Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn môn Tin học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 8 trang Hùng Thuận 23/05/2022 3430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn môn Tin học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_mon_tin_hoc_lop_10_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn môn Tin học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 Năm học 2021-2022 Môn: Tin học 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: Chọn phương án ghép đúng nói về thuật ngữ tin học trong các câu sau: Tin học là A. Ngành khoa học về xử lý thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử B. Áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lý thông tin C. Máy tính và các công việc liên quan đến máy tính điện tử D. Lập chương trình cho máy tính Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai? Vì sao? A. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao. B. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn. C. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội. D. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp. Câu 3: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất: Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì: A. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lý thông tin B. Máy tính giúp cho con người giải tất cả các bài toán khó C. Máy tính là công cụ soạn thảo văn bản và cho ta truy cập vào Internet để tìm kiếm thông tin D. Máy tính tính toán cực kì nhanh và chính xác Câu 4: Hãy chọn phương án ghép đúng: Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành A. Nghiên cứu máy tính điện tử B. Sử dụng máy tính điện tử C. Được sinh ra trong nền văn minh thông tin D. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng Câu 5: Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là gì? A. Sự ra đời của các phương tiện giao thông B. Sự ra đời của máy bay C. Sự ra đời của máy tính điện tử
  2. D. Sự ra đời của máy cơ khí Câu 6: Đặc thù của ngành tin học là gì? A. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin B. Quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử C. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin một cách tự động D. Quá trình nghiên cứu và ứng dụng các công cụ tính toán Câu 7: Nền văn minh thông tin gắn liền với loại công cụ nào? A. Động cơ hơi nước B. Máy điện thoại C. Máy tính điện tử D. Máy phát điện Câu 8: Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người? A. Khi phân tích tâm lí một con người B. Khi chuẩn đoán bệnh C. Khi thực hiện một phép toán phức tạp D.Khi dịch một tài liệu. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất? A. Giải trí B. Công cụ xử lí thông tin C. Lập trình và soạn thảo văn bản D. A, B, C đều đúng Câu 10: Chọn nhóm từ thích hợp điền vào đoạn sau: Ngành tin học gắn liền với và máy tính điện tử A. Sự phát triển, sử dụng B. Sử dụng, tiêu thụ C. Sự phát triển, tiêu thụ D. Tiêu thụ, sự phát triển Câu 11: : Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A? A. 8000
  3. B. 8129 C. 8291 D. 8192 Câu 12: Chọn câu đúng tron các câu sau: A. 1MB = 1024KB B. 1B = 1024 Bit C. 1KB = 1024MB D. 1Bit = 1024B Câu 13: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là: A. Hình ảnh B. Văn bản C. Dãy bit D. Âm thanh Câu 14: Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất về khái niệm bit? A. Đơn vị đo khối lượng kiến thức B. Chính chữ số 1 C. Đơn vị đo lượng thông tin D. Một số có 1 chữ số Câu 15: Tại sao phải mã hoá thông tin? A. Để thay đổi lượng thông tin B. Làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy C. Để chuyển thông tin về dạng câu lệnh của ngôn ngữ máy D. Tất cả đều đúng Câu 16: Đơn vị đo lượng thông tin cơ sở là: A. Byte B. Bit C. GB D. GHz Câu 17: Mã hoá thông tin là quá trình:
  4. A. Đưa thông tin vào máy tính B. Chuyển thông tin về bit nhị phân C. Nhận dạng thông tin D. Chuyển dãy hệ nhị phân về hệ đếm khác Câu 18: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau: A. Một byte có 8 bits B. RAM là bộ nhớ ngoài C. Dữ liệu là thông tin D. Đĩa mềm là bộ nhớ trong Câu 19: 1 byte có thể biểu diễn ở bao nhiêu trạng thái khác nhau: A. 8 B. 255 C. 256 D. 65536 Câu 20: Thông tin là gì? A. Các văn bản và số liệu B. Hiểu biết của con người về một thực thể, sự vật, khái niệm, hiện tượng nào đó C. Văn bản, Hình ảnh, âm thanh D. Hình ảnh, âm thanh Câu 21: Các lệnh và dữ liệu của chương trình đang thực hiện được lưu trên thiết bị: A. ROM B. RAM C. Băng từ D. Đĩa từ Câu 22: Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm: A. CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra B. Bàn phím và con chuột C. Máy quét và ổ cứng D. Màn hình và máy in
