Đề kiểm tra đánh giá giữa kì I - Môn Văn 9

doc 17 trang hoaithuong97 7050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa kì I - Môn Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_danh_gia_giua_ki_i_mon_van_9.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá giữa kì I - Môn Văn 9

  1. UBND TP. HẢI DƯƠNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA TRƯỜNG THCS BÌNH HÀN häc kú I n¨m häc 2020- 2021 ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ Vận dụng Cấp độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cộng cao - Nhận - Tìm từ Hán Trình bày 1. Đọc hiểu biết tên Việt hoặc từ cảm nhận của văn bản tác giả, mang nghĩa bản thân về tên tác chuyển, một vấn đề phẩm phương châm đặt ra trong hoặc hội thoại, lời đoạn trích phương dẫn trực tiếp, hoặc nêu giá thức biểu gián tiếp có trị nghệ đạt, ngôi trong đoạn thuật, nội kể. ngữ liệu. Chỉ dung đoạn ra ý nghĩa ngữ liệu( có hoặc tác thể vận dụng dụng. cả kiến thức tiếng Việt: lời dẫn trực tiếp, gián tiếp, phát triển từ vựng) Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 10% 10% 10 30% 1. Viết 01 đoạn Viết 01 bài 2. Tạo lập văn văn nghị luận văn tự sự bản xã hội về có vận một vấn đề dụng yếu tố hay một khía miêu tả, cạnh vấn đề miêu tả nội tâm. Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu/ 1 1 2 1 5 Tổng số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10 toàn bài 10% 10% 30% 50% 100 % Tỉ lệ %điểm toàn bài
  2. UBND TP. HẢI DƯƠNG ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BÌNH HÀN NĂM HỌC 2020- 2021 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 90 phút. Đề bài gồm: 05 câu, 01 trang. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng: - Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơ để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được. (Ngữ Văn 9 - tập 1, trang 44) Câu 1 (1,0điểm): Đoạn trích được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? Câu 2(1,0 điểm): Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn trích trên và chỉ ra ý nghĩa của những từ đó? Câu 3(1,0điểm): Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng lời dẫn gián tiếp để nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên? PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) bàn về ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Câu 2 (5,0 điểm) Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. Hết SBD: Họ và tên thí sinh: Giám thị 1: Giám thị 2:
  3. UBND TP. HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS BÌNH HÀN ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Ý Đáp án Điểm PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) * Mức tối đa: 1,0 Trích từ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của 1 nhà văn Nguyễn Dữ. 0,5 * Mức chưa tối đa: trình bày còn thiếu hoặc chỉ trả lời được một nửa ý. 0 * Mức không đạt: Không trả lời. * Mức tối đa: HS chỉ ra và giải thích được hai trong số các từ 1,0 sau - Hào phú: nhà giàu và có thế lực. 2 - Binh cách: việc quân sự, việc nơi chiến trân. -Công danh: địa vị xã hội và tiếng tăm. -Tước lớn: danh vị (chức) cao. 0,5 ( HS có thể chọn và giải thích những từ Hán Việt khác có trong đoạn trích, chấp nhận giải nghĩa đúng ý cốt lõi, không 0 hoàn toàn phải đầy đủ, chính xác như trong từ điển). Nêu và giải nghĩa đúng 1 từ cho 0,5đ. * Mức chưa tối đa: trình bày còn thiếu hoặc chỉ trả lời được một nửa ý. * Mức không đạt: Không trả lời. Mức tối đa: 1,0 * Về hình thức: Đảm bảo thể thức của đoạn văn. 3 0,25 *Về nội dung: Đoạn văn cần nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên. - Giá trị nghệ thuật: 0,25 + Kết hợp hiệu quả hai yếu tố tự sự ( thể hiên qua lời dặn con) và trữ tình ( thể hiện qua những hình ảnh) để tăng sức thuyết phục. + Diễn đạt giàu cảm xúc thể hiện rõ tình yêu thương lo lắng của người mẹ.
  4. + Các vế trong những câu văn được ngắt nhịp nhàng theo lối văn biền ngẫu. - Giá trị nội dung: + Trương Sinh ít học, dù con nhà hào phú vẫn phải đi lính. 0,25 + Hoàn cảnh mới cưới vợ. + Đây là cơ hội để lập công danh nhưng còn cần lựa sức mình để bảo toàn tính mạng. - HS sử dụng đúng cách dẫn gián tiếp trong đoạn văn. * Mức chưa tối đa: trình bày còn thiếu hoặc chỉ trả lời được 0,25 một nửa ý. * Mức không đạt: Không trả lời. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm) - Đảm bảo thể thức của đoạn văn. 0,5 - Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. - Diễn đạt sáng rõ, lập luận chặt chẽ. Câu 1 * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề. 1,5 (2,0 * Thân đoạn điểm) Giải thích thái độ sống tích cực là gì ? Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động. - Bàn luận về thái độ sống tích cực Biểu hiện của thái độ sống tích cực - Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. - Luôn chủ động trước cuộc sống: + Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn. + Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người. + Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác. - Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại * Với cá nhân: - Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.
