Đề kiểm tra định kì Cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Hội A

doc 3 trang Hùng Thuận 24/05/2022 4070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Hội A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Hội A

  1. PHÒNG GD – ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỘI A MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Năm học 2020 - 2021 (Thời gian làm phần đọc thầm và kiểm tra viết:70 phút) Họ và tên: Lớp 3 Điểm đọc: Điểm viết: Giáo viên chấm Phụ huynh (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) Điểm chung: Nhận xét: PHẦN A: KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (10điểm) I. Đọc thành tiếng (4điểm) 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu để chọn bài đọc do giáo viên chuẩn bị. 2. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ khoảng 60 đến 70 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 32, sau đó trả lời1câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (6điểm) Thành phố ngàn hoa Du khách đến thăm Đà Lạt, người dân nơi đây rất mến khách nhưng có lẽ ai cũng phải ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp với những rừng thông trùng điệp, những thác đổ ào ào, những suối tuôn róc rách. Nhưng ngưỡng mộ nhất vẫn là các loài hoa. Không ở nơi đâu lại có nhiều loài hoa như ở Đà Lạt, từ hoa rừng nhiệt đới cho đến các loài hoa nhập ngoại. Trên các vườn hoa, du khách có thể nhìn thấy màu hồng của đào, của tường vi, màu tím của cúc Nhật Bản, Ngọc Hân; màu vàng của cúc đại hóa, thiên lí; màu đỏ của râm bụt; màu trắng của sứ, huệ, trà, cẩm tú cầu Đêm đến, ta có thể nhận ra hương thơm ngào ngạt và dịu dàng từ dạ lan, nhài, hồng. Hương thơm tinh khiết làm cho núi rừng cao nguyên thêm thơ mộng và quyến rũ. Lan Đà Lạt có tới vài trăm loài, thổ lan mọc trên bờ suối hay ở những nơi ẩm ướt trong rừng thẳm, thạch lan mọc trong khe hay trên núi đá có rêu xanh còn phong lan thì sống trên các thân cây. Trên những đồi hoang, những bãi đất trống, ta có thể bắt gặp các loài hoa dại như me đất, trinh nữ, mắt nai, huệ đất, cúc quý. Ở Đà Lạt, đi đâu cũng thấy hoa. Đà Lạt thật xứng danh là thành phố của ngàn hoa. Sưu tầm Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: 1. Đến thăm Đà Lạt, điều gì khiến du khách ngỡ ngàng? a. Người dân rất mến khách. b. Cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp. c. Các loài động vật phong phú.
  2. 2. Hoa phong lan Đà Lạt thường sống ở đâu? a. Bờ suối, trong rừng thẳm. b. Trong khe núi, trên núi đá có rêu xanh. c. Trên các thân cây. 3. Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy Đà Lạt nhiều loài hoa. Hãy viết lại câu văn đó: 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào trong mỗi thông tin sau: Thông tin Trả lời Du khách đến Đà Lạt ngưỡng mộ nhất vẫn là các loài hoa. Đúng/ Sai Trên các vườn hoa Đà Lạt, du khách chỉ có thể nhìn thấy các loài hoa Đúng/ Sai hồng. Đêm đến, hương thơm của các loài hoa làm cho núi rừng Đà Lạt Đúng/ Sai thêm thơ mộng và quyến rũ hơn. Lan Đà Lạt có tới hàng chục loài hoa. Đúng/ Sai 5. Bài văn đã cho chúng ta biết điều gì? 6. Câu văn nào có bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? a. Ở Đà Lạt, mọi người rất hiếu khách. b. Vì muốn ngắm nhìn các loài hoa nên mọi người thích đến du lịch tại Đà Lạt. c. Du khách đến Đà Lạt để thưởng thức nhiều loài hoa lạ. 7. Câu văn nào dưới đây có sự vật được nhân hóa? a. Các loài hoa me đất, trinh nữ, mắt nai thì thầm trò chuyện trên những bãi đất trống. b. Những cánh hoa đủ màu như những cánh bướm rập rờn. c. Hương thơm tinh khiết làm cho núi rừng cao nguyên thêm thơ mộng. 8. Cho câu văn: Trên các vườn hoa, du khách dạo quanh và ngắm nhiều loài hoa. a. Câu văn trên được viết theo mẫu câu nào đã học? (Ai làm gì? Ai thế nào?Ai là gì?) b. Tìm và ghi lại bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? 9. Viết một câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: PHẦN B : KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN (10điểm) 1. Chính tả (nghe - viết) (4điểm) Bài “Người đi săn và con vượn” (SGK TV3 – Tập II – Trang 113) đoạn: “Một hôm chờ kết quả.” 2. Tập làm văn (6điểm) Đề bài: Để phòng, chống dịch Covid-19, lớp em đã tổ chức nhiều buổi tổng vệ sinh lớp học. Hãy viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể lại một buổi tổng vệ sinh mà em thấy hiệu quả nhất.