0 HIỂU 12
  13. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Câu 1 Tự do 0,5 Câu 2 Chỉ ra hình ảnh nói về sức sống của tre qua đoạn thơ:Vẫn nguyên cái 0,5 gốctruyền đời cho măng. Câu 3 Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: nhân hóa. 0.25 Tác dụng: Giúp cho hình tượng cây tre trở nên sinh động, gần gũi và có 0.75 hồn hơn. (Hình tượng cây tre được nhân cách hóa làm liên tưởng đến hình tượng người mẹ,với tình yêu thương bao la, đức hi sinh cao cả, luôn dành phần khó khăn, thua thiệt cho mình và những gì tốt đẹp nhất cho con-thế hệ tương lai. ) Câu 4 - Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, và có lí giải thuyết phục. 1,0 Sau đây là định hướng về những phẩm chất tốt đẹp của con người VN:(HS nêu được 2 phẩm chất tốt đẹp và phân tích ngắn gọn, súc tích, chính xác 2 phẩm chất ấy sẽ được điểm tối đa) + kiên cường, bất khuất + trung thực, ngay thẳng + đoàn kết + giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó + thương người như thể thương thân BÀI 11: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: “Cảm ơn cuộc đời” là chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất thường niên vào dịp cuối năm. Đây là khoảng thời gian con người thường muốn “sống chậm lại một chút” để suy ngẫm về câu chuyện của năm cũ. Chương trình cùng khán giả nhìn lại những câu chuyện xúc động, có ý nghĩa nhân văn được chọn lọc từ những sự kiện xảy ra trong năm qua. Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã tạo thành một bức tranh với nhiều mảng màu xám, những mất mát, đau thương không thể nói thành lời. Hàng triệu người mất việc, cuộc sống bấp bênh, gánh gồng cả gia tài trên những chiếc xe máy, những chiếc xe kéo, thậm chí đi bộ về quê nhà với vài chục, hay vài trăm nghìn đồng. Hàng chục nghìn người lên đường tiếp viện cho tuyến đầu chống dịch với những ngày tháng đằng đẵng xa gia đình. Nhưng như lời bài thơ “Lời ru trên mặt đất” của nhà thơ Xuân Quỳnh: “Bốn phương đâu cũng quê nhà/ Như con tàu với những ga dọc đường/ Đất qua rồi những đau thương/ Có chăng lời hát vẫn còn mà thôi ”, đi qua những đau thương, tình yêu luôn là điều còn lại sau mọi nỗi đau và mất mát. “Cảm ơn vì đã trở về” là chủ đề của “Cảm ơn cuộc đời 2021” – lời tri ân dành cho những người trên tuyến đầu chống dịch: Cảm ơn những người nỗ lực vượt qua bạo bệnh để sống và trở về; cảm ơn người dân Việt Nam đã cưu mang nhau trên hành trình trở về của những người lao động nghèo; cảm ơn tất cả vì đã trở về!” (Cảm ơn cuộc đời 2021 – lời tri ân những người tuyến đầu chống dịch COVID -19, 13
  14. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?( 075đ) Câu 2. Trong đoạn trích, vì sao tác giả cho rằng: “Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã tạo thành một bức tranh với nhiều mảng màu xám, những mất mát, đau thương không thể nói thành lời”? (0,75đ) Câu 3. Việc trích dẫn lời thơ của Xuân Quỳnh trong đoạn trích có ý nghĩa gì? (1đ) Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài viết?(o,5) Đáp án đề ĐỌC HIỂU 3.0 Câu Phương thức biếu đạt chính: nghị luận 0.75 1 Câu - Theo đoạn trích, tác giả cho rằng: “Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã 0.75 2 tạo thành một bức tranh với nhiều mảng màu xám, những mất mát, đau thương không thể nói thành lời” vì: Hàng triệu người mất việc, cuộc sống bấp bênh, gánh gồng cả gia tài trên những chiếc xe máy, những chiếc xe kéo, thậm chí đi bộ về quê nhà với vài chục, hay vài trăm nghìn đồng. Hàng chục nghìn người lên đường tiếp viện cho tuyến đầu chống dịch với những ngày tháng đằng đẵng xa gia đình Câu - Việc trích dẫn lời thơ của Xuân Quỳnh trong đoạn trích có ý nghĩa: 3 + Làm tăng tính sinh động, biểu cảm cho đoạn văn. 0.25 + Góp phần truyền tải thông điệp của chương trình một cách sâu sắc, ý 0.75 nghĩa hơn: Hãy luôn suy nghĩ tích cực và lạc quan bởi sau mọi nỗi đau và mất mát điều còn lại vẫn là tình yêu thương. Câu - Tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài viết: 4 + Sự xót xa, thương cảm trước những đau thương, mất mát trong đại dịch 0.25 và niềm tin vào tình yêu thương của con người trong cuộc sống. 0.25 + Sự tri ân, cảm phục với những người trên tuyến đầu chống dịch và sự xúc động trước một chương trình đầy ý nghĩa nhân văn. BÀI 12 “ Mẹ tôi hong tóc buổi chiều Quay quay bụi nước bay theo gió đồng Tóc dài mẹ xoã sau lưng Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen Tóc sâu của mẹ, tôi tìm Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi 14
  15. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Con ngoan rồi đấy mẹ ơi Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh” (Tóc của mẹ tôi, Phan Thị Thanh Nhàn) Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ ?(0,75) Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau:(0,75) Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi Câu 3. nêu tác dụng biện pháp tu từ ở câu 2(1.0) Câu 4. Điều Ước gì của người con ở cuối bài thơ gợi anh, chị có suy nghĩ gì?(0,5) Đáp án Câu 1:Lục bát. Câu 2. - Biện pháp tu từ: so sánh (Bao nhiêu Bấy nhiêu) Câu 3-Tác dụng: Làm cho lời thơ trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, có hồn, cụ thể về hình ảnh mái tóc bạc của người mẹ già. Qua đó, câu thơ thể hiện sự ân hận và tình thương của người con vì đã từng làm mẹ buồn lòng quá nhiều. Câu 4 - Người con ước mong sao tóc của mẹ đen trở lại như xưa, không bạc như bây giờ. Người con ý thức được rằng, do mình chưa ngoan, làm buồn lòng mẹ, làm mẹ lo nghĩ nhiều nên tóc mẹ mới có sợi bạc. - Suy nghĩ của bản thân: Niềm ước ao của chủ thể trữ tình thật chân thành, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa bởi người con không cầu mong gì cho mình mà tất cả điều tốt đẹp mong có được đều dành cho mẹ. Người mẹ sẽ rất hạnh phúc khi con mình biết nhận ra những sai lầm và quyết tâm sửa chữa. 15