Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đan Phượng (Có đáp án)

doc 6 trang Hùng Thuận 24/05/2022 6280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đan Phượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đan Phượng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I ĐAN PHƯỢNG MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 3 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 70 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B) Họ và tên: Lớp: 3 Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm đọc: Điểm viết: (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) Điểm chung: Nhận xét: PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 80 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 16; sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) TẤM LÒNG CỦA CHA Cha tôi đã bốn mươi sáu tuổi. Cha có dáng người gầy guộc, làn da đen sạm đi vì phải dãi nắng dầm sương nuôi tôi ăn học. Còn đôi bàn tay cha thì đã chai sần vì những tháng ngày lao động cực khổ. Tôi rất thích được sờ vào bàn tay của cha vì đối với tôi nó luôn đẹp nhất, có đôi bàn tay ấy, tôi mới có được ngày hôm nay – được đi học, ăn no và mặc ấm. Đôi chân cha đi khắp nơi để làm lụng, kiếm miếng cơm cho cả gia đình. Cha không dành thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình. Cha quan tâm tôi từ những điều nhỏ nhất. Trước khi đi học, cha bơm bánh xe đạp cho tôi. Trời sắp mưa, cha nhắc tôi mang theo áo mưa. Đêm khuya tôi còn học bài, cha pha cho tôi ly sữa nóng. Cha như một ngôi nhà vững chắc che chở, bảo vệ tôi. Tôi thương cha nhiều lắm! Tôi sẽ ghi nhớ mãi tất cả công lao to lớn như trời biển của cha. Theo Diễm Quỳnh Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1 (0,75 đ). Vì sao đôi bàn tay của cha lại chai sần? a. Vì cha dãi nắng dầm sương. b. Vì cha có dáng người gầy guộc. c. Vì cha đã lao động cực khổ.
  2. Câu 2 (0,5 đ). Tác giả có cảm nhận gì về đôi bàn tay của cha? a. Đôi bàn tay cha đáng yêu nhất. b. Đôi bàn tay cha luôn đẹp nhất. c. Đôi bàn tay cha có ích nhất. Câu 3(0,75đ). Trong bài, việc làm thể hiện tình thương của cha dành cho con là: a. Thích được sờ vào đôi bàn tay của con b. Quan tâm tới con từ những điều nhỏ nhất c. Yêu cầu con phải thức học bài tới khuya Câu 4(1đ): Bài văn muốn nói lên điều gì? Câu 5(0,5 đ). Câu văn nào sau đây không có hình ảnh so sánh? a.Tôi sẽ ghi nhớ mãi tất cả công lao to lớn như trời biển của cha. b. Cha như một ngôi nhà vững chắc che chở, bảo vệ tôi. c.Cha không dành thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình. Câu 6 (0,75 đ). Hãy tìm và kẻ chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? trong câu dưới đây: Trời sắp mưa, cha nhắc tôi mang theo áo mưa. Câu 7 (1 đ). Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Cha có dáng người gầy guộc, làn da đen sạm đi vì phải dãi nắng dầm sương nuôi tôi ăn học. Câu 8 (0,75 đ). Điền dấu chấm than hoặc dấu phảy vào ô trống cho thích hợp: Bé ngước nhìn vòm hoa lần nữa miệng thốt reo khe khẽ: - Hoa đẹp quá Màu đỏ tươi quá PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM). 1. Chính tả: (Nghe- viết) (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn của bài: “Quê hương” (Theo phiếu đính kèm) 2. Tập làm văn: (6 điểm) Đề bài :Em đã từng được đi tham quan, ngắm cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu giới thiệu về cảnh đẹp đó.
  3. Bài làm
  4. Phiếu chính tả : Khối 3 Quê hương Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIÊT LỚP 3 NĂM HỌC: 2020 -2021 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I.Đọc thành tiếng( 4 đ): - Đọc to, rõ ràng, lưu loát, diến cảm cho 4 điểm - Tùy từng mức độ đọc của HS, GV cho điểm ở các mức độ khác nhau. II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm): Câu 1 (0,75đ): Khoanh vào c Câu 2( 0,5đ): Khoanh vào b Câu 3(0,75đ): Khoanh vào b Câu 4 ( 1đ): VD: - Tình thương yêu của cha dành cho con. - Tấm lòng thương con vô bờ bến của cha dành cho con. Câu 5 (0,5đ): Khoanh vào c Câu 6(0,75đ) : HS kẻ chân bộ phận: nhắc tôi mang theo áo mưa Câu 7(1đ) : Học sinh gạch dưới các từ chỉ đặc điểm: gầy guộc, đen sạm Câu 8(0,75đ) : HS điền dấu phảy và 2 dấu chấm than PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1.Chính tả: (Nghe- viết) (4 điểm) - Toàn bài viết đúng, đúng khoảng cách, đúng độ cao, sạch đẹp cho 4 điểm -Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm, các lỗi trùng nhau chỉ trừ 1 lần. - Toàn bài viết xấu, bẩn trừ 1 điểm. 2.Tập làm văn ( 6 điểm): HS viết khoảng 8 đến 10 câu, kể được: - Giới thiệu cảnh đẹp ( 0,75điểm) - Tả bao quát (1điểm) - Tả chi tiết ( 2,5 điểm) - Hoạt động của người, vật (1điểm) - Cảm xúc của em ( 0,75điểm)
  6. - Học sinh viết được đoạn văn có câu mở đoạn, kết đoạn, đủ ý, diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh, trình bày sạch, đẹp cho 6 điểm. - Tùy vào bài viết của HS, GV cho điểm ở các mức độ khác nhau: 5,75; 5,5; 5,25; 5; 4,75; 4,5; 4,25; 4; 3,75; 3,5; 3,25; 3; 2,75; 2,5; 2,25; 2