Đề kiểm tra đội tuyển lần 1 môn Ngữ văn - Trường THPT Lương Đắc Bằng

doc 6 trang mainguyen 25001
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển lần 1 môn Ngữ văn - Trường THPT Lương Đắc Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_doi_tuyen_lan_1_mon_ngu_van_truong_thpt_luong_da.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra đội tuyển lần 1 môn Ngữ văn - Trường THPT Lương Đắc Bằng

  1. SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN LẦN 1 TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG MÔN: NGỮ VĂN ( Thời gian: 180 phút ) Phần I: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ Lời chê bai con hãy giữ riêng mình Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm Nỗi đau. Con hãy nén vào trong Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm Đừng khóc than - quỳ lụy - van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang. Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền ( ) Con hãy cho. Và quên ngay Đừng bao giờ tham. Dù chỉ một que tăm, sợi chỉ Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản ấy chỉ có ở người vô tâm Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt. (Trích "Gửi con", Bùi Nguyễn Trường Kiên) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên là gì? Xác định thể thơ và nêu ngắn gọn hiệu quả diễn đạt của thể thơ được tác giả sử dụng trong đoạn văn bản trên. Câu 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về lời khuyên: "Đừng khóc than - quỳ lụy - van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang."? Câu 3. Theo anh/ chị, tại sao tác giả lại khuyên con rằng: "Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã " và "Con hãy cho. Và quên ngay"? Câu 4. Thông điệp nào về cuộc sống mà anh/ chị cảm thấy thấm thía nhất trong những lời khuyên mà người cha gửi gắm đến con qua đoạn văn bản trên? Phần II: Tạo lập văn bản (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Nghị luận xã hội Đọc mẩu chuyện sau: ĐIỀU ƯỚC CỦA 3 CÂY CỔ THỤ Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi
  2. sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”. Một vài năm sau đó, một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực. Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi. Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ. Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này. (Khương Như, dịch theo Hope and Faith; Nguồn: Tuổi trẻ oline) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày về bài học sâu sắc nhất về cuộc sống theo suy nghĩ của anh/ chị từ mẩu chuyện trên? Câu 2 (10,0 điểm): Nghị luận văn học "Văn chương hướng tới chân, thiện, mỹ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương của muôn đời". Bằng việc phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và liên hệ với bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký (Độc Tiểu Thanh Ký) của Nguyễn Du, anh/ chị hãy bình luận về ý kiến trên. - HẾT -
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 6,0 Phần này chủ yếu kiểm tra tri thức nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp. Yêu cầu học sinh trả lời và trình bày chính xác, ngắn gọn, rõ ràng. 1 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,25 - Thể thơ: Tự do; Hiệu quả diễn đạt: thể hiện những lời khuyên của 0,25 người cha đối với con mình một cách tự nhiên, thân mật và chân tình, không mang tính giáo điều mà là những lời nói giản dị trong cuộc sống đời thường. 2 Lời khuyên: "Đừng khóc than - quỳ lụy - van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang." có thể được hiểu là: 0,5 người cha muốn con mình luôn là người mạnh mẽ, kiên cường trong cuộc sống; không sống yếu đuối, hèn nhát; luôn hướng về tương lai tươi sáng với niềm lạc quan, tin tưởng và khát vọng. 3 Tác giả khuyên con: "Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã " và "Con hãy cho. Và quên ngay" bởi vì: Cuộc sống luôn cần có lòng nhân ái, sự sẻ chia, đồng cảm và giúp đỡ đối với người khác, nhất là những 1,0 người trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Cho đi càng nhiều thì niềm hạnh phúc được nhân lên càng lớn. Nhưng