Đề kiểm tra định kì – hệ số 2 môn Hóa học – khối 9 – bài số 2

docx 4 trang mainguyen 5250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì – hệ số 2 môn Hóa học – khối 9 – bài số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_he_so_2_mon_hoa_hoc_khoi_9_bai_so_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì – hệ số 2 môn Hóa học – khối 9 – bài số 2

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – HỆ SỐ 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019 NGUYỄN DU Môn: Hóa học – Khối 9 – Bài số 2 Thời gian làm bài: 60 phút; (20 câu trắc nghiệm, 5 câu tự luận) Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Câu 1: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch phenolphtalein không màu vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 – 2 ml dung dịch X. Hiện tượng quan sát được là dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Dung dịch X có thể là A. Dung dịch NaCl.B. Dung dịch K 2SO4.C. Dung dịch KOH.D. Dung dịch MgCl 2. Câu 2: Cho 150 gam dung dịch X (dung dịch NaOH 2%) vào 2,94 gam H 3PO4. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 4,59.B. 4,10. C. 4,92.D. 12,30. Câu 3: Cho các phát biểu sau về tính chất hóa học của bazơ: (1) Bazơ tan có thể tác dụng với dung dịch axit mạnh tạo thành muối trung hòa và nước. (2) Để nhận biết 4 dung dịch: NaCl, Ba(OH) 2, Na2SO4, NaOH thì chỉ cần dùng thuốc thử là dung dịch không màu phenolphtalein. (3) Khi nhiệt phân sắt (II) hiđroxit đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn là sắt (II) oxit và nước. (4) Cho hỗn hợp gồm các kim loại Na, K vào nước dư, sau phản ứng thấy thoát ra n mol khí. Tổng số mol natri hiđroxit và kali hiđroxit có trong dung dịch thu được sau phản ứng cũng là n. (5) Phản ứng giữa bazơ không tan với dung dịch axit HCl có xảy ra nhưng không được xem là phản ứng trung hòa. Số phát biểu đúng là A. 5.B. 2. C. 3.D. 4. 25V Câu 4: Sục từ từ V lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa (gam) NaOH. Muối được tạo thành sau khi phản 28 ứng xảy ra hoàn toàn là A. Na2CO3.B. NaHCO 3. C. Na2CO3 và NaHCO3.D. Na 2CO3 hoặc NaHCO3. Câu 5: Natri hiđroxit được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân dung dịch X bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương. Người ta thu được khí A ở cực âm, khí B ở cực dương và NaOH trong thùng điện phân. Gọi M là phân tử khối của X, M’ là phân tử khối của B, M’’ là phân tử khối của A. Giá trị M – 3M’’ + 2M’ gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 122.B. –45. C. 170.D. 137. Câu 6: Nhận định nào dưới đây về Ca(OH)2 là chưa đúng? A. Ca(OH)2 là chất tan tốt trong nước ở điều kiện thường. B. Dung dịch Ca(OH)2 có tên thông thường là dung dịch nước vôi trong. C. Khi hòa tan một ít chất vôi tôi vào nước, sẽ thu được một chất lỏng màu trắng có tên gọi là vôi sữa. D. Ca(OH)2 có đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ thông thường. Câu 7: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của canxi hiđroxit? A. Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật. B. Khử chua đất trồng trọt. Trang 1/3 – Mã đề thi 132
