Đề kiểm tra giữa kỳ I - Môn: Lịch sử 9

docx 7 trang hoaithuong97 6600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I - Môn: Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_lich_su_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I - Môn: Lịch sử 9

  1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1, năm học 2021-2022 Môn Lịch sử 9 Tên chủ đề (nội dung, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng chương) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Liên Xô và các nước Liên Xô từ Đông Âu từ năm 1945 năm 1945 đến những đến giữa năm 70 của những năm thế kỷ XX 70 của thế kỷ XX Số câu 1 Số câu Số câu: 1 Số điểm Tỷ Số điểm 1 Số điểm: 1 lệ % = 10% Sự ra đời Hoàn cảnh Tình hình của các ra đời của tổ Chủ đề 2: Đông nước In-đô- chức Tình hình Nam Á nê-xi-a, ASEAN và Đông Nam vào cuối Việt Nam, sự phát triển Á sau 1945 những Lào và Việt tới 10 thành và tổ chức năm 50 Nam ra viên của tổ ASEAN của thế kỷ nhập chức XX ASEAN ASEAN Số câu Số điểm Tỷ Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu 3 lệ %
  2. Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: Số điểm 5 2 = 50% Phong trào Chủ đề 3: đấu tranh Các nước giải phóng Châu Phi dân tộc ở sau năm các nước 1945 Châu Phi sau 1945 Số câu 1 Số câu Số câu: 1 Số điểm Tỷ Số điểm 1 Số điểm: 1 lệ % = 10% Chủ đề 4: Tình hình Các nước bất ổn tại Châu Á sau 1 số nước 1945 ở châu Á. Số câu: 1 Số câu 1 Số câu Số điểm Tỷ Số điểm: Số điểm 3 lệ % 3 = 30% Số câu 6 Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu Số điểm Số điểm Tỷ Số điểm: 4 Số điểm: 4 Số điểm: 2 10 lệ % Tỷ lệ: 40% Tỷ lệ: 40% Tỷ lệ: 20% Tỷ lệ 100%
  3. TRƯỜNG THCS HÒA CHÍNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Môn: Lịch sử 9 Thời gian làm bài: 45 phút Tiết theo KHDH: 9 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) I. Chọn và khoanh tròn chữ cái in hoa đầu câu mà em cho là đúng. (1 điểm) Câu 1: Nhiệm vụ đầu tiên của Liên Xô sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc: A. Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Giúp đỡ các nước ở Châu Âu B. Khôi phục kinh tế D. Phát triển văn hoá, giáo dục Câu 2: Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp sau: A. Cơ khí C. Luyện kim, cơ khí B. Hoá chất D. Vũ trụ và điện nguyên tử Câu 3: Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công phá vỡ thế độc quyền của Mỹ. A. bom nguyên tử C. xe gắn động cơ đầu tiên B. loại xe hơi siêu nhẹ D. đưa người vào không gian vũ trụ Câu 4: Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất: A. Amstrong C. Putin B. Ga-ga-rin D. Gooc-ba-chốp II. Hãy điền vào ý còn thiếu trong các câu sau. (1 điểm) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh (1) ở Châu Phi bùng nổ sớm nhất ở (2) vì các nước Bắc Phi có (3) .Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là năm của Châu Phi vì có (4) .Châu Phi giành được độc lập.
  4. III. Hãy ghép sự kiện lịch sử ở cột A với thời gian cột B sao cho đúng. (1 điểm) Cột A Cột B Trả lời a/ 2-9-1945 1. Nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a ra đời 1. ghép với b/ 17-8-1945 2. Nước Lào tuyên bố độc lập 2. ghép với c/ 12-10-1945 3. Quốc khánh nước Việt Nam 3. ghép với d/ 6-8-1967 4. Việt Nam ra nhập ASEAN 4. ghép với e/ 7-1995 B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Tại sao phần lớn các nước ở châu Á đã giành được độc lập nhưng trong suốt nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu Á luôn không ổn định? Câu 2: (2 điểm) Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và sự phát triển tới 10 thành viên của tổ chức này. Câu 3: Phân tích vì sao từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại?
  5. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1, Sử 9 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) I. Chọn và khoanh tròn chữ cái in hoa đầu câu mà em cho là đúng. (1 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. 1B, 2D, 3A, 4B II. Hãy điền vào ý còn thiếu trong các câu sau. (1 điểm) (1)giải phóng dân tộc , (2) Bắc Phi , (3) trình độ phát triển cao hơn vùng khác trong lục địa, (4) 17 nước III. Hãy ghép sự kiện lịch sử ở cột A với thời gian cột B sao cho đúng. (1 điểm) 1. ghép với b; 2. ghép với c; 3. ghép với a; 4. ghép với e B. TỰ LUẬN Câu 1: (3 điểm) Tại sao phần lớn các nước ở châu Á đã giành được độc lập nhưng trong suốt nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu Á luôn không ổn định? Đáp án Điểm Tình hình châu Á không ổn định là do châu Á có vị trí chiến lược quan trọng, 1 các nước đế quốc cố tìm mọi cách để duy trì địa vị thống trị của chúng ở châu lục này bằng cách gây ra những cuộc xung đột khu vực và tranh chấp biên giới, 1 lãnh thổ, hoặc tiếp tay cho các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man, nhất là ở khu vực Tây Á (còn gọi là Trung Đông) làm cho cục diện châu 1 Á luôn không ổn định và cẳng thẳng. Câu 2: (2 điểm) Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và sự phát triển tới 10 thành viên của tổ chức này. Đáp án Điểm - Trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nhiều nước Đông Nam Á chủ động thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau 1 hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực.
  6. - Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời tại Băng Cốc - Thái Lan với 5 thành viên (Inđônêxia, Malaysia, Xingapo, Philippin, Thái Lan). - 1984 Brunây ra nhập tổ chức này và trở thành thành viên thứ 6. - Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7. - Tháng 9/1997 Lào, Mianma ra nhập tổ chức ASEAN và trở thành thành viên thứ 8 và 9. 1 - Tháng 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này và trở thành thành viên thứ 10. Hoạt động chính của ASEAN: Là hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Câu 3: Phân tích vì sao từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại? Đáp án Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: + Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. + Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. + Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.
  7. + Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. + Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập. - Như vậy từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.