  5. + Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng. + Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống. * Với xã hội: - Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ. - Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước. - Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ. * Kết đoạn: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm ( Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp minh hoạ cho các ý trên) *Mức tối đa: 2 đ Đáp ứng tốt các yêu cầu trên: hình thức và nội dung đủ, đúng phương pháp nghi luận. * Mức chưa tối đa: - Đủ nội dung,diễn đạt chưa thật hay: 1,0- 1,5 điểm. -Được một số ý, chưa linh hoạt , dẫn chứng còn ít, diễn đạt chưa hay, còn mắc lỗi: 0,5-0.75điểm. * Mức không đạt: 0 điểm: Không làm bài. Câu 2 * Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 (5,0 - Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, có kĩ năng làm bài văn tự sự, vận dụng yêú tố biểu cảm, nghị luận , miêu tả và điểm) miêu tả nội tâm phù hợp. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu * Yêu cầu về kiến thức 4,5 a. Mở bài: HS giới thiệu được Trương Sinh dùng cách kể nhớ lại quá khứ ( day dứt ân hận, nhớ Vũ Nương ). Cách dẫn dắt, 0,5 giới thiệu hay, tạo ấn tượng, có sự sáng tạo. b. Thân bài Sự việc 1:Trương Sinh lấy Vũ Nương 1,5 HS đạt được yêu cầu sau: -Trương Sinh sống trong 1 gia đình khá giả - Cảm mến cô gái trong làng tên Vũ Nương - Xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về, thấy mãn nguyện. -Nàng xinh đẹp, lo nàng thiếu chung thủy nhưng Vũ Nương khéo léo cư xử => gia đình êm ấm - Chờ đứa con đầu lòng ra đời thì phải đi lính. Cảm xúc TS: + Lo cho mẹ già.
  6. + Buồn, nhớ Vũ Nương, gia đình. + Lo vợ trẻ ở nhà không chung thủy. Sự việc 2:TS đi lính 1,0 HS đạt được yêu cầu sau: -Tiệc tiễn,mẹ dặn dò => cảm động -Bịn rịn chia tay vợ,mẹ già. -Ở chiến trường lo lắng, khó khăn, nhớ nhà, Đặc biệt lo vợ thiếu chung thủy -Tin báo về, vui mừng Sự việc 3:TS trở về 1,0 HS đạt được yêu cầu sau: -Gặp vợ con thì vui, buồn vì mẹ mất, căm xúc lẫn lộn. -Nghe con nói, sững sờ (độc thoại nội tâm). -Làm um lên, nàng thanh minh tôi càng tức, máu ghen bốc lên. - Nghe tin vợ tự tử, đau xót nhưng vẫn giận. - Ngồi với con bên đèn. - Con chỉ cái bóng, bàng hoàng sững sờ Trở lại tâm trạng lúc đầu, thấy không xứng đáng với tình yêu của Vũ Nương. c. Kết bài: TS bày tỏ niềm ân hận. 0,5 *Mức tối đa: 4- 5,0 điểm Đáp ứng tốt các yêu cầu trên: có kĩ năng làm bài văn tự sự. Vận dụng phù hợp, linh hoạt các yêú tố miêu tả nội tâm, biểu cảm * Mức chưa tối đa: - Đủ nội dung, đủ bố cục, bài làm đúng kiểu bài tự sự diễn đạt chưa thật hay: 2,5- 3,75 điểm. -Được một số ý, chưa linh hoạt , sự việc kể chưa phù hợp, diễn đạt chưa hay, còn mắc lỗi: 0,5- 2,0điểm. * Mức không đạt: 0 điểm: Không làm bài. * Mức không đạt (0 điểm) Lạc đề, sai toàn bộ hoặc không làm bài. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm GV căn cứ từng bài cụ thể để cho điểm hợp lí; khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, dẫn chứng hợp lí, diễn đạt tốt. Tổng điểm 10,0 Hết Giáo viên ra đề Tạ Thị Lan Hương
  7. ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I ĐỀ 1 PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất. Câu 1 (0,5đ) Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5đ) Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể số mấy, nêu tác dụng của ngôi kể đó? Câu 3 (1,0đ) Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp. Câu 4 (1,0đ) Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên và phân tích. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1 (2,0 đ) Từ câu nói câu Vũ Nương với Trương Sinh trong đoạn trích trên, viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. Câu 2 (5,0 điểm) Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em vê thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. HƯỚNG DẪN PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Câu 2 : Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ ba. Ngôi kể này người kể giấu mình, ngôi kể này giúp người kể linh hoạt và kể chuyện khách quan hơn. Câu 3 - Một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. - Chuyển lời dẫn trực tiếp trên thành lời dẫn gián tiếp. Vũ Nương vẫn đứng ở giữa dòng sông nói vọng vào với Trương Sinh rằng nàng ấy cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tấm chân tình của chàng Trương Sinh, nàng ấy chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Câu 4: - Chi tiết kì ảo trong truyện: + Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. + Nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất. - Phân tích: + Chi tiết này nhấn mạnh nỗi oan khiên mà Vũ Nương cũng như tư tưởng của nhà văn Nguyễn Dữ. + Vũ Nương hiện về chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người phận bạc, bởi hạnh phúc lứa đôi đã tan vỡ. + Chi tiết này thể hiện khát vọng về công bằng, hạnh phúc của dân gian, người trong sạch cuối cùng được minh oan.
