Đề cương ôn tập Giữa học kì môn 1 môn Tin học Khối 10 (Có đáp án)

docx 8 trang Hùng Thuận 23/05/2022 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Giữa học kì môn 1 môn Tin học Khối 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_mon_1_mon_tin_hoc_khoi_10_co_dap.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Giữa học kì môn 1 môn Tin học Khối 10 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN: TIN 10 Câu 1: Tin học là A. Ngành khoa học về xử lý thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử B. Áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lý thông tin C. Máy tính và các công việc liên quan đến máy tính điện tử D. Lập chương trình cho máy tính Câu 2: Thuật ngữ Tin học trong tiếng Pháp là?. A. Informatique B. Informatics C. Computer Science D. Sciencs Câu 3. Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành: A. Chế tạo máy tính. B. Sử dụng máy tính trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. C. Nghiên cứu phương pháp lưu trữ và xử lý thông tin. D. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu độc lập. Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao. B. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn. C. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội. D. Máy tính tốt là máy tính, nhỏ, gọn và đẹp. Mức độ 2: (Hiểu) Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không chính xác ? A. Giá thành máy tính ngày càng tăng B. Dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng C. Dung lượng bộ nhớ ngày càng tăng D. Tốc độ máy tính ngày càng tăng Câu 6: Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của máy tính điện tử? A. Nhận thông tin B. Xử lý thông tin. C. Lưu trữ thông tin vào các bộ nhớ ngoài. D. Nhận biết được mọi thông tin. Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao. B. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn. C. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội. D. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp. Câu 8: Nền văn minh thông tin gắn với công cụ nào? A. Động cơ hơi nước B. Máy điện thoại C. Máy phát điện D. Máy tính điện tử BÀI 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Mức độ 1: (Biết) Câu 9: Trong tin học dữ liệu là ? A. Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính B. Biểu diễn thông tin dạng văn bản C. Các số liệu D. Số trong hệ thập phân Câu 10: Thông tin (information) là ? A. Hiểu biết về một thực thể B. Hình ảnh và âm thanh C. Văn bản và số liệu
  2. D. Hình ảnh và văn bản Câu 11: Một gi-ga-byte (GB) sẽ bằng: A. 1024 KB B. 1024MB C. 1024B D.1000TB. Câu 12: Mã nhị phân của thông tin là: A. Số trong hệ hecxa. B. Số trong hệ thập phân C. Số trong hệ nhị phân. D. Dãy bit biểu diễn thông tin đó trong máy tính Câu 13: Trong hệ hexa thì dùng bao nhiêu ký tự để biểu diễn ? A. 2 B. 8 C. 10 D. 16 Câu 14: Đơn vị đo thông tin cơ bản là đơn vị nào? A. byte (B) B. Bit C. KB D. MB Câu 15: 1 byte (B) = bao nhiêu bit? A. 7 B. 1 C. 8 D. 1024 Câu 16: Thông tin có thể phân loại thành A. văn bản, hình ảnh, âm thanh B. số nguyên, số thực C. số, phi số D. các dạng khác Câu 17: Hệ nhị phân còn được gọi là A. hệ cơ số 16 B. hệ cơ số 2 C. hệ cơ số 8 D. hệ cơ số 10 Mức độ 2: (Hiểu) Câu 18: Phát biểu nào sau đây phù hợp nhất về khái niệm bit: A. Một số có 1 chữ số B. Đơn vị đo khối lượng kiến thức C. Chín chữ số 1 D. Đơn vị đo lượng thông tin Câu 19: Xác định câu nào đúng trong các câu sau: A. 2048 byte = 2,048 KB B. 2024 byte = 1 KB C. 2000 byte = 2 KB D. 2048 byte = 2 KB Câu 20: Một robot có 2 thao tác: rẽ trái, rẽ phải trong di chuyển. Nếu qui ước 1 là rẽ trái, 0 là rẽ phải thì dãy thao tác: rẽ trái, rẽ phải, rẽ phải, rẽ trái, rẽ phải; được biểu diễn bằng dãy bít nào sao đây: A. 10010 B. 01101 C. 10101 D. 01010