  5. Câu 23: Bộ nhớ chính (bộ nhớ trong) bao gồm: A. Thanh ghi và ROM B. Thanh ghi và RAM C. ROM và RAM D. Cache và ROM Câu 24: Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau: A. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, chuột, loa B. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, màn hình, máy in C. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, máy quét (máy Scan) D. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, màn hình Câu 25: Hệ thống tin học gồm các thành phần: A. Người quản lí, máy tính và Internet B. Sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng và phần mềm C. Máy tính, phần mềm và dữ liệu D. Máy tính, mạng và phần mềm Câu 26: Thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra: A. Máy chiếu B. Màn hình C. Modem D. Webcam Câu 27: ROM là bộ nhớ dùng để: A. Chứa hệ điều hành MS DOS B. Người dùng có thể xóa hoặc cài đặt chương trình vào C. Chứa các dữ liệu quan trọng D. Chứa các chương trình hệ thống được hãng sản xuất cài đặt sẵn và người dùng thường không thay đổi được Câu 28: Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị: A. Đĩa cứng, đĩa mềm B. Các loại trống từ, băng từ C. Đĩa CD, flash
  6. D. Tất cả các thiết bị nhớ ở trên Câu 29: Đang sử dụng máy tính, bị mất nguồn điện: A. Thông tin trong bộ nhớ trong bị mất hết B. Thông tin trên RAM bị mất, thông tin trên ROM không bị mất C. Thông tin trên đĩa sẽ bị mất D. Thông tin được lưu trữ lại trong màn hình Câu 30: Một hệ thống máy tính có bao nhiêu ổ đĩa: A. Một ổ đĩa mềm và một ổ đĩa cứng B. Một ổ đĩa mềm và hai ổ đĩa cứng C. Một ổ đĩa mềm, một ổ đĩa cứng và một ổ CD-ROM D. Tuỳ theo sự lắp đặt Câu 31: A. Thể hiện thao tác tính toán B. Thể hiện thao tác so sánh C. Quy định trình tự thực hiện các thao tác D. Thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu Câu 32: Thuật toán có tính: A. Tính xác định, tính liên kết, tính đúng đắn B. Tính dừng, tính liên kết, tính xác định C. Tính dừng, tính xác định, tính đúng đắn D. Tính tuần tự: Từ input cho ra output Câu 33: Trong tin học sơ đồ khối là: A. Ngôn ngữ lập trình bậc cao B. Sơ đồ mô tả thuật toán C. Sơ đồ về cấu trúc máy tính D. Sơ đồ thiết kế vi điện tử Câu 34: Chọn phát biểu đúng khi nói về Bài toán và thuật toán: A. Trong phạm vi Tin học, ta có thể quan niệm bài toán là việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện
  7. B. Thuật toán (giải thuật) để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán này, ta nhận được Output cần tìm C. Sơ đồ khối là sơ đồ mô tả thuật toán D. Cả ba câu trên đều đúng Câu 35: Thuật toán sắp xếp bằng đổi chỗ cho dãy số A theo trật tự tăng dần dừng lại khi nào? A. Khi M =1 và không còn sự đổi chỗ B. Khi số lớn nhất trôi về cuối dãy C. Khi ai > ai + 1 D. Tất cả các phương án Câu 36: Cho thuật toán tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số nguyên sử dụng phương pháp liệt kê dưới đây: Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2, ., aN; Bước 2: Min ← ai, i ← 2; Bước 3: Nếu i > N thì đưa đưa ra giá trị Min rồi kết thúc; Bước 4: Bước 4.1: Nếu ai > Min thì Min ← ai; Bước 4.2: i ← i+1, quay lại bước 3. Hãy chọn những bước sai trong thuật toán trên: A. Bước 2 B. Bước 3 C. Bước 4.1 D. Bước 4.2 Câu 37: Thuật toán tốt là thuật toán: A. Thời gian chạy nhanh B. Tốn ít bộ nhớ C. Cả A và B đều đúng D. Tất cả các phương án đều sai Câu 38: Input của bài toán: "Hoán đổi giá trị của hai biến số thực A và C dùng biến trung gian B" là: A. Hai số thực A, C B. Hai số thực A, B
  8. C. Hai số thực B, C D. Ba số thực A, B, C Câu 39: Cho bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N. Hãy xác đinh Output của bài toán này? A. N là số nguyên tố B. N không là số nguyên tố C. N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố D. Tất cả các ý trên đều sai Câu 40: " (1) là một dãy hữu hạn các (2) được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ (3) của bài toán, ta nhận được (4) cần tìm". Các cụm từ còn thiếu lần lượt là? A. Input – Output - thuật toán – thao tác B. Thuật toán – thao tác – Input – Output C. Thuật toán – thao tác – Output – Input D. Thao tác - Thuật toán– Input – Output HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN 1. A 2. D 3. A 4. D 5. C 6. B 7. C 8. C 9. D 10. A 11. D 12. A 13. C 14. C 15. D 16. B 17. A 18. A 19. C 20. B 21. B 22. A 23. C 24. C 25. B 26. C 27. D 28. D 29. B 30. D 31. A 32. C 33. B 34. D 35. A 36. C 37. C 38. A 39. C 40. C