  8. + Chi tiết này vẫn gợi lên nỗi đau xót, nỗi ám ảnh với người đọc khi Vũ Nương vẫn nặng tình dương thế. + Hoàn thiện vẻ đẹp Vũ Nương: vị tha, trọng ơn nghĩa.Tạo kết thúc truyện có hậu, làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì. + Tăng giá trị tố cáo xã hội phong kiến: người chết không thể sống lại, VN không thể trở về. Nhắc nhở bài học về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN Câu 1 (2,0 đ) * Mở đoạn:Dẫn dắt giới thiệu về lòng biết ơn VD Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo lí tốt dẹp của dân tộc, nhưng k tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình rèn luyện tu dưỡng lâu dài. * Thân đoạn - Giải thích: Biết ơn là ghi nhớ (nhớ ơn), bày tỏ thái độ trân trọng trước những điều tốt đẹp mà mình được hưởng do có công lao của người khác, có việc làm đền ơn, đáp nghĩa xứng đáng với công lao đó, lòng biết ơn còn gọi là tri ân. - Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề: Lòng biết ơn là một phẩm chất cần có ở mỗi người. Vì + Mọi thành quả trên đời từ vật chất đến tinh thần đều không tự nhiên mà có. Đó là do thế hệ trước đã phải đổ mồ hôi, công sức thậm chí là xương máu mới có được. + Con người không sống đơn lẻ mà sống trong cộng đồng, được nhận nhiều điều tốt đẹp của người khác. +Là phẩm chất cần thiết, góp phần hoàn thiện nhân cách con người. + Lòng biết ơn làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, xã hội ngày càng văn minh. + Lòng biết ơn là đạo lí, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. + Người có lòng biết ơn sẽ luôn nhớ ơn những người đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ quê hương, đất nước, những người có công sinh thành, dưỡng dục mình hoặc biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn từ đó có những việc làm cụ thể để đền đáp. ( lấy dẫn chứng phân tích) + Cần phê phán những người sống vong ân bội nghĩa trong xã hội. - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức: Bản thân cần hiểu sâu sắc về lòng biết ơn để từ đó có cách ứng xử đúng đắn với quá khứ, gia đình, xã hội. + Hành động: Còn là học sinh, em chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội , nên sẽ bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể như mang những điểm 9, 10 dâng tặng thầy cô, sẽ tự giác và ngoan ngoãn làm cho cha mẹ vui lòng chính là biểu hiện của lòng hiếu kính. * Kết đoạn - Khẳng định Ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống: Lòng biết ơn là nguồn cội lòng yêu thương con người. Nếu thiếu những thứ đó, con người chỉ là những rô bốt biết nói Vậy hãy tập cho đi nhiều hơn nhận lại, rèn yêu thương nhiều hơn; sống chậm lại các bạn nhé. TƯ LIỆU: - DC1.Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền,miếu,chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; tri ân những trang hào kiệt có công mở đất lập làng, khởi tổ dựng nghiệp Tiêu biểu như : Đền Hùng thờ phụng 18 đời vua Hùng ở Phong Châu Phú Thọ và tổ chức nghi thức thăm viếng vào 10.3 hàng năm với quy mô cấp quốc gia; đền thờ Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi xây dựng và có tổ chức dâng hương hàng năm ở Hải Dương đều là bằng chứng sinh động khẳng định dân tộc ta đã thực hiện tốt đạo lí “ Ăn quả , Uống nước nhớ ” - Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay/Ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm. - DC 2. Nhà nước xây dựng nghĩa trang Trường Sơn ở tỉnh Quảng Trị, hàng năm làm lễ cầu siêu, tổ chức lế thả đền hoa đăng trên sông Thạch Hãn; Thả hoa, nến trên biển để tưởng nhớ các liệt sĩ hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ . Đây là việc làm biểu hiện cụ thể của đạo lí ” Ăn quả nhớ kẻ, Uống nước ” đó sao.