  3. Câu 21: Trong hệ cơ số 16 (hệ hexa) thì ký tự D có giá trị tương ứng bằng bao nhiêu trong hệ cơ số 10 (hệ thập phân)? A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 Câu 22: Mùi vị là thông tin: A. Dạng số B. Dạng phi số C. Chưa có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý được D. Dạng số và phi số Câu 23: Dãy số nào biểu diễn ở dạng hệ nhị phân A. 000A100 B. 01010000 C. 00cd0001 D. 00120000 Mức độ 3: (Vận dụng) Câu 24: Dãy bit 10101 (trong hệ nhị phân) biểu diễn số nào trong hệ thập phân A. 98. B. 20. C. 15. D. 21. Câu 25: Biểu diễn nhị phân của hệ Hecxa 5A là A. 1101010 B. 1011010 C. 1100110 D. 1010010 Câu 26: Để biểu diễn mỗi kí tự trong bộ mã ASCII cần sử dụng : A. 1 bit B. 10 bit C. 1 byte D. 2 byte Câu 27: Dãy bit nào dưới đây biểu diễn nhị phân của số 76 trong hệ thập phân A. 10111011. B. 01010111. C. 1001100. D. 11010111. Mức độ 4: (Vận dụng cao) Câu 28: Biểu diễn thập phân của số Hexa “1EA” là : A. 250 B. 700 C. 490 D. 506 Câu 29: Số 10A4 trong hệ hexa có giá trị bằng bao nhiêu trong hệ thập phân? A. 4256 B. 4260 C. 2724 D. 2725 Câu 30: Số A4 trong hệ hexa có giá trị bằng bao nhiêu trong hệ thập phân? A. 160 B. 164 C. 180 D. 190 BÀI 3: GIỚI THIỆU MÁY TÍNH
  4. Mức độ 1: (Biết) Câu 31: Hệ thống tin học dùng để A. Nhập, xử lý B. Xử lý, xuất C. Xuất, truyền, lưu dữ liệu D. Nhập, xử lý, xuất, truyền và lưu dữ liệu Câu 32: Các thành phần của hệ thống tin học A. Phần cứng, phần mềm B. Phần mềm, sự quản lý của con người C. Phần mềm, phần cứng, sự quản lý và điều khiển của con người D. Sự quản lý và điều khiển của con người Câu 33: Bộ nhớ chính (bộ nhớ trong) bao gồm: A. Thanh ghi và ROM B. Thanh ghi và RAM C. ROM và RAM D. Cache và ROM Câu 34: Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm: A. CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra B. Bàn phím và con chuột C. Máy quét và ổ cứng D. Màn hình và máy in Câu 35: “Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.” Đó là phát biểu của nguyên lý nào? A. Nguyên lý mã hóa nhị phân B. Nguyên lý lưu trữ chương trình C. Nguyên lý truy cập theo địa chỉ D. Nguyên lý Phôn Nôi-man Câu 36: “Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.” Đó là phát biểu của nguyên lý nào? A. Nguyên lý mã hóa nhị phân B. Nguyên lý lưu trữ chương trình C. Nguyên lý truy cập theo địa chỉ D. Nguyên lý Phôn Nôi-man Câu 37: Thiết bị nào sau đây vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra? A. Webcam B. Môđem C. Chuột D. Máy quét Mức độ 2: (Hiểu) Câu 38: Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau: A. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, chuột, loa B. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, màn hình, máy in C. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, máy quét (máy Scan) D. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, màn hình Câu 39: Các lệnh và dữ liệu của chương trình đang thực hiện được lưu trên thiết bị: A. ROM B. RAM C. Băng từ D. Đĩa từ Câu 40: Cấu trúc chung của một máy tính bao gồm: A. CPU, RAM, ROM, bộ nhớ ngoài. B. CPU, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị xuất nhập. C. RAM, ROM, bộ nhớ ngoài, các thiết bị xuất nhập. D. CPU, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài.
