Đề kiểm tra Học kì 1 môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 258 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 2 trang Hùng Thuận 24/05/2022 3780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 258 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_10_ma_de_258_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 258 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Vật Lí 10 (Đề gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh: Mã đề:258 Số báo danh: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1: Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Trong mọi trường hợp F thỏa mãn A. F > F1+ F2. B. F1 F2 F F1+ F2. C. F < F1 F2. D. F = F1= F2. Câu 2: Một người đứng ở sân ga thấy thoa thứ nhất của đoàn tàu đang vào ga qua mặt mình trong 5 s và toa thứ hai trong 45 s. Khi tàu dừng lại, đầu toa thứ nhất cách người ấy 75 m. Coi tàu chuyển động thẳng chậm dần đều và chiều dài các toa tàu bằng nhau. Gia tốc của tàu là A. –0,16 m/s2. B. –0,06 m/s2. C. –0,074 m/s2. D. –6 m/s2. Câu 3: Phải móc một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào đầu dưới của một lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k = 500 N/m để nó dãn ra 5 cm. Lấy g = 10 m/s2. A. 4,0 kg. B. 3,0 kg. C. 3,5 kg. D. 2,5 kg. Câu 4: Đơn vị của lực là A. kilôgam (kg). B. héc (Hz). C. niu-tơn (N). D. mét (m). Câu 5: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 10 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 4 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là A. v = 4 km/h. B. v = 6 km/h. C. v = 8 km/h. D. v = 10 km/h. Câu 6: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc  và chu kì T trong chuyển động tròn đều là 2π 2π T A. ω = . B. ω = . C. ω = 2π.T. D. ω = . T f 2π Câu 7: Thả hòn đã rơi từ độ cao 20 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn đá là A. 2 s. B. 4 s. C. 3 s. D. 5 s. Câu 8: Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. D. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. 2 Câu 9: Khi tác dụng một hợp lực F lên vật có khối lượng m = m1 + m2 thì vật có gia tốc 1 m/s . Cũng hợp lực 2 F trên tác dụng lên vật có khối lượng m’ = m 1 – m2 thì gia tốc của vật là 4 m/s . Gia tốc m1, m2 thu được khi hợp lực F trên tác dụng lần lượt lên từng vật là A. 2,7 m/s2 và 1,6 m/s2. B. 5 m/s2 và 3 m/s2. C. 3 m/s2 và 5 m/s2. D. 1,6 m/s2 và 2,7 m/s2. Câu 10: Phương trình biểu diễn chất điểm chuyển động thẳng đều theo chiều dương của trục Ox là A. x = 25 – 6t + 4t2. B. x = 100 – 40t. C. x = 12 + 5t. D. x = 20 + 3t + 2t2. Câu 11: Trạng thái cân bằng của con lật đật thuộc về trạng thái cân bằng bền vì A. diện tích mặt chân đế nhỏ nhất có thể. B. trọng tâm có vị trí thấp nhất. C. diện tích mặt chân đế lớn nhất. D. trọng tâm có vị trí cao nhất. Câu 12: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì vectơ gia tốc và vectơ vận tốc của chất điểm A. có giá trị dương. B. có giá trị âm. C. ngược chiều. D. cùng chiều. Câu 13: Một chất điểm chuyển động tròn đều với bán kính r = 40 cm. Gia tốc hướng tâm có độ lớn 40 m/s 2. Tốc độ dài của chất điểm là Trang: 1/2 – Mã đề: 356
  2. A. 40 cm/s. B. 4 cm/s. C. 0,4 m/s. D. 4 m/s. Câu 14: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào A. vật liệu hai mặt tiếp xúc. B. tính chất của bề mặt tiếp xúc. C. áp lực lên mặt tiếp xúc. D. diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lực tác dụng và phản lực? A. Lực và phản lực là cặp lực cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. B. Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau. C. Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. D. Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. Câu 16: Biểu thức của quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều là: F1+ F2 = F F1+ F2 = F F1 F2 = F F1 F2 = F A. F1 d2 B. F1 d1 C. F1 d2 D. F1 d1 = = = = F2 d1 F2 d2 F2 d1 F2 d2 Câu 17: Hệ ba lực đồng quy, đồng phẳng, có độ lớn của mỗi lực lần lượt là F 1 = 20 N, F2 = 12 N và F3 = 16 N. Để hệ ba lực trên cân bằng thì góc hợp bởi lực F2 và F3 là A. 300. B. 370. C. 900. D. 530. Câu 18: Trong các cách viết hệ thức cùa định luật II Niu-tơn sau đây, cách viết nào đúng? A. F = ma. B. F = ma. C. F = ma. D. F = ma. Câu 19: Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải A. cùng giá, ngược chiều và độ lớn khác nhau. B. cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn. C. cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. D. khác giá, cùng độ lớn và ngược chiều. Câu 20: Một vật khi ở mặt đất bị Trái Đất hút với một lực bằng 36 N. Khi vật ở độ c ao h = R/2 so với mặt đất (R là bán kính Trái Đất) thì vật bị Trái Đất hút với một lực bằng A. 36 N. B. 16 N. C. 26 N. D. 46 N. II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) B Bài 1a. (1,0 điểm) Định nghĩa momen lực, cánh tay đòn của lực. Viết công thức tính momen lực. α FB O Bài 1b. (0,5 điểm) Dùng xà beng để bẩy một hòn đá như hình vẽ. A Điểm tựa Hỏi lực FB hợp với thanh AB một góc bằng bao nhiêu để độ lớn FA FB là nhỏ nhất? Giải thích? Bài 2. (2,5 điểm) Một vật có khối lượng 4 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà nằm ngang dưới tác dụng của một lực nằm ngang F. Sau 2 s kể từ lúc bắt đầu trượt, vận tốc của vật là 4 m/s. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là µt = 0,25 . Lấy g = 10 m/s2. a) Tính gia tốc và quãng đường vật trượt được sau 2 s. b) Tính lực F tác dụng lên vật. Để vật trượt đều trên sàn nhà thì ta tác dụng lực F bằng bao nhiêu? HẾT 1B 2A 3D 4C 5B 6A 7A 8B 9D 10C 11B 12C 13D 14D 15A 16A 17C 18D 19C 20B Trang: 2/2 – Mã đề: 356