  9. - DC 3 . Trong mỗi gia đình,bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng, ngày giỗ tết con cháu quần tụ dâng hương tưởng nhớ ông bà, tiên tổ, người thân trong gia đình là biểu hiện của lòng hiếu kính, biết ơn, nhớ ơn đến nguồn cội của mình. - DC 4. Nhiều năm nay, cứ đế ngày 27/7cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh,liệt sĩ,bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng Như dọn sửa ngĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi tặng quà gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VN AH , khám chữa bệnh miễn phí cho thân nhân người có công Ta càng thấy truyền thống thực hiện đạo lí ân trả nghĩa đền của dân tộc được nhân lên bội phần. - DC 5. Các lễ tiết trong năm khác như lễ Vu lan 15/.7 - ngày của cha mẹ ; 27/2 ngày Thầy thuốc VN; 20/11, 8.3 được mọi người quan tâm. Đó là những ngày đặc biệt vì qua đó các con có cơ hội nhớ về cha mẹ, báo hiếu cha mẹ; các bệnh nhân và người nhà có cơ hội gặp gỡ cảm ơn thầy thuốc; các thế hệ học sinh và phụ huynh có cơ hội bày tỏ tình cảm kính trọng quý mến thầy cô giáo; Những ngày đó đâu đâu cũng tổ chức thăm hỏi động viên, chúc mừng những người mà đã có công lao với đất nước, bản thân mọi người đã khơi được nguồn ân nghĩa để dòng chảy đạo lí này chảy mãi, và còn mãi trong các thế hệ cháu con. Câu 2 ( 5 đ) ĐỀ 2 HƯỚNG DẪN PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Câu 2 Cụm từ“cách mấy nắng mưa” vừa nói khoảng thời gian cách xa đã bao mùa mưa nắng vừa nói lênđược sức tàn phá của thiên nhiên của nắng mưa đối với cảnh vật và con người mà cụ thể ở đây là cha mẹ Kiều càng 1 thêm già yếu -> nghệ thuật ẩn dụ Câu 3: Giá trị NT và ND của đoạn thơ trên * Nghệ thuật - Từ ngữ chọn lọc, tinh tế, giàu sức biểu cảm và giá trị thẩm mỹ để thể hiện chính xác, sinh động cảm xúc, tâm trạng của Thuý Kiều: tưởng, xót, bơ vơ - Độc thoại nội tâm, câu hỏi tu từ: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
  10. - Sử dụng thi liệu cổ (điển tích, điển cố) kết hợp với thành ngữ dân gian: dưới nguyệt chén đồng, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử, bên trời góc bể, rày trông mai chờ, * Nội dung: Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn( đức hạnh) của nhân vật Thuý Kiều Điều đáng quý nhất ở Kiều là dù số phận có bi thảm, đáng thương nhưng nàng vẫn luôn hướng về Kim Trọng bằng tấm lòng thủy chung, hướng về cha mẹ bằng tấm lòng hiếu thảo. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN Câu 1 (2,0 đ) MĐ:Giới thiệu về hoàn cảnh lũ lụt của miền Trung những ngày qua, gợi dẫn đến suy nghĩ về truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. TĐ: Suy nghĩ về truyền thống tương thân tương ái của dân tộc: -Giải thích: Tương thân tương ái là yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn. Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. - Là người Việt Nam, ai cũng phải đùm bọc chia sẻ, thương yêu nhau. Điều này rất có ý nghĩa.Vì: - Con người Việt Nam trong cộng đồng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như anh em ruột thịt. Tinh thần tương thân, tương ái của con người Việt Nam được thể hiện rất đa dạng và mang đến nhiều ý nghĩa trong cuộc sống với rất nhiều phong trào nhân đạo, nhiều tấm lòng hảo tâm nối vòng tay lớn, chia sẻ hoạn nạn khó khăn. - Lòng tương thân, tương ái có nhiều lợi ích: + Với người được giúp đỡ: trong lúc khó khăn, gặp chuyện buồn đau, sự bất hạnh mà nhận được sự động viên chia sẻ của người khác,của cộng đồng, bản thân họ sẽ có thêm nghị lực niềm tin để vượt qua khó khăn, sống tốt đẹp hơn . + Với người giúp đỡ: bản thân thấy thanh thản; Giúp người khác hôm nay, đến lúc mình không may, lại nhận được sự giúp đỡ của nhiều người khác . Hành động chia sẻ giúp đỡ người khác trong cảnh hoạn nạn khó khăn là thước đo sự tử tế, lòng tương thân, tương ái của mỗi người, và họ được mọi người yêu mến - - Lòng tương thân, tương ái k chỉ là thước đo nhân cách, lòng tương thân, tương ái mỗi người, nó còn là nguồn cội của tình cảm yêu nước, tinh thần nhân đạo cao cả; là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết chiến thắng giặc ngoại xâm và thiên tai hoả hoạn; - Tình yêu thương , lòng nhân ái là truyền thống quý báu, lâu đời của dân tộc ta . Còn gì đẹp hơn khi người người giúp đỡ, nhà nhà nhường cơm sẻ áo cùng nhau . Việc làm ấy là nghĩa cử cao đẹp, làm cho cá nhân trưởng thành, gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, đất nước phát triển . - Tương thân, tương ái mang lại cho cuộc sống hạnh phúc, no đủ cho người nghèo; mang lại cuộc sống và niềm vui cho trẻ mồ côi; giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, không bị phân biệt đối xử; giúp nhân dân vùng thiên tai sớm ổn định cuộc sống, khắc phục hậu quả tàn phá; nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo được cứu chữa, giúp đất nước vượt qua đại dịch góp phần giúp xã hội ngày càng văn minh, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. ( Dẫn chứng) - Thông tin về tình hình bão lụt miền Trung - Nêu phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung đã được lan rộng trong cả nước, từ trung ương đến các địa phương; từ các doanh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng đến người dân lao động, học sinh, sinh viên - Lời kêu gọi mọi người cùng hành động, những suy nghĩ hành động của bản thân. Kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục khó khăn sau bão lũ, sạt lở đất lịch sử những ngày này Khẳng định ý nghĩa của tinh thần tương thân tương ái. -Bài học nhận thức: + Cần mở lòng mình, cần quan tâm tới cộng đồng bạn bè và mọi người, bắt đầu từ những người thân yêu nhất , bằng tấm lòng chân thành vô tư nhất, bằng những việc làm nhỏ nhất. Hãy dang rộng vòng tay thân ái đồng cảm chia sẻ với những cảnh ngộ éo le bất hạnh và hãy học cách đoàn kết cùng sống cùng làm việc để cùng tồn tại và phát triển. + Đừng để tình yêu thương trong tim mình héo úa tàn khô mà hãy để nó hiển hiện trong c/s của bạn.