  5. Câu 41: Dựa vào sơ đồ cấu trúc máy tính đã học, hãy cho biết quá trình xử lý thông tin thực hiện theo quy trình nào trong những quy trình dưới đây (hay thứ tự các thao tác ở phần khái niệm hệ thống tin học) : A. Xử lý thông tin  Xuất dữ liệu  Nhập ; Lưu trữ thông tin B. Nhập thông tin  Xử lý thông tin  Xuất ; Lưu trữ thông tin C. Nhập thông tin  Lưu thông tin  Xuất ; Xử lý thông tin D. Xuất thông tin  Xử lý dữ liệu  Nhập ; Lưu trữ thông tin Câu 42: Hãy chọn câu sai, khi cúp điện: A. Dữ liệu trên Ram sẽ mất, còn dữ liệu lưu ở bộ nhớ ngoài không bị mất. B. Dữ liệu trên Rom sẽ mất, còn dữ liệu lưu ở bộ nhớ ngoài không bị mất. C. Dữ liệu trên Ram sẽ mất, còn dữ liệu lưu ở trong Rom không bị mất. D. Dữ liệu trên Rom và bộ nhớ ngoài không bị mất. Câu 43: Khi sử dụng máy tính để nghe nhạc và soạn thảo văn bản, vậy các chương trình đang được xử lí chứa ở đâu? A. Thẻ nhớ B. Đĩa cứng C. Ram D. Rom Câu 44: Phân biệt bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài? A. Bộ nhớ trong là nơi chứa dữ liệu đang xử lí, bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài. B. Bộ nhớ ngoài là nơi chứa dữ liệu đang xử lí, bộ nhớ trong dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài. C. Bộ nhớ trong là nơi hướng dẫn các bộ phận khác thực hiện, bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài. D. Bộ nhớ trong là thành phần quan trọng nhất của máy tính, bộ nhớ ngoài dùng lưu dữ liệu lâu dài. Câu 45: Phát biểu nào sau đây về ROM là sai? A. ROM là bộ nhớ trong. B. Thông tin trong ROM không bị mất khi mất điện/tắt máy. C. ROM là bộ nhớ trong có thể đọc/ghi dữ liệu. D. ROM chứa 1 số chương trình hệ thống. Câu 46: Phát biểu nào sau đây về RAM là sai? A. RAM là bộ nhớ trong. B. RAM là bộ nhớ trong có thể đọc/ghi dữ liệu. C. Thông tin trong RAM sẽ bị mất khi tắt máy. D. RAM là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu. Câu 47: Hãy chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Chương trình là một dãy các lệnh, mỗi lệnh mô tả một thao tác. B. Với mọi chương trình, khi máy đang thực hiện thì con người không thể can thiệp dừng chương trình. C. Người dùng điều khiển máy tính thông qua các lệnh do họ mô tả trong chương trình. D. Chương trình có được là do con người viết ra. Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng A. Địa chỉ ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ đó thường thay đổi trong quá trình máy tính làm việc. B. Xử lí dữ liệu trong máy tính nghĩa là truy cập dữ liệu đó. C. Khi xử lí dữ liệu máy tính xử lí từng bit. D. Địa chỉ ô nhớ là cố định nhưng nội dung ghi trong ô nhớ có thể thay đổi trong quá trình máy tính làm việc. BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN Mức độ 1: (Biết) Câu 49: Thuật toán có tính: A. Tính xác định, tính liên kết, tính đúng đắn B. Tính dừng, tính liên kết, tính xác định C. Tính dừng, tính xác định, tính đúng đắn D. Tính tuần tự: Từ input cho ra output Câu 50: Trong tin học sơ đồ khối là: A. Ngôn ngữ lập trình bậc cao B. Sơ đồ mô tả thuật toán
  6. C. Sơ đồ về cấu trúc máy tính D. Sơ đồ thiết kế vi điện tử Câu 51: Có bao nhiêu cách trình bày một thuật toán? A. 2 cách B. 3 cách C. 4 cách D. 1 cách Câu 52: “ (1) là một dãy hữu hạn các (2) được sắp xếp theo mộ trật tự xác định sao cho khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ (3) của bài toán, ta nhận được (4) cần tìm”. Lần lượt điền các cụm từ còn thiếu là? A. Input – OutPut - thuật toán – thao tác B. Thuật toán – thao tác – Input – OutPut C. Thuật toán – thao ác – Output – Input D. Thao tác - Thuật toán– Input – OutPut Câu 53: Thuật toán có các tính chất A. Tính đúng đắn, tính xác định, tính hữu hạn B. Tính dừng, tính xác định, tính đúng đắn C. Tính xác định, tính dừng, tính hữu hạn D. Tính dừng, tính đúng đắn, tính độc lập Câu 54: Tính xác định của thuật toán có nghĩa là A. Mục đích của thuật toán được xác định B. Số các bước thực hiện là xác định C. Không thể thực hiện thực toán hai lần với cùng một Input mà nhận được hai Output khác nhau D. Sau khi hoàn thành một bước (một thao