việc cho đi chỉ thật sự ý nghĩa khi nó xuất phát từ sự tự nguyện và chân thành, không mang ý nghĩa ban ơn và không nghĩ đến sự đền đáp. 4 Học sinh có thể lựa chọn một thông điệp mà bản thân thấy thấm thía nhất và phải có những lí giải phù hợp. (Chẳng hạn: thông điệp về lối 1,0 sống chan hòa, thân ái với những người xung quanh; thông điệp về lối sống mạnh mẽ, lạc quan; thông điệp về lòng nhân ái, sự sẻ chia; hãy biết chọn bạn mà chơi và phải trân trọng tình bạn ấy ) II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 1 Nghị luận xã hội Bài học sâu sắc nhất về cuộc sống từ mẩu chuyện "Điều ước của ba 4,0 cây cổ thụ" Yêu cầu chung – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài. – Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Yêu cầu cụ thể a Giải thích ý nghĩa câu chuyện - Tóm lược nội dung câu chuyện: Chuyện kể về ba cây cổ thụ trong 0,5 một khu rừng với những điều ước về tương lai: muốn trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy; muốn trở thành con thuyền
  4. to lớn chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới; muốn vươn cao để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng; và cái kết thực tế là: thành máng đựng thức ăn gia súc, thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá, bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi. Tuy nhiên, cuối cùng thì cả ba cây cổ thụ đều trở nên có ích với con người và cảm nhận được tầm quan trọng của mình: trở thành chỗ ở ấm áp cho em bé; giữ an toàn và sự bình yên cho những người đánh cá trong cơn giông bão; thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. - Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện đặt ra vấn đề ước mơ, hoài bão 0,5 và sự khẳng định giá trị đích thực của con người trong cuộc sống. Từ đó, mang lại cho người đọc nhiều bài học sâu sắc: Bài học về ước mơ và con đường thực hiện ước mơ; bài học về sự khẳng định giá trị của sự sống; bài học về niềm tin của con người trong cuộc sống ( Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số gợi ý về bài học sâu sắc nhất. Thí sinh có thể lựa chọn bài học sâu sắc nhất theo suy nghĩ của mình; có thể trùng hoặc không trùng với gợi ý của hướng dẫn chấm, song phải gắn với nội dung câu chuyện, phải hợp lí và phù hợp với những chuẩn mực văn hóa, chuẩn mực đạo lí) b Bàn luận 2,5 Từ những trải nghiệm và nhận thức của bản thân, thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ riêng của mình về bài học mà bản thân cho là sâu sắc nhất. Tuy nhiên, dù trình bày suy nghĩ theo hướng nào thì thí sinh cũng phải tập trung vào bài học sâu sắc mà mình đã lựa chọn; phải có lập luận rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng, có thái độ hợp lí và tích cực. c Bài học nhận thức và hành động 0,5 Từ việc bàn luận về bài học sâu sắc nhất, thí sinh rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và cho mọi người. Bài học nhận thức và hành động phải phù hợp với nội dung câu chuyện, phù hợp với bài học sâu sắc về cuộc sống, phải nghiêm túc và chuẩn mực. 2 Nghị luận văn học 10,0 Bằng việc phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và liên hệ với bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký (Độc Tiểu Thanh Ký) của Nguyễn Du, bình luận về ý kiến cho rằng "Văn chương hướng tới chân, thiện, mỹ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương của muôn đời". ( Ngữ văn 12; tập 2, chương trình cơ bản, tr.187). Yêu cầu chung: - Câu này kiểm tra năng lực viết bài văn nghị luận văn học của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng làm văn nghị luận và năng lực cảm thụ văn chương để làm bài. - Bài làm văn phải có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phân tích lí lẽ và dẫn chứng xác đáng, diễn đạt sáng rõ, không mắc các lỗi về chính tả và câu văn. Yêu cầu cụ thể:
  5. Thí sinh có thể có những cách kiến giải và triển khai vấn đề khác nhau, song phải đáp ứng được những ý cơ bản sau: a Khái quát vấn đề * Giải thích ý kiến: 0,5 - Giải thích các khái niệm: chân, thiện, mĩ. + "Chân": có nghĩa là chân thật, sự xác thực, là sự thật và chân lí được phản ánh vào trong tác phẩm văn học. Trái ngược với "chân" là giả dối, giả tạo, phù phiếm. + "Thiện": có nghĩa là cái tốt, cái hay được nhà văn thể hiện trong tác phảm, nó thuộc về phương diện đạo đức và nhân cách của con người, hướng con người đến với cái tốt đẹp trong cuộc sống. Trái với thiện là cái ác, là đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội. + "Mỹ": có nghĩa là đẹp, là cái đẹp trong cuộc sống. Trong tác phẩm văn học, "mỹ" được hiểu là cái đẹp nghệ thuật, là sự kết hợp hài hòa giữa "chân" và "thiện", là khả năng đánh thức, khơi gợi và bồi dưỡng những tình cảm thẩm mĩ của người đọc. - Ý nghĩa chung của ý kiến: Ý kiến trên là sự đánh giá tổng hợp về các giá trị của tác phẩm văn học, vừa như một sự định hướng vừa là một yêu cầu đối với mỗi người cầm bút trong sáng tác văn chương. * Luận giải về mối quan hệ giữa các giá trị văn học với sức sống của 0,5 tác phẩm: Các giá trị văn học quyết định đến sức sống của tác phẩm văn học. Văn chương hướng đến chân - thiện - mỹ" là văn chương hướng đến những giá trị toàn diện, vừa phản ánh chân thực những vấn đề trong đời sống của con người, vừa hướng con người đến với cái tốt, cái đẹp, đồng thời khơi gợi và bồi dưỡng cho con người những rung cảm thẩm mĩ. Đó mới thực sự là văn chương chân chính vì con người. Những tác phẩm đạt đến "chân - thiện - mỹ" là những tác phẩm vượt mọi giới hạn của thời gian và không gian để trở thành tác phẩm chung của cả nhân loại và với mọi thời đại. (Nêu một số tác phẩm tiên biểu trong lịch sử văn học để minh họa) * Khái quát về hai tác giả và hai tác phẩm: 0,5 - Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ. - Nguyền Du và bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký. b Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ và liên hệ bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký để làm rõ các giá trị "Chân - thiện - mĩ" * Phân tích truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam - Phân tích khái quát về tác phẩm: nội dung cốt truyện, thế giới nhân 1,0 vật, giá trị chung về nội dung tư tưởng và nghệ thuật Nhấn mạnh các giá trị "chân - thiện - mỹ" - Phân tích cụ thể các biểu hiện về "chân - thiện - mỹ" trong tác phẩm: + Phản ánh một cách chân thực bức tranh đời sống xã hội Việt Nam 1,5 những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua bức tranh phố huyện và những kiếp người trên phố. (Phân tích các chi tiết cụ thể về phố huyện và đời sống các nhân vật) + Thể hiện một cái nhìn, một tình cảm nhân ái, yêu thương, đồng cảm 1,5
  6. với những cảnh đời bé nhỏ, tàn lụi trên phố huyện nghèo; đồng thời là một mơ ước, một niềm hi vọng về sự đổi thay, về một điều tươi sáng sẽ đến. (Phân tích các biểu hiện cụ thể của tinh thần nhân đạo Thạch Lam trong tác phẩm) + Những sáng tạo riêng, độc đáo về hình thức nghệ thuật, tạo nên một 1,0 tác phẩm văn xuôi giàu chất thơ trữ tình, nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng. * Liên hệ bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Bài thơ thể hiện một cách chân thực và cảm động về số phận người 1,0 phụ nữ tài hoa, hồng nhan, bạc mệnh trong xã hội phong kiến, qua đó tác giả đã phản ánh những bất công, ngang trái và bất hạnh mà xã hội phong kiến đương thời đã gieo lên số phận và cuộc đời của kiếp người, nhất là người phụ nữ. - Bài thơ đã thể hiện một tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả: sự 1,0 đồng cảm, xót thương đối với kiếp người phụ nữ tài hoa, nhan sắc; sự trân trọng những giá trị cao quý của con người; sự đồng cảm với những oan khuất của kiếp người. - Bài thơ những đặc sắc nghệ thuật: thể thơ thất ngôn và sự phá cách 0,5 về niêm luật ở hai câu kết, ngôn ngữ thơ trang trọng và hàm súc, sự bộc lộ trực tiếp cái tôi của chủ thể trữ tình ở hai cặp câu luận và kết thể hiện tiếng nói riêng của nhà thơ trong một nền văn học phi ngã. c Đánh giá, bình luận - Đánh giá về các giá trị "chân - thiện - mỹ" của hai tác phẩm Hai đứa 0,5 trẻ và Đọc Tiểu Thanh ký cũng như sức sống của mỗi tác phẩm trong lòng người đọc và trong đời sống văn học. - Đánh giá về ý nghĩa lí luận và thực tiễn của vấn đề nghị luận. 0,5 TỔNG ĐIỂM: 20,0