  11. Hãy sống chậm lại, yêu thương chia sẻ nhiều hơn TƯ LIỆU: . Xưa nay, đâu đâu con người VN cũng yêu thương nhau. Khi có ngoại xâm, yêu thương đoàn kết cùng đánh giặc . Ngược dòng lịch sử, chẳng phải bà con yêu thương đã góp gạo, muối cà nuôi Gióng để cậu bé dẹp hết giặc Ân đó sao. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, đồng bào Nam Bắc , miền ngược miền xuôi, đảo xa hay miền núi đều yêu thương đoàn kết mà đánh thẳng mọi kẻ thù xâm lược. Đất nước bình yên nhưng chúng ta lại đối mặt với thiên tai đại dịch. + Trong đợt chống đại dịch co vid 19 + bão lũ liên tiếp đổ vào miền Trung, đồng bào cả nước quyên góp quần áo, thuốc men, sách vở, lương thực gửi đến. ủng hộ miền Trung + Đài TH Hà Nội và Nhà hát Lớn Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật mang tên “Đi qua giông bão” để gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung. +Chỉ trong 1 tuần vận động, ca sĩ Thủy Tiên đã kêu gọi ủng hộ cho đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung được hơn 105 tỷ đồng. Cả tuần nay chị cũng bỏ công việc của mình, trực tiếp lội nước đi trao quà, trao tiền cứu trợ. Câu 2( 5đ) Mở bài: Giới thiệu tình huống kể chuyện, một số gợi ý: + Giới thiệu bản thân trong vai bé Đản, một cậu bé thiếu thốn tình yêu và sự chăm sóc của mẹ. + Chợt hiểu ra tất cả mọi chuyện khi đã lớn, hối hận khi chính sự ngây thơ của tuổi nhỏ là một phần nguyên nhân khiến mẹ mình phải chịu nỗi oan khuất. + Nhiều lần hỏi cha, cha hứa lúc khôn lớn cha sẽ kể và giờ tôi đã đủ để hiểu những chuyện gì đã xảy ra, vì sao mẹ tôi không còn ở bên cạnh cha con tôi nữa. Thân bài: Kể lại câu chuyện và làm rõ nỗi oan khuất của mẹ: - Được nghe mọi người xung quanh và cha kể về quá khứ của mẹ trong những ngày đầu về làm vợ cha: Nết na, thùy mị, không để thất hòa với cha. - Kể về những ngày cha đi lính, một mình mẹ vừa sinh và nuôi mình, vừa chăm sóc bà nội ốm và sau đó là tất bật lo ma chay chu đáo cho bà. - Kể về những ngày cha mới trở về, cha buồn vì bà mất, tôi lại vô tình nói chuyện cái bóng làm cha hiểu lầm mẹ. Mẹ thanh minh không được nên đã nhảy xuống sông tự vẫn. - Sau cũng vì vô tình, Đản lại chỉ cái bóng trên vách, giải được nỗi oan cho mẹ nhưng mẹ lại không còn. - Cha đau khổ, ân hận, lập đàn giải oan cho mẹ. Mẹ trở về trong chốc lát rồi quay lại chốn thủy cung cùng Linh Phi. Cha không đi bước nữa mà ở vậy nuôi tôi trong nỗi day dứt khôn nguôi. - Khi kể cần kèm theo những cảm xúc và suy nghĩ của Đản (từ lúc còn bé chưa hiểu gì đến hiện tại lớn lên) - Cảm xúc ở hiện tại: ân hận vì vô tình đẩy mẹ đến cái chết. Kết bài - Khẳng định tình yêu thương và kính trọng với mẹ. - Bày tỏ mong muốn không ai phải chịu nỗi đau như gia đình Đản. THAM KHẢO VĂN MẪU Tôi là Trương Đản, cha tôi là Trương Sinh, mẹ là Vũ Thị Thiết, tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình
  12. ở Nam Xương, mẹ tôi mất từ khi tôi còn rất nhỏ, giờ tôi không thể nhớ ra khuôn mặt của mẹ mình, chỉ còn đâu đó cảm giác về đôi vòng tay ấm áp cùng tiếng ru lúc ngủ mà thôi. Tôi lớn lên trong sự thiếu vắng tình yêu và chăm sóc của mẹ, nhiều lần tôi gặng hỏi cha về cái chết của mẹ nhưng nhiều lần cha tôi nói khi nào lớn cha sẽ kể. Sau này khi được nghe kể lại mọi chuyện thì tôi vô cùng ngỡ ngàng, tôi nhớ mẹ, càng ân hận vì ngày ấy mình chỉ vì một lời nói ngây ngô để rồi bi kịch xảy ra, để giờ đây gia đình chẳng còn trọn vẹn. Nghe cha tôi trầm ngâm kể lại, mẹ tôi là người phụ nữ thùy mị nết na, hết mực khuôn phép, không để gia đình thất hòa. Cha cũng vì mến mẹ tôi tư dung tốt đẹp nên xin cưới về làm vợ. Hai người chung sống với nhau rất hòa thuận nhưng chưa được bao lâu, triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm, cha tôi vì không có học nên phải đầu quân. Gia đình phải chia xa đương lúc mẹ tôi đang mang thai tôi. Cha đi chẳng mấy ngày thì mẹ sinh ra tôi, mẹ một thân một mình nuôi nấng, dạy bảo, lo mọi việc trong nhà chu