Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hưng Đạo (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hưng Đạo (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hưng Đạo (Có hướng dẫn chấm)
- UBND HUYỆN TỨ KỲ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: KHTN – LỚP 7 ĐỀ SỐ 01 Thời gian làm bài: 45 phút Đề gồm 03 trang I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Khoanh vào chữ cái đứng trước phương án đúng: Câu 1 (0.25 điểm): Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước: (1) Đề xuất vấn đề cần tìm (2) Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu. (3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán (4) Đưa ra dự đoán khoa học đề giải quyết vấn đề (5) Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên: A. 1 – 2 – 3 – 4 - 5 B. 5 – 4 – 3 – 2 - 1 C. 4 – 1 – 3 – 5 - 2 D. 1 – 4 – 3 – 5 - 2 Câu 2 (0.25 điểm): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng hợp tác B. Kĩ năng quan sát C. Kĩ năng dự báo D. Kĩ năng đo đạc Câu 3 (0.25 điểm): Nitơ (Nitrogen) là nguyên tố hoá học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là? A. 7 B. 2, 5 C. 2, 2, 3 D. 2, 4, 1 Câu 4 (0.25 điểm): Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số neutron của X lần lượt là A. 18 và 17 B. 19 và 16 C. 16 và 19 D. 17 và 18 Câu 5 (0.25 điểm): Ý nghĩa vật lí của tốc độ là gì? A. Là đại lượng cho biết cho hướng chuyển động của vật B. Là đại lượng cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào C. Là đại lượng cho biết sự nhanh – chậm của chuyển động D. Là đại lượng cho biết nguyên nhân chuyển động của vật Câu 6 (0.25 điểm): Một người đi quãng đường từ nhà đến trường với vận tốc 12 km/h trong thời gian 15 phút. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường bằng bao nhiêu? A. 180 m C. 3 km B. 180 km D. 3 m Câu 7 (0.25 điểm): Quá trình hô hấp có ý nghĩa: A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật C. Chuyển hóa gluxit thành CO2 , H2O và năng lượng D. Làm sạch môi trường Câu 8 (0.25 điểm): Nhóm cây ưa bóng gồm: A. Cây ngô, cây lúa, cây bàng, cây phượng.
- B. Cây lúa, cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây bàng. C. Cây bàng, cây cam, cây lúa, cây rau ngót. D. Cây lan ý, cây lá lốt, cây lưỡi hổ, cây gừng. Câu 9 (0.25 điểm): Sản phẩm của quang hợp là: A. Nước, khí carbon dioxide. B. Glucose, khí carbon dioxide. C. Khí oxygen, glucose. D. Glucose, nước. Câu 10 (0.25 điểm): Thân non của cây có màu xanh lục có quang hợp được không? Vì sao? A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng. B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây. C. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây. D. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng. Câu 11 (0.25 điểm): Hành động không đúng khi bảo vệ cây xanh tại trường em: A. Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây, bắt sâu cho cây B. Tuyên truyền để các bạn học sinh cùng chung tay bảo vệ cây xanh. C. Ngắt lá, bẻ cành, giẫm lên cỏ. D. Tạo điều kiện cung cấp đủ ánh sáng, tưới nước, bón phân hợp lí cho cây. Câu 12 (0.25 điểm): Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật? A. Phân giải protein trong tế bào. B. Bài tiết mồ hôi. C. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật D. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Câu 13 (0.25 điểm): Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là: A. Thân cây. B. Lá cây. C. Rễ cây. D. Hoa. Câu 14 (0.25 điểm): Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen. (1) Để một cốc ở chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để ra chỗ nắng. (2) Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đẩy nước rồi úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào. (3) Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra, bịt kín ống nghiệm và lấy ống nghiệm ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại. (4) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. A. 2 - 1 - 3 – 4 B. 2 – 1 – 4 – 3 C. 1 – 4 – 2 – 3 D. 1 – 4 – 3 - 2 Câu 15 (0.25 điểm): Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. Nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. B. Nước, ánh sáng, nhiệt độ. C. Nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. Nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. Câu 16 (0.25 điểm): Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu ? A. Làm đẹp bể cá cảnh. B. Rong rêu ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá. C. Rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh. D. Quang hợp của rong rêu giúp cung cấp oxygen cho cá hô hấp tốt hơn. II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 17 (1.5 điểm) a. Cho sơ đồ nguyên tử Magnesium:
- Hãy chỉ ra: Số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. b. Giải thích vì sao có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân? Câu 18 (2.0 điểm) Một người đi xe đạp xuống một đoạn dốc dài s1 = 60 mét trong t1 = 10 giây, sau đó, xe tiếp tục chuyển động được một quãng đường nằm ngang dài s2 = 20 mét trong thời gian t2 = 20 giây rồi dừng lại. a. Tính tốc độ của xe đạp khi đi trên đoạn trường s1 và s2 b. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường. Câu 19 (2.5 điểm) a. Thế nào là trao đổi chất ở sinh vật? b. Giải thích vì sao nói quá trình tổng hợp và phân giải biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau? c. An về quê nội đúng vào mùa thu hoạch lúa. An thấy thóc sau khi thu hoạch về sẽ được phơi khô, sau đó đóng vào bao và cất nơi khô thoáng. An thắc mắc “Tại sao phải phơi khô thóc rồi mới đem đi cất”. Em hãy giúp An giải đáp thắc mắc trên. Hết
- UBND HUYỆN TỨ KỲ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023. MÔN: KHTN – LỚP 7 ĐỀ SỐ 01 Hướng dẫn chấm gồm 01 trang Câu Nội dung Điểm Phần I Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ( 4 đ) đ/án D A B D C C B D Mỗi ý Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 0.25 đ/án C B C C B A A D Phần II a. Câu 17 Số proton trong hạt nhân: 12p 0.25 (1.5 đ) Số electron trong nguyên tử: 12e 0.25 Số lớp electron: 3 lớp. 0.25 Số electron lớp ngoài cùng: 2e 0.25 b. - Nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt là electron, proton và neutron. 0.25 Khối lượng nguyên tử là tổng khối lượng của các hạt có trong nguyên tử. - Do khối lượng của electron nhỏ hơn khối lượng của proton và neutron 0.25 rất nhiều nên có thể coi khối lượng của electron là không đáng kể so với khối lượng của nguyên tử , hay nói cách khác, có thể coi khối lượng của nguyên tử tập trung ở hạt nhân. Câu 18 Tóm tắt: (2.0 đ) s1 = 60 m , t1 = 10 s s2 = 20 m , t1 = 20 s a, v1 = ?, v2 = ? b, vtb = ? Giải: a, Tốc độ của xe đạp trên quãng đường s1 là: v1 = s1/ t1 = 60/10 = 6 (m/s) 0,5 Tốc độ của xe đạp trên quãng đường s2 là: v2 = s2/ t2 = 20/20 = 1 (m/s) 0,5 b, Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường là: 0,5 vtb = (s1 + s2 )/( t1 + t2 ) = (60 + 20)/ (10 + 20) vtb = 8/ 3 ≈ 2,67 (m/s) Vậy v1 = 6 (m/s), v2 = 1 (m/s), vtb ≈ 2,67 (m/s) 0,5 Câu 19 a. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi (2.5 đ) thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các 0,5 hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải. b. - Quá trình tổng hợp tạo ra nguyên liệu cho quá trình phân giải 0,5 - Quá trình phân giải cung cấp năng lượng dùng cho quá trình quang hợp. 0,5 Do vậy, quá trình tổng hợp và phân giải biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau. c. - Hạt thóc khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng nước trong hạt. 0,5 - Nhằm hạn chế quá trình hô hấp tế bào nhờ đó hạt thóc được bảo quản. 0,5
- UBND HUYỆN TỨ KỲ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: KHTN – LỚP 7 ĐỀ SỐ 02 Thời gian làm bài: 90 phút Đề gồm 03 trang I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Khoanh vào chữ cái đứng trước phương án đúng: Câu 1(0.25 điểm): Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước: (1) Đưa ra dự đoán khoa học đề giải quyết vấn đề (2) Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu. (3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán (4) Đề xuất vấn đề cần tìm (5) Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên: A. 1 – 2 – 3 – 4 - 5 B. 5 – 4 – 3 – 2 - 1 C. 4 – 1 – 3 – 5 - 2 D. 1 – 4 – 3 – 5 - 2 Câu 2(0.25 điểm): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng đo đạc B. Kĩ năng liên kết C. Kĩ năng