tác), bước thực hiện tiếp theo hoàn toàn xác định Câu 55: Trong tin học sơ đồ khối là A. Sơ đồ mô tả thuật toán B. Sơ đồ thiết kế điện tử C. Sơ đồ cấu trúc máy tính D. Ngôn ngữ lập trình Câu 56: Trong sơ đồ khối, người ta dùng những khối, đường nào để diễn tả thuật toán? A. Hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, mũi tên. B. Hình chữ nhật, hình Ovan, hình thoi, mũi tên. C. Hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, mũi tên. D. Hình Ovan, hình vuông, hình thoi, mũi tên. Mức độ 2: (Hiểu) Câu 57:Bài toán tính diện tích tam giác ABC có Output là: A. Ba cạnh a, b, c của tam giác. B. Tam giác ABC đã cho. C. Diện tích tam giác ABC. D. Hình vẽ tam giác ABC. Câu 58: Để tính thương của 2 số nguyên a, b. Tìm Input, Output? A. Input: 2 số nguyên a,b; Output: thương của 2 số nguyên a, b B. Input: 2 số thực a,b; Output: thương của 2 số a, b C. Input: 2 số nguyên a,b; Output: tính thương của 2 số nguyên a, b D. Input: 2 số nguyên dương a,b; Output: thương của 2 số nguyên a, b Câu 59: Hãy xác định Input và Output của bài toán: Cho điểm I (x;y) trên mặt phẳng toạ độ và số thực R. Vẽ trên màn hình đường tròn tâm I, bán kính R. A. Input: Ba số thực x, y, R; Output: Đường tròn (I, R) trên màn hình. B. Input: Ba số thực x, y, R; Output: vẽ trên màn hình đường tròn (I, R) trên màn hình. C. Input: Ba số x, y, R; Output: Đường tròn (I, R) trên màn hình. D. Input: Ba số thực x, y, R; Output: Hình tròn (I, R) trên màn hình. Câu 60: Trong cách diễn tả bằng sơ đồ khối hình oval - hình chữ nhật dùng để thể hiện lần lượt thao tác: A. so sánh và tính toán B. xuất/nhập dữ liệu và so sánh
  7. C. xuất nhập dữ liệu và tính toán D. nhập dữ liệu và xuất dữ liệu. Câu 61: Chọn phát biểu đúng khi nói về Bài toán và thuật toán: A. Trong phạm vi Tin học, ta có thể quan niệm bài toán là việc nào đó mà ta không muốn máy tính thực hiện B. Thuật toán (giải thuật) để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán này, ta nhận được Output cần tìm C. Sơ đồ khối là sơ đồ về cấu trúc máy tính D. Sơ đồ thiết kế vi điện tử Mức độ 3: (Vận dụng) Câu 62: Thuật toán sắp xếp bằng đổi chỗ cho dãy số A theo trật tự tăng dần dừng lại khi nào? A. Khi M =1 và không còn sự đổi chỗ B. Khi số lớn nhất trôi về cuối dãy C. Khi ai > ai + 1 D. Khi ai > ai + 0 Câu 63: Input của bài toán: "Hoán đổi giá trị của hai biến số thực A và C dùng biến trung gian B" là: A. Hai số thực A, C B. Hai số thực A, B C. Hai số thực B, C D. Ba số thực A, B, C Mức độ 4: (Vận dụng cao) Câu 64: Cho thuật toán tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số nguyên sử dụng phương pháp liệt kê dưới đây: Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2, ., aN; Bước 2: Min ← ai, i ← 2; Bước 3: Nếu i Min thì Min ← ai; Bước 4.2: i ← i+1, quay lại bước 3. Hãy chọn những bước sai trong thuật toán trên: A. Bước 2 B. Bước 3 C. Bước 4.1 D. Bước 4.2 Câu 65: Cho bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N. Hãy xác đinh Output của bài toán này? A. N là số nguyên tố B. N không là số nguyên tố C. N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố D. N là số tự nhiên Câu 66: Mô phỏng thuật toán sắp xếp dãy số thành dãy không tăng với N = 10 và dãy A: 6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12, 4. Hãy cho biết với i trả về giá trị 0 mấy lần, để có thể sắp xếp thành 1, 3, 4, 5, 6, 7, 7, 8, 10, 12. A. 11 lần. B. 10 lần. C. 9 lần. D. 8 lần. Câu 67: Mô phỏng thuật toán sắp xếp dãy số thành dãy không tăng với N = 10 và dãy A: 6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12, 4. Hãy cho biết với lần duyệt thứ mấy để có thể sắp xếp thành 1, 3, 4, 5, 6, 7, 7, 8, 10, 12. A. Lần duyệt 8 B. Lần duyệt 9 C. Lần duyệt 10 D. Lần duyệt 11
  8. II. Phần tự luận Câu 1: Chuyển đổi hệ cơ đếm: a) (87)10 sang hệ đếm cơ số 2 b) (121)10 sang hệ đếm cơ số 2 c) (08DA) 2 sang hệ đếm cơ số 10 Câu 2: Viết thuật toán hoặc vẽ sơ đồ khối bài toán tính tích các số lẻ nếu có trong dãy gồm N số. Câu 3: Viết thuật toán hoặc vẽ sơ đồ khối bài toán tính tổng các số lẻ nếu có trong dãy gồm N số.