toàn. Nhưng tiếc thay, bà tôi vì nhớ cha mà sinh bệnh mất sớm dù mẹ tôi hết lòng chăm sóc. Sau khi đánh giặc Chiêm thắng lợi cha tôi trở về. Biết tin bà mất, cha tôi buồn rất nhiều, cha đã đưa tôi ra thăm mộ bà. Nhưng tôi có đâu ngờ rằng mình lại có thể nói ra những lời như vậy. Lúc đó thấy cha rất xa lạ nên tôi rất sợ, vừa khóc vừa hỏi: "Ông cũng là cha tôi ư?". Sau đó cha gạn hỏi thì tôi trả lời: "Cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả." Lời nói ngây ngô ấy của tôi đã khiến cha tôi nghi oan mẹ tôi. Cha chửi bới đuổi mẹ ra khỏi nhà, mẹ vì uất ức nên đã gieo mình xuống sông tự tử. Không thấy mẹ, tôi khóc đến thất thanh, đòi mẹ mãi mà cha cũng chẳng nói gì. Đêm đến, nhìn thấy bóng cha trên tường tôi hô to: "Cha Đản lại đến kia kìa". Lúc đó cha mới biết mình đã trách oan mẹ rồi. Cha đau khổ, ân hận lắm. Sau này khi gặp được chú Phan Lang - người cùng làng đến truyền lại lời của mẹ, cha liền lập đàn giải oan bên sông. Mẹ xuất hiện trên chiếc kiệu hoa lung linh, nổi bật ở giữa sông, lung linh và mở ảo, nhưng mẹ chỉ nói dăm ba câu rồi biến mất, quay lại chốn thủy cung. Từ đó, cha tôi không đi bước nữa mà ở vậy nuôi tôi trong nỗi day dứt khôn nguôi. Mẹ ra đi, tôi vô cùng ân hận và dằn vặt chẳng có thứ gì có thể khiến tôi giải quyết khúc mắc của tôi. Chỉ vì một lời nói khờ dại tôi đã khiến mẹ tôi rời xa tôi mãi mãi. Con thật có lỗi với mẹ. Xin mẹ tha thứ cho con, mong rằng ở một nơi xa mẹ sẽ có một cuộc sống tốt hơn, tôi tin rằng mẹ vẫn sẽ mãi dõi theo tôi. ĐỀ 3 PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng: - Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơ để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được. (Ngữ Văn 9 - tập 1, trang 44) Câu 1 (1,0điểm): Đoạn trích được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? Câu 2(1,0 điểm): Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn trích trên và chỉ ra ý nghĩa của những từ đó? Câu 3(1,0điểm): Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng lời dẫn gián tiếp để nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên? PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) bàn về ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Câu 2 (5,0 điểm) Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh kể lại
  13. câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. HƯỚNG DẪN Phần đọc -hiểu Câu 2: tự làm Câu 3 * Về hình thức: Đảm bảo thể thức của đoạn văn. *Về nội dung: Đoạn văn cần nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên. - Giá trị nghệ thuật: + Kết hợp hiệu quả hai yếu tố tự sự ( thể hiên qua lời dặn con) và trữ tình ( thể hiện qua những hình ảnh) để tăng sức thuyết phục. + Diễn đạt giàu cảm xúc thể hiện rõ tình yêu thương lo lắng của người mẹ. + Các vế trong những câu văn được ngắt nhịp nhàng theo lối văn biền ngẫu. - Giá trị nội dung: + Trương Sinh ít học, dù con nhà hào phú vẫn phải đi lính. + Hoàn cảnh mới cưới vợ. + Đây là cơ hội để lập công danh nhưng còn cần lựa sức mình để bảo toàn tính mạng. + Sử dụng ít nhất 1 lời dẫn trực tiếp Phần tập làm văn: Câu 1 * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề. * Thân đoạn Giải thích thái độ sống tích cực là gì ? Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động. - Bàn luận về thái độ sống tích cực Biểu hiện của thái độ sống tích cực - Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. - Luôn chủ động trước cuộc sống: + Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn. + Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người. + Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác. - Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại * Với cá nhân: - Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. + Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng. + Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống. * Với xã hội: - Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.
  14. - Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước. - Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ. * Kết đoạn: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm ( Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp minh hoạ cho các ý trên) Câu 2 ( 5đ) a. Mở bài: HS giới thiệu được Trương Sinh dùng cách kể nhớ lại quá khứ ( day dứt ân hận, nhớ Vũ Nương ). Cách dẫn dắt, giới thiệu hay, tạo ấn tượng, có sự sáng tạo. b. Thân bài Sự việc 1:Trương Sinh lấy Vũ Nương HS đạt được yêu cầu sau: -Trương Sinh sống trong 1 gia đình khá giả - Cảm mến cô gái trong làng tên Vũ Nương - Xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về, thấy mãn nguyện. -Nàng xinh đẹp, lo nàng thiếu chung thủy nhưng Vũ Nương khéo léo cư xử => gia đình êm ấm - Chờ đứa con đầu lòng ra đời thì phải đi lính. Cảm xúc TS: + Lo cho mẹ già. + Buồn, nhớ Vũ Nương, gia đình. + Lo vợ trẻ ở nhà không chung thủy. Sự việc 2:TS đi lính HS đạt được yêu cầu sau: -Tiệc tiễn,mẹ dặn dò => cảm động -Bịn rịn chia tay vợ,mẹ già. -Ở chiến trường lo lắng, khó khăn, nhớ nhà, Đặc biệt lo vợ thiếu chung thủy -Tin báo về, vui mừng Sự việc 3:TS trở về HS đạt được yêu cầu sau: -Gặp vợ con thì vui, buồn vì mẹ mất, căm xúc lẫn lộn. -Nghe con nói, sững sờ (độc thoại nội tâm). -Làm um lên, nàng thanh minh tôi càng tức, máu ghen bốc lên. - Nghe tin vợ tự tử, đau xót nhưng vẫn giận. - Ngồi với con bên đèn. - Con chỉ cái bóng, bàng hoàng sững sờ Trở lại tâm trạng lúc đầu, thấy không xứng đáng với tình yêu của Vũ Nương. c. Kết bài: TS bày tỏ niềm ân hận. THAM KHẢO VĂN MẪU Đã bao năm trôi qua, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những việc làm mà mình gây ra khiến vợ tôi – Vũ Nương chọn con đường bức tử. Một nỗi ân hận ghê gớm vò xé nỗi lòng. Tôi sẽ kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện ấy. Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương, thuộc tỉnh Hà Nam. Lúc bấy giờ, trong cùng làng có một người con gái đẹp người đẹp nét, con nhà nghèo khó, tên là Vũ Thị Thiết, mọi người xung quanh thường gọi là Vũ Nương. Mến vì dung hạnh đoan trang, nên tôi đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Tuy là con nhà giàu nhưng lại kém học học hành nên tôi phải đi lính ở danh sách đầu tiên.Không còn cách nào khác, tôi đành phải chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.
  15. Vào ngày tòng quân, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên: -Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được. Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng: - Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An , nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về. Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở. Khi tôi đang ở nơi khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng yêu thương, nể phục. Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp ". Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng : - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn. Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trại bật thốt: “Cha Đản lại đến kia kìa!”, rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: “Đây này!”. Tôi ngỡ ngàng và hiểu ra tất cả. Thì ra, ngày thường lúc tôi vắng nhà, Vũ Nương hay trỏ bóng mình trên tường đùa con và báo đó là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan động trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi, không làm sao thay đổi được nữa Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.
  16. 1. Mở bài: Hải Dương, ngày tháng năm Bạn 2. Thân bài:a) Những lí do thăm hỏi đầu thư. Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung ) b) Nội dung thư:Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường) Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?) Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao? ). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội (So sánh ) Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?) Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè? Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất? Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A ? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?) Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm: o Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình? o Tâm trạng cô ra sao? o Tình cảm em như thế nào? o 3. Kết luận: Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn? Lời chào.Bài văn mẫu Tường Vi thân! Chưa bao giờ nghĩ đến bạn mà mình thấy bồi hồi như lúc này. Bao nhiêu cảm xúc ùa về và mình biết khoảnh khắc này chỉ bạn mới có thể chia sẻ với mình. Hôm nay, mình về thăm ngôi trường cấp 2 thân yêu của chúng ta, sau hai mươi năm xa cách Giờ đây trong lòng tôi vẫn còn cảm xúc lâng lâng khó tả. Hôm nay là ngày quốc tế lao động 1/5 tất cả công nhân viên chức người lao động đều được nghỉ làm. Vì thế mà Hội đồng niên THCS chúng mình tổ chức ngày Hội khoá kỉ niệm 20 năm ngày ra trường. Mình nhận được điện mời của bạn lớp trưởng cũ của chúng mình bây giờ là trưởng ban liên lạc hội đồng niên cấp 2. Mình hồi hộp mong chờ ngày hội ngộ, chắc bạn cũng có cảm giác như mình, tiếc là bạn lại đang sống ở xa tổ quốc. Thôi để mình kể cho bạn nghe về ngôi trường chúng mình từng gắn bó giờ đây đã thay đổi như thế nào nhé!. 7h sáng tôi đi rủ bạn cùng đến trường dự buổi hội khoá. Ngôi trường mà chúng mình đã gắn bó trong suốt bốn năm trời với bao kỉ niệm vui buồn thời học sinh. Trước mắt tôi là một ngôi trường khang trang rộng lớn. Cánh cổng trường được thay bằng cánh cổng đẹp hơn, to hơn và sơn màu rất sang trọng. Trên cánh cổng ấy là chiếc biển màu xanh với dòng chữ màu đỏ “TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH” rất nổi bật. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới hoàn toàn khác so với trước đây. Đó là một ngôi trường khang trang, rộng lớn với ba dãy nhà ba tầng được xây theo hình chữ U với rất nhiều các phòng học, phòng chức năng. Sân trường rộng lớn được trồng nhiều cây và bồn hoa. Đứng giữa khung cảnh nơi đây làm tôi có cảm giác rất gần gũi, có thể hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên nơi đây. Trên các cây cao còn có những con chim làm tổ nên dễ dàng có thể nghe thấy tiếng chim hót bất cứ lúc nào. Sân trường còn có một sân cỏ rộng để các bạn nam có thể chơi đá bóng sau mỗi giờ học. Vì hôm nay là ngày 20-11 nên không khí trường vô cùng sôi nổi, có những lớp đang thi văn nghệ, có những lớp lại đang thi thể thao nên nó làm tôi như sống lại những phút giây khi mình còn là học sinh của trường. Sải bước trên sân trường, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh nơi đây mà tôi không kìm được lòng mình.
  17. Chính tại sân trường này tôi đã cùng bạn bè mình chơi đùa sau những giờ học căng thẳng- thật vui biết bao. Tôi bước đến dãy nhà nơi lớp tôi đã từng học ở đó. Vẫn là lớp 9A như ngày nào nhưng giờ đây đã được sửa sang lại, được trang bị thêm những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho học tập của các em học sinh.Nhìn vào trong lớp, nhìn vào chỗ mà tôi đã từng ngồi. Ôi bao nhiêu kỉ niệm về trường, về lớp, về bạn bè thầy cô trong tôi ùa về. Nhớ khi xưa lũ học trò tinh nghịch chúng tôi thường lén lút mang đồ ăn vặt vào trong lớp để ăn bất chấp sự nghiêm cấm của nhà trường. Nhưng nếu là học sinh mà không cảm nhận một lần việc ăn vặt trong giờ thì thật là đáng tiếc. Và tôi nhớ có một lần khi trường lẫn còn là những dãy nhà cấp bốn lợp ngói lâu năm đã có nhiều chỗ thủng. Mỗi độ trời mưa to là chúng tôi có cảm giác được chứng kiến cảnh những giọt mưa rơi xuống lớp học, ướt hết cả sách vở. Nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ cuộc bởi chúng tôi hiểu được giá trị thực sự của học tập trong cuộc sống này. Thế là những lúc như thế cô trò chỉ nhìn nhau cười rồi lại tiếp tục bài học còn đang dang dở. Nghĩ lại mà thấy thời học sinh của mình vừa vui mà vừa buồn nhưng nó sẽ gắn bó với chúng tôi suốt cuộc đời này. Ngôi trường thân yêu ấy đã giúp tôi trở thành một con người biết suy nghĩ, biết cảm nhận mọi thứ xung quanh. Hướng tầm mắt ra xa thì tôi lại bắt gặp hình ảnh rất đỗi quen thuộc. À đó là cô Yến- cô giáo chủ nhiệm của tôi hồi lớp chín. Tiến lại gần chào cô mà tôi nhận ra cô đã xuất hiện nhiều vết chân chim hơn, có nhiều nếp nhăn hơn mà tôi thấy mình có lỗi quá vì bấy lâu nay vì bận công việc mà tôi không thu xếp thời gian để về thăm cô. Cô nhìn tôi một hồi lâu rồi mới nhận ra bởi đã hai mươi năm rồi còn gì- một khoảng thời gian đủ dài để mọi thứ thay đổi. Tôi cùng cô ôn lại những kỉ niệm năm xưa, chia sẻ cho cô nghe những gì tôi đã làm được và cô cũng rất vui khi thấy học trò của mình trưởng thành và thành đạt. Không khí ngày hôm ấy thật khác lạ có một cái gì đó khó diễn tả thành lời. Và cuối cùng bừng lên giai điệu của bài hát ‘ Nhớ ơn thầy cô’ mà trong lòng tôi cũng thầm nghĩ: “Cảm ơn thầy cô, cảm ơn mái trường thân yêu này.” Một ngày trôi qua thật nhanh, cuộc chia tay lại bắt đầu mà tôi thì lại không muốn điều đó xảy ra một chút nào. Ngôi trường cấp hai thân yêu ấy sẽ mãi trong lòng tôi ,nó giống như một bảo vật quý giá trong tôi mà tôi sẽ không bao giờ quên. Và còn bạn, ngôi trường của bạn sau hai mươi năm sẽ như thế nào?