Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề: 02 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc 4 trang Hùng Thuận 21/05/2022 4490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề: 02 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_12_ma_de_02_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Mã đề: 02 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - ĐỊA LÍ 12 Họ và tên: Thời gian làm bài: 45 phút Lớp: Mã đề: 02 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất trong các tỉnh sau đây? A. Phú Thọ.B. Hòa Bình.C. Nam Định.D. Hà Nam. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Thác Bà thuộc lưu hệ thống sông nào? A. Cả. B. Gianh. C. Mã. D. Hồng. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tháng nào sau đây là đỉnh lũ của sông Hồng? A. Tháng 8. B. Tháng 9. C. Tháng 10.D. Tháng 11. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết cho biết vùng khí hậu nào sau đây có mưa nhiều vào thu đông? A. Nam Bộ.B. Tây Nguyên. C. Đông Bắc Bộ.D. Nam Trung Bộ. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc? A. Nam Bộ.B. Nam Trung Bộ. C. Đông Bắc Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trong các vùng khí hậu sau đây, vùng nào chịu ảnh hưởng tần suất bão cao nhất? A. Bắc Trung Bộ.B. Nam Trung Bộ.C. Nam Bộ.D. Đông Bắc Bộ. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc? A. Tây Côn Lĩnh.B. Phu Luông.C. Kiều Liêu Ti.D. Pu Tha Ca. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Lâm Viên? A. Núi Braian.B. Núi Lang Bian.C. Núi Chư Pha.D. Núi Nam Decbri. Câu 9: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các A. hải đảo. B. đảo ven bờ. C. đảo xa bờ. D. quần đảo. Câu 10: Lãnh hải của nước ta là A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. B. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển rộng 12 hải lí. C. vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. D. vùng biển rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở. Câu 11: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có. C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực. Câu 12: Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng là do vị trí địa lí A. nằm trong vùng nội chí tuyến và khu vực gió mùa. B. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài sinh vật. C. nằm tiếp giáp với một vùng biển Đông rộng lớn. D. nằm liền kề vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới. Câu 13: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng? A. có các cao nguyên bazan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. B. có núi cao, núi thấp, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên. C. bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp. D. nước ta vừa có núi, có đồi, vừa có sông và biển. Câu 14: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là A. bắc - nam. B. tây bắc - đông bắc. C. tây bắc - đông nam. D. tây - đông. Trang 1/4 - Mã đề thi 02
  2. Câu 15: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. B. các mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam C. có rất nhiều đỉnh núi cao nhất nước ta. D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên. Câu 16: Đất đai ở vùng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông chủ yếu do A. cát sông miền Trung ngắn và rất nghèo phù sa. B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều cát sỏi trôi xuống. D. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Câu 17: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là A. đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam. C. có một số sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. D. có nhiều khối núi cao đồ sộ. Câu 18: Điểm giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đều là các đồng bằng phù sa châu thổ sông. B. Có hệ thống đê sông kiên cố để ngăn lũ. C. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. D. Có đất mặn, đất phèn chiếm phần lớn diện tích. Câu 19: Địa hình đồng bằng sông Cửu Long khác với đồng bằng sông Hồng là A. có quy mô diện tích nhỏ hơn. B. không được bồi đắp phù sa hàng năm. C. có nhiều vùng trũng rộng lớn. D. bị chia cắt thành nhiều ô bởi đê ngăn lũ. Câu 20: Biển Đông có đặc điểm nào sau đây? A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Là biển nhỏ trong các biển của Thái Bình Dương. C. Nằm ở rìa phía đông của Thái Bình Dương. D. Phía đông và đông nam mở rộng ra đại dương. Câu 21: Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào sau đây ? A. Đất đai. B. Địa hình. C. Khí hậu.D. Sông ngòi. Câu 22: Biển Đông có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do A. biển Đông là một vùng biển rộng lớn. B. hướng nghiêng địa hình thấp dần ra biển. C. có nhiều vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. D. hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta ? A. Làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Giảm độ lục địa của các vùng đất phía tây. C. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. D. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. Câu 24: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình A. phong hóa. B. bồi tụ. C. bóc mòn. D. rửa trôi. Câu 25: Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây? A. Tháng 6 đến 10. B. Tháng 8 đến 10. C. Tháng 1 đến 12. D. Tháng 5 đến 10. Câu 26: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết A. lạnh, ẩm. B. ấm, ẩm. C. lạnh, khô. D. ấm, khô. Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn? A. Diện tích rừng tăng lên và lượng mưa rất lớn. B. Nhiều nơi lớp phủ thực vật ít, lượng mưa lớn. C. Lượng mưa lớn và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. D. Lượng mưa lớn và nguồn nước bên ngoài lãnh thổ. Câu 28: Thời tiết nóng và khô ở ven biển Trung bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Tín phong bán cầu Nam. C. Gió Tây Nam đầu mùa. D. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 29: Phần lớn sông ngòi nước ta có đặc điểm ngắn và dốc chủ yếu do nhân tố nào sau đây quy định? A. Địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng. B. Khí hậu và sự phân bố địa hình. C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu. D. Hình dáng lãnh thổ và địa hình. Câu 30: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc? A. Độ cao và hướng các dãy núi. B. Vị trí địa lí và hướng các dãy núi. C. Vị trí địa lí và độ cao địa hình. D. Hướng các dãy núi và biển Đông. Câu 31: Gió mùa Đông Bắc làm cho thời tiết của miền Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Nửa đầu mùa đông mát mẻ, nửa sau mùa đông lạnh. B. Mùa đông lạnh mưa nhiều, mùa hạ nóng và ít mưa. C. Nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm. D. Nửa đầu mùa đông nóng khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm. Câu 32: Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ là Trang 2/4 - Mã đề thi 02
  3. A. gió Tây khô nóng. B. gió mùa Tây Nam. C. gió Tín phong bán cầu Bắc. D. áp thấp nhiệt đới. Câu 33: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi đối với sông ngòi nước ta là A. tạo dòng chảy mạnh. B. có nhiều phụ lưu lớn. C. tổng lượng cát bùn lớn. D. tốc độ bào mòn rất nhỏ. Câu 34: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu mang đến lượng mưa lớn cho vùng khí hậu Bắc Trung Bộ? A. Gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, bão. B. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới và bão. C. Gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, frông và áp thấp. D. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão. Câu 35: Vùng biển thuộc cực nam Trung Bộ là nơi có ngành làm muối phát triển là do A. bờ biển dài, nhiều sóng, thuỷ triều điều hoà. B. nhiều nắng, ít sông lớn, độ mặn nước biển cao. C. ít mưa, thềm lục địa hẹp, độ mặn nước biển cao.D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa ít, nhiều nắng. Câu 36: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của gió phơn Tây Nam ở nước ta là: A. Dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp Bắc Bộ, địa hình và mặt đệm. B. Gió mùa Tây Nam, khối khí chí tuyến vịnh Bengan, địa hình và mặt đệm. C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, áp thấp Bắc Bộ, địa hình và mặt đệm D. Khối khí chí tuyến vịnh Bengan, áp thấp Bắc Bộ, địa hình và mặt đệm. Câu 37: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2019 Quốc gia Cam-pu-chia Lào Thái Lan Phi-li-pin Diện tích (Nghìn km2) 181,0 236,8 513,1 300,0 Dân số (Triệu người) 16,5 7,1 66,4 108,1 Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh về mật độ dân số giữa các quốc gia? A. Cam-pu-chia cao hơn Lào.B. Lào thấp hơn Thái Lan. C. Thái Lan thấp hơn Phi-li-pin.D. Lào cao hơn Cam-pu-chia. Câu 38: Cho biểu đồ về GDP của Thái Lan và Phi-lip-pin qua các năm: Nhận xét nào đúng khi so sánh sự thay đổi GDP của Thái Lan và Phi-lip-pin qua các năm? A. GDP của Thái Lan tăng nhanh hơn Phi-lip-pin B. GDP của Thái Lan tăng liên tục qua các năm C. GDP của Phi-lip-pin tăng nhanh hơn Thái Lan D. GDP của Phi-lip-pin tăng gấp hai lần Thái Lan Câu 39: Cho biểu đồ về diện tích lúa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2016: Trang 3/4 - Mã đề thi 02
  4. Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu diện tích lúa phân theo vùng. B. Tốc độ tăng trưởng diện tích lúa phân theo vùng. C. Chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo vùng. D. Thay đổi quy mô diện tích lúa phân theo vùng. Câu 40: Cho bảng số liệu sau Diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta từ 1990 - 2018 Năm Diện tích (Nghìn ha) Sản lượng (Nghìn tấn) 1990 6042,8 19225,1 1995 6765,6 24963,7 2010 7489,4 40005,6 2018 7570,4 43979,2 Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990 – 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp? A. Tròn B. Kết hợp C. Đường D. Cột. HẾT Được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam Trang 4/4 - Mã đề thi 02