  2. C. Làm vật liệu trong xây dựng. D. Sản xuất giấy, sản xuất tơ nhân tạo, sản xuất nhôm, chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác. Câu 8: Chọn phát biểu sai khi nói đến tính chất hóa học của muối. A. Dung dịch muối tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. B. Muối tan có thể tác dụng với axit mạnh để tạo thành muối mới và axit mới. C. Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau để tạo thành các muối mới. D. Dung dịch muối tan có thể tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. Câu 9: Nhiệt phân muối nào sau đây không thu được khí oxi? A. KMnO4.B. KClO 3. C. CaCO3.D. Cu(NO 3)2. Câu 10: 20 ml dung dịch HNO3 aM được trung hòa hết bởi 60 ml dung dịch KOH bM. 20 ml dung dịch HNO 3 trên sau khi tác dụng hết với 2 gam CuO thì được trung hòa hết bởi 10 ml dung dịch KOH bM. Giá trị a + b bằng A. 2,00.B. 1,75. C. 1,50.D. 1,25. Câu 11: Cho các phát biểu sau về phân bón hóa học: (1) Phân đạm urê là loại phân bón tốt nhất, thành phần chính có công thức hóa học là (NH 2)2CO, phân này tan được trong nước. (2) Những phân kali thường dùng là KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nước. (3) Photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến hóa học, thành phần chính có công thức hóa học là Ca 3(PO4)2, tan chậm trong nước và không tan trong đất chua. (4) Người ta tạo ra phân bón kép không theo cách tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học. (5) Để đánh giá hàm lượng lân trong phân lân, người ta dựa vào tỉ lệ P2O5 có trong phân bón. Số phát biểu sai là A. 3.B. 2. C. 1.D. 0. Câu 12: Loại phân nào sau đây không tan được trong nước? A. Phân supephotphat.B. Phân urê. C. Phân amoni sunfat.D. Photphat tự nhiên. Câu 13: Dung dịch A là dung dịch KOH nồng độ 7,93%. Khi hòa tan 47 gam K2O vào m gam dung dịch A thì thu được dung dịch B có nồng độ 21,00%. Giá trị của m là A. 352,94.B. 295,36. C. 363,74.D. 286,19. Câu 14: Một dung dịch X có chứa HCl và H 2SO4 theo tỉ lệ về khối lượng là 219 : 196. Biết 100 ml dung dịch A được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH có chứa 20 gam NaOH/lít. 200 ml dung dịch A phản ứng vừa đủ với V (ml) dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán: (1) Nồng độ mol của HCl và H2SO4 trong 100 ml dung dịch A lần lượt là 0,05M và 0,15M. (2) Giá trị của V là 0,125. (3) Số mol của H2SO4 và HCl có trong 200 ml dung dịch A lần lượt là 0,005 mol và 0,015 mol. (4) Khối lượng muối thu được sau khi cho 200 ml dung dịch A phản ứng với V ml dung dịch B là 4,3125 gam. (5) Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng giữa 200 ml dung dịch A và V ml dung dịch B là 2,9125 gam. Số phát biểu đúng là A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 15: Cho m gam kali hiđroxit phản ứng với m gam axit sunfuric trong dung dịch. Sau phản ứng thu được dung dịch có pH A. pH > 7.B. pH < 7.C. pH = 7. D. pH ≈ 7. Câu 16: A là một hợp chất của natri, B là một hợp chất của canxi, C là một muối sunfat, D là một muối clorua. A không tác dụng được với cả B, C và D ; B phản ứng với C có tạo ra kết tủa trắng, D phản ứng được với C tạo kết tủa trắng. A, B, D, C lần lượt là A. Na2CO3, Ca(OH)2, KCl, FeSO4.B. NaOH, Ca(NO 3)2, BaCl2, K2SO4. Trang 2/3 – Mã đề thi 132
  3. C. Na2SO4, CaCO3, BaCl2, CuSO4.D. NaNO 3, Ca(NO3)2, CuCl2, MgSO4. Câu 17: Nhúng thanh kim loại M vào 100 ml dung dịch FeCl 2 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh kim loại giảm 0,45 gam. Thanh kim loại M là A. Al.B. Mg.C. Zn.D. Cu. Câu 18: Cho hỗn hợp gồm các chất rắn sau: Al 2O3, MgO, Na2O, KCl, K2O, ZnO, CuO vào dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm các chất rắn. Số chất rắn có trong X là A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 19: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư, vào dung dịch có màu xanh trên thì màu của quỳ tím biến đổi như thế nào? A. Màu xanh vẫn không thay đổi. B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn. C. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn, rồi chuyển sang màu đỏ. D. Màu xanh đậm thêm dần. Câu 20: Cho 3 oxit rắn màu trắng được đựng trong các lọ mất nhãn sau: CuO, Al 2O3, K2O. Để phân biệt ba chất trên, ta dùng chất nào dưới đây làm thuốc thử? A. Dùng nước cất.B. Dùng axit clohiđric. C. Dùng dung dịch natri hiđroxit.D. Dùng dung dịch kali hiđroxit. PHẦN II: TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 21: (1.0 điểm) Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, Fe2(SO4)3, CuCl2, Mg(NO3)2. Câu 22: (1.0 điểm) 1 4 Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau: Cu  CuO 3 CuCl  Cu(OH) . 2 2 5 2 Câu 23: (1.0 điểm) Giải thích hiện tượng hóa học và viết phương trình phản ứng xảy ra trong trường hợp (nếu có) khi cho một thanh đồng ngâm vào dung dịch bạc nitrat. Câu 24: (1.0 điểm) Dung dịch A gồm các axit HCl 1M, H 2SO4 1M, HNO3 0,5M. Dung dịch B gồm các bazơ Ba(OH) 2 0,75M, NaOH 0,2M, KOH 0,15M. Phải trộn dung dịch A với B theo tỉ lệ về thể tích là bao nhiêu để thu được dung dịch mới có pH = 7? Câu 25: (1.0 điểm) Cho 142,5 gam dung dịch magie clorua 10% tác dụng với 112 gam dung dịch KOH 20% thu được m gam kết tủa và dung dịch X. Lọc kết tủa rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Cô cạn dung dịch X được b gam chất rắn khan. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính các giá trị m, a và b. c) Tính nồng độ phần trăm của các chất tan có trong dung dịch X khi chưa cô cạn. HẾT Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: Trang 3/3 – Mã đề thi 132
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – HỆ SỐ 2 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 9 – LẦN 2 MÃ ĐỀ 132 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm – tổng điểm 5 điểm. 1 C 3 C 5 A 7 D 9 C 11 B 13 A 15 B 17 C 19 C 2 A 4 B 6 A 8 A 10 A 12 D 14 A 16 A 18 B 20 A PHẦN II. TỰ LUẬN: Mỗi câu đúng được 1 điểm – tổng điểm 5 điểm. Học sinh viết phương trình hay làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa. Câu 21. (1,00 điểm) Thí nghiệm trên từng lượng nhỏ hóa chất. (0.125 điểm) Có thể dùng thêm quỳ tím để nhận biết: Chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH, chuyển sang màu đỏ: Fe2(SO4), CuCl2, Mg(NO3)2. (0.125 điểm) Sau đó cho NaOH vừa nhận biết vào 3 dung dịch chưa nhận biết ra trên: - Có kết tủa nâu đỏ: Fe2(SO4)3. + viết phương trình (0.25 điểm) - Có kết tủa xanh lam: CuCl2. + viết phương trình (0.25 điểm) - Có kết tủa trắng: Mg(NO3)2. + viết phương trình (0.25 điểm) Câu 22. (1,00 điểm) Mỗi phương trình đúng được 0,2 điểm (thiếu điều kiện chỉ cho 0,1 điểm) t t 1. 2Cu O2  2CuO 2. CuO H2  Cu H2O 3. CuO HCl CuCl2 4. CuCl2 KOH KCl Cu(OH)2 5. Cu(OH)2 2HCl CuCl2 2H2O. Câu 23. (1,00 điểm) 1. Hiện tượng: 0,75 điểm – mỗi hiện tượng 0,25 điểm. - Thanh đồng tan dần trong dung dịch bạc nitrat. - Dung dịch từ không màu dần dần chuyển sang màu xanh lam. - Thấy có chất rắn màu xám bám vào thanh đồng. 2. Phương trình: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. (0,25 điểm) Câu 24. (1,00 điểm) Gọi VA, VB lần lượt là thể tích cần lấy của dung dịch A và dung dịch B. Số mol H trong axit của dung dịch A là 3,5VA. (0,25 điểm) Số mol OH trong bazơ của dung dịch B là 1,85VB. (0,25 điểm) Dung dịch có pH = 7 → cả axit và bazơ đều phải hết (số mol H phải bằng số mol OH). (0,25 điểm) VA 1,85 37 → 3,5VA = 1,85VB → . VB 3,5 70 37 Vậy tỉ lệ thể tích cần lấy là . (0,25 điểm) 70 Câu 25. (1,00 điểm) a) MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl. (0,125 điểm) n 0,15mol MgCl2 b) → KOH dư, MgCl 2 phản ứng hết. nKOH 0,4mol Tính được m 8,7(gam) (0,125 điểm) ; a(0,125 6(g ađiểm)m) ; b 2 7(0,125,95(g ađiểm)m) c) mdd sau phản ứng 142,5 112 8,7 245,8(gam) (0,125 điểm) Chất tan có trong dung dịch X khi chưa cô cạn là KCl và KOH dư (0,125 điểm) Tính được C%KCl 9,1% (0,125 điểm) ; C%KOH 2,3% (0,125 điểm). HẾT Trang 4/3 – Mã đề thi 132