Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Huy Cương

docx 9 trang Hùng Thuận 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Huy Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Huy Cương

  1. MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC 2020-2021 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn Số 2 1 1 4 bản (Nội câu dung bài đọc) Câu 1,2 4 5 số 2 Kiến thức Số 1 1 2 4 tiếng Việt câu Câu 3 7, 6,8 số Tổng số câu 2 2 1 2 1 8
  2. PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG TH HY CƯƠNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Thời gian : 85 phút ( Không kể thời gian giao đề) Họ tên học sinh: Lớp: Nhận xét của giáo viên I.Chính tả - Nghe viết: II. PHẦN ĐỌC- HIỂU:
  3. Cho văn bản sau: Mạo hiểm Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ. Hạt thứ nhất nói: - Tôi muốn mọc thành cây. Tôi muốn đâm rễ sâu xuống đất, vươn mầm lên cao, nhú chồi non đón mùa xuân đang đến. Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa. Thế là hạt thứ nhất vươn mình một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm, bất chấp mọi trở ngại. Hạt thuứ hai nói: - Tôi sợ lắm. Tôi ợ đối diện với bóng tối khi rễ của tôi đâm xống đất. Tôi sợ làm tổn thương những mầm non yếu ớt của tôi khi vươn mình lên khỏi mặt đất cứng này. Tôi sợ lũ ốc sên sẽ ngấu nghiến đám chồi non của tôi mất. Tôi sợ lũ con nít sẽ ngắt hoa khi tôi vừa mới nở. Không, tôi sẽ nằm đây cho an toàn. Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi. Một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm, nó tóm ngay hạt thứ hai và nuốt trôi Theo Hạt giống tâm hồn Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo câu hỏi. Câu 1: Hai hạt mầm đã trao đổi với nhau về vấn đề gì? A. Hai hạt mầm nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn. B. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây. C. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất. D. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc sẽ sinh ra các hạt mầm nhỏ bé tiếp theo. Câu 2: Hạt mầm thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất? A. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, đón ánh mặt trời và sợ tổn thương chồi non B. Muốn mọc thành cây, vươn mầm nhú chồi non và sợ lũ ốc. C. Muốn mọc thành cây, sợ lũ ốc, sợ đất cứng, sợ lũ trẻ ngắt hoa. D. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, vươn mầm và nhú chồi non. Câu 3: Cặp từ trái nghĩa nào tượng trưng cho suy nghĩ của hai hạt mầm? A. Tích cực- tiêu cực B. Quyết tâm- lo lắng C. Cố gắng – nhút nhát D. Hành động – nản chí
  4. Câu 4: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt mầm thứ hai nhận được gì? A. Hạt mầm thứ hai bị kiến tha đi. B. Trở thành một cây mầm tươi đẹp C. Hạt mầm thứ hai bị gà ăn D. Trở thành một cây mầm bị thối. Câu 5: Qua câu chuyện trên em học được gì từ hạt mầm thứ nhất? Câu 6: Đặt câu hỏi với bộ phận in đậm dưới đay: a. Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ. b. Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi. Câu 7: Câu văn nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?( chọn nhiều đáp án) A. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. B. Cả đàn ong là một khối hoà thuận. C. Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Câu 8: Các từ chỉ hoạt động trạng thái trong câu: “Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa” là: III.Tập làm văn: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) kể về người hàng xóm mà em quý mến.
  5. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG TH HY CƯƠNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 PHẦN VIẾT Giáo viên đọc cho học sinh viết Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể.Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sang nào Bác cũng dạy sớm luyện tập.Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi.Bác chọn những ngọn núi nào cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không.Có đồng chí nhắc: -Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. -Cảm ơn chú.Bác tập leo chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Theo Đầu nguồn
  6. PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH HY CƯƠNG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Phiếu 1: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cây vú sữa Thân cây vú sữa thẳng, da sần sùi. Từ thân mọc ra rất nhiều cành dài. Lá của nó mới thật đặc biệt. Nó có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu đỏ nâu. Vào độ cuối xuân khi tiết trời còn mát mẻ thì cũng là lúc những mầm non hé nở. Rồi hoa nở lúc nào chẳng ai hay, chỉ biết mùi thơm nhẹ thoảng phảng phất quanh vườn. Sang hè, những quả vú sữa nhỏ như đầu ngón tay út chòi ra. Phỏng theo: Trần Thu Trang Câu hỏi 1: Lá của cây vú sữa đặc biệt với mỗi mặt màu gì? PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH HY CƯƠNG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Phiếu 2: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi . Chim sẻ, ếch và cào cào Chim sẻ, ếch và cào cào là ba bạn thân. Một hôm trên đường đi chơi chúng gặp một cái ao to. Chim sẻ có thể bay qua, ếch có thể bơi sang nhưng cào cào thì không có cách nào sang bờ bên kia được. Chúng bèn họp nhau lại bàn cách để cùng sang được bên kia bờ ao. Thế là chim sẻ mang về một chiếc lá to, cào cào ngồi trên chiếc lá, ếch bơi và đẩy chiếc lá đó qua ao. Thế là tất cả cùng sang được bờ bên kia. TLCH : Chim sẻ, ếch và cào cào làm thế nào để cả ba cùng sang được bờ bên kia?
  7. Hướng dẫn chấm: A. Phần đọc thành tiếng: - Học sinh đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng tốc độ, khoảng từ 50 -> 60 tiếng / phút - Trả lời đúng câu hỏi: Phiếu 1: Lá của cây vú sữa đặc biệt: nó có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu đỏ nâu. Phiếu 2: Chúng họp nhau lại, dùng chiếc lá to cho cào cào ngồi trên, ếch bơi và đẩy chiếc lá đó qua ao. A. Phần đọc hiểu: Đáp án Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 7 Câu 8 B D A C A,C A Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được từ hạt mầm thứ nhất là: phải luôn suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn và luôn cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất. Câu 6: a, Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân như thế nào? B, Cái gì tiếp tục đợi? B. Phần kiểm tra viết I. Chính tả + Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,trình bày đúng hình thức bài chính tả + Sửa lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) II. Tập làm văn * Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau 1. Người hàng xoám mà em yêu quý là ai? Người đó bao nhiêu tuổi? 2. Nêu được nghề nghiệp. Công việc hàng ngày của người đó như thế nào? 3. Nêu được vài nét về hình dáng, tính tình nổi bật của người đó.
  8. 4. Tình cảm của em và người hàng xóm đó. 5. Chữ viết, chính tả: Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, có đủ bố cục đoạn văn. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả 6. Sáng tạo: Có 1 trong 3 sự sáng tạo sau - Có ý riêng, độc đáo. - Có dùng từ gợi tả hình ảnh,âm thanh. - Viết câu văn có cảm xúc hoặc câu văn diễn đạt hay.