Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Kim Trung

docx 13 trang Đào Yến 13/05/2024 1731
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Kim Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Kim Trung

  1. PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM TRUNG NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 A. PHẦN ĐỌC 1. ĐỌC THÀNH TIẾNG( 3 điểm) HS bốc thăm phiếu rồi đọc thành tiếng một trong các đoạn văn, đoạn thơ sau rồi trả lời câu hỏi. GV dạy trực tiếp kiểm tra từng HS. Bài 1: Cái răng khểnh( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 9) Đoạn: Từ đầu đến “ tôi ít khi cười” Câu hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh? Bài 2: Những vết đinh( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14) Đoạn: Từ đầu đến “ đóng một cái đinh lên hàng rào” Câu hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào? Bài 3: Cô giáo nhỏ( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26) Đoạn: Từ đầu đến “ em được đi học” Câu hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt? Bài 4: Một người chính trực( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 38) Đoạn: Từ đầu đến “ vua Lý Cao Tông” Câu hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào? Bài5: Cau ( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 34) Đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu Câu hỏi: Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người: giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác? ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Bài 1: Cái răng khểnh( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 9) Câu hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh? Trả lời: Vì bạn nhỏ có một cái răng khểnh và bị bạn bè trêu là không chịu đánh răng nên bạn nhỏ nghĩ, cái răng khểnh làm cho bạn xấu đi. Bài 2: Những vết đinh( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14) Câu hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào? Trả lời: Người cha khuyên con mỗi lần cáu kỉnh với ai đó thì đóng một chiếc đinh lên hàng rào gỗ. Bài 3: Cô giáo nhỏ( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26) Câu hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt? Trả lời: Trường học của Giên là một vùng quê hẻo lánh ở châu Phi. Gọi là trường nhưng thực chất là một lớp dạy chữ miễn phí, HS là con cháu của những người nông dân nghèo.
  2. Bài 4: Một người chính trực( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 38) Câu hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào? Trả lời: Khi Đỗ thái hậu và vua hỏi Tô Hiến Thành định tiến cử ai thay ông. Không do dự, ông tiến cử Gián Nghị Đại Phu Trần Trung Tá. Bài5: Cau ( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 34) Câu hỏi: Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người: giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác? Trả lời: HS nêu các từ ngữ: chẳng che lấp ai, tấm lòng thơm thảo, thương yêu đàn em lắm, cho cưỡi ngựa tàu cau, cho mây dừng nghỉ, cho chim về ấp trứng. HƯỚNG DẪN CHẤM - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu( 100 tiếng/ phút), giọng đọc có biểu cảm: 1đ - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ ( Tùy theo từng trường hợp và mức độ sai của HS để ghi điểm cho phù hợp, có thể cho điểm thập phân đến 0,25) 2. ĐỌC HIỂU ( 7 điểm) PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM TRUNG NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 Mạch Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng kiến và số thức , kĩ điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL năng 1. Đọc Câu số 1,2,3,4 9 4 1 hiểu văn bản Số điểm 2,0 0,5 2,0 0,5 2. Kiến Câu số 6,7,8 5 10 1 4 thức Số điểm 3,0 0,5 1,0 0,5 4,0
  3. Tiếng Việt Tổng Số câu 4 1 3 1 1 5 5 điểm phần đọc Số điểm 2,0 0,5 3,0 0,5 1,0 2,5 4,5 hiểu PHÒNG GD – ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM TRUNG MÔN: TIẾNG VIỆT 4 ( BÀI ĐỌC HIỂU) NĂM HỌC 2023 – 2024 (Thời gian làm bài: 35 phút) Giám thị 1 Giám thị 2 Họ và tên: Lớp: Số báo danh: Điểm Lời nhận xét của giám khảo: A, Đọc thầm bài : Chiếc lá
  4. Chim sâu hỏi chiếc lá : - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn ? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tối lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành một vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa ? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện ! - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi : những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia. Theo Trần Hoài Dương B, Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái cho ý trả lời đúng : 1.(0,5đ) Trong câu chuyện trên , có những nhân vật nào được nhân hóa? a. Chim sâu và bông hoa b. Chim sâu và chiếc lá. c. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá. d. Chỉ có chim sâu 2. .(0,5đ) Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá? a. Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp. b. Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.
  5. c. Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật. d. Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá. 3.(0,5đ) Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? a. Vì chiếc lá rất đẹp. b. Vì chiếc lá rất nhỏ nhoi, bình thường. c. Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người. d. Vì chiếc lá từng biến thành ông Mặt Trời, đem lại niềm vui cho mọi người. 4.(0,5đ) Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Hãy biết quý trọng những người bình thường. b. Vật bình thường mới đáng quý. c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây. d. Lá, hoa, quả đều rất quan trọng với cây. 5. (0,5đ)Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây ? a. nhỏ nhắn b. nhỏ xinh c. nhỏ bé 6. (1đ) Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang dùng để làm gì? Câu chuyện Chiếc lá của nhà văn Trần Hoài Dương có ba nhân vật: - Chim sâu ngây thơ, ngộ nghĩnh. - Bông hoa sâu sắc, ân tình. - Chiếc lá giản dị mà có ích. 7.(1đ). Gạch chân dưới các danh từ trong câu sau. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. 8.(1đ) Câu chuyện “Chiếc lá” của nhà văn Trần Hoài Dương giúp tôi biết quý trọng những người bình thường.
  6. Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để làm gì? 9.(0,5đ) Bông hoa đã nói với chim sâu về chiếc lá như thế nào ? 10.(1đ) Mỗi bông hoa, mỗi chiếc lá đều góp phần tô điểm cho trường, lớp thêm xanh- sạch- đẹp. Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh của em( hoặc các bạn em) để giữ gìn trường, lớp của em luôn xanh- sạch- đẹp. Người thẩm định đề Người ra đề Vũ Thị Thu Hương Lê Thị Thúy Lừu Hướng dẫn chấm bài đọc hiểu Câu 1 : 0,5 đ c .Chim sâu, bông hoa và chiếc lá. Câu 2 : 0,5 đ b. Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá. Câu 3 : 0,5 đ c. Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người.
  7. Câu 4 : 0,5đ a. Hãy biết quý trọng những người bình thường. Câu 5 : 0,5 đ c. nhỏ bé Câu 6 : 1 đ Trong đoạn văn, dấu gạch ngang được sử dụng để đánh dấu các ý được liệt kê. Câu 7 : 1 đ Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Lưu ý : HS tìm được cả DT (những) càng tốt Câu 8 : 1 đ Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để đánh dấu tên bài văn. Câu 9 : 0,5đ Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi : những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia. Câu 10 : 1đ VD : Trường em đang có phong trào giữ gìn trường, lớp xanh- sạch- đẹp. Mỗi lớp được phân công chăm sóc một bồn cây. Hàng ngày, em và các bạn trong lớp phân công nhau chăm sóc cây. Chúng em luôn tưới đủ nước cho cây, nhổ cỏ trong bồn cây và chăm chút từng chiếc lá để cây luôn xanh tốt. Lưu ý : Hs làm bài chưa sạch, chữ viết chưa đẹp, còn mắc lỗi chính tả thì GV căn cứ vào mức độ để trừ điểm và trừ không quá 0,25đ toàn bài. Người thẩm định đề Người ra đề
  8. Vũ Thị Thu Hương Lê Thị Thúy Lừu B. PHẦN VIẾT
  9. PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM TRUNG NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 (Thời gian làm bài: 50 phút) I. Chính tả (nghe - viết) (2,0 đ) (Thời gian : 15 phút) Nhà bác học Lê Quý Đôn Lê Quý Đôn quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Lê Quý Đôn đã để lại cho đời nhiều bộ sách quý. Ông là người Việt Nam đầu tiên biết đến lí thuyết Trái Đất tròn gồm bốn châu Á, Âu, Phi, Mỹ và là người sớm nhất lưu ý đến khoa học tự nhiên, khoa học vũ trụ. Ông là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. Theo Văn Lang II. Viết bài văn ( 8,0 đ) (Thời gian làm bài: 35 phút – Không kể thời gian chép đề) Học sinh được chọn một trong hai đề sau Đề bài 1: Làm đơn xin tham gia hoạt ngoại khóa hoặc Câu lạc bộ mà em thích. Đề bài 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học trong môn Tiếng Việt lớp 4. Hướng dẫn chấm Tiếng Việt 4 – Bài viết 1.Chính tả : (2 điểm) * Đánh giá, cho điểm: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( Sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, thiếu dấu câu, ) , trừ 0,25 điểm/ 1 lỗi. - Viết sai lỗi lặp lại trong bài trừ 1 lần. - Bài viết còn mắc lỗi chính tả, chữ viết và trình bày chưa đẹp: trừ toàn bài 0,25 điểm. 2. Tập làm văn : (8 điểm) Đề 1: * Yêu cầu: - Kiểu bài: Viết đơn
  10. - Yêu cầu: Người viết cần chọn lọc và biết dùng từ ngữ đặt câu dễ hiểu, thề hiện nguyện vọng. Trong quá trình viết, cần vận dụng các kiến thức đã học để tạo lập thành lá đơn đủ ý. Lời văn cần giản dị, trong sáng, giàu cảm xúc. Lá đơn cần đủ 3 phần: * Cấu tạo của đơn 1. Phần đầu: ( 1,0 đ) - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. - Tên đơn. - Tên người hoặc cơ quan tổ chức nhận đơn. 2. Phần nội dung: ( 4,0 đ) - Giới thiệu bản thân. - Trình bày nguyện vọng. - Lời cam kết. 3. Phần cuối: ( 1,0 đ) Chữ kí, họ và tên của người viết đơn. * Kĩ năng( 0,5 đ) Biết viết thành lá đơn theo chuỗi liên kết giữa các câu theo một trình tự hợp lí, lôgic. * Chữ viết, chính tả ( 0,5 đ) Chữ viết rõ ràng, đúng kích cỡ, độ cao, khoảng cách; không mắc lỗi chính tả. * Dùng từ, đặt câu( 0,5 đ) Biết dùng từ ngữ phù hợp. * Sáng tạo( 0,5 đ) Lá đơn thể hiện sự chân thực, lôgic , sáng tạo và hiểu đề, không dập khuôn theo mẫu. * Cách tính điểm : - Điểm 8: Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được lá đơn đúng yêu cầu đã học. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng , không mắc lỗi chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên , thể hiện được cảm xúc, có sáng tạo. + Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu, cỡ chữ, trình bày bài viết sạch, đẹp. - Điểm 7 : Bài viết đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên song còn mắc trên 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 6 : Bài viết đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên song còn mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  11. - Điểm 5 : Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhưng ít sáng tạo, còn mắc trên 7 lỗi các loại. - Điểm 3, 4: Bài viết còn mắc về một vài lỗi về : + Cấu tạo: Thiếu một phần của đơn. Thiếu một số mục bắt buộc ở phần đầu của đơn. Thiếu họ tên, chữ kí ở phần cuối của đơn. + Nội dung: Không giới thiệu đủ thông tin vắn tắt về bản thân theo quy định. Cung cấp thông tin không chính xác về bản thân. Không nói rõ nguyện vọng của bản thân. Không có lời cam kết - Điểm dưới 3 : Viết thiếu 1 trong 3 phần của đơn, không theo trình tự . - Điểm 0: lạc đề hoặc không viết. Đề 2: * Yêu cầu: - Kiểu bài: Nêu cảm nghĩ về một nhân vật đã học. - Yêu cầu: Người viết cần chọn lọc và biết dùng từ ngữ đặt câu dễ hiểu, thề hiện sự gần gũi, tình cảm. Trong quá trình viết, cần vận dụng các kiến thức đã học về văn kể chuyện như: tạo lập thành đoạn văn, kết hợp miêu tả ngoại hình, kể lại lời nói, ý nghĩ, hành động của nhân vật. Lời văn cần giản dị, trong sáng, giàu cảm xúc. Đoạn văn có nhiều cách triển khai khác nhau nhưng cần đủ 3 phần: 1, Mở đầu: ( 1,0 đ) Giới thiệu nhân vật là ai, trong câu chuyện nào? 2, Nêu cảm nghĩ về nhân vật(4.0 đ) 2a: Nội dung( 2,0 đ) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật và nêu được những đặc điểm nổi bật về nhân vật đó. 2b: Kĩ năng( 1,0 đ) Biết lập thành đoạn văn theo chuỗi liên kết giữa các câu theo một trình tự hợp lí, có câu mở đoạn, câu kết đoạn. Đầu đoạn văn viết lùi vào 1 ô, cuối đoạn có dấu chấm xuống dòng, ngắt câu hợp lí, dùng từ ngữ phù hợp, 2c: Cảm xúc: (1,0 đ) Biết bộc lộ cảm xúc tự nhiên xen kẽ trong khi kể, biết bộc lộ cảm xúc khi miêu tả.( 1,0 điểm) 3, Kết thúc:(1,0đ) Phát biểu cảm tưởng về nhân vật và rút ra bài học cho bản thân
  12. 4, Chữ viết, chính tả ( 0,5 đ) Chữ viết rõ ràng, đúng kích cỡ, độ cao, khoảng cách; không mắc lỗi chính tả. 5, Dùng từ, đặt câu( 0,5 đ) Biết dùng từ ngữ phù hợp. Người viết cần chọn lọc và biết dùng từ ngữ đặt câu dễ hiểu, thề hiện tình cảm, sử dụng dấu chấm câu phù hợp. 6, Sáng tạo( 1,0 đ) Bài viết thể hiện sự chân thực , sáng tạo và hiểu đề, không dập khuôn theo mẫu. * Cách tính điểm : - Điểm 8: Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được đoạn văn về nhân vật đúng yêu cầu đã học. + Trong quá trình kể, cần vận dụng các kiến thức đã học về văn kể chuyện như: tạo lập thành đoạn văn, kết hợp miêu tả ngoại hình, kể lại lời nói, ý nghĩ, hành động của nhân vật. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng , không mắc lỗi chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên , thể hiện được cảm xúc, có sáng tạo. + Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu, cỡ chữ, trình bày bài viết sạch, đẹp. - Điểm 7 : Bài viết đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên song còn mắc trên 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 6 : Bài viết đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên song còn mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 5 : Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhưng ít sáng tạo, còn mắc trên 7 lỗi các loại. - Điểm 3, 4: Bài viết còn mắc một vài lỗi về: + Cấu tạo: Đoạn văn không có câu giới thiệu tên nhân vật, tên câu chuyện. Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lí. + Nội dung: Không thể hiện được cảm nghĩ về nhân vật mà chỉ kể lại câu chuyện. Có những chi tiết không đúng với nội dung câu chuyện. Thể hiện cách hiểu không đúng về nhân vật. - Điểm dưới 3 : Viết thiếu , không theo trình tự .
  13. - Điểm 0: lạc đề hoặc không viết. Người thẩm định đề Người ra đề Vũ Thị Thu Hương Lê Thị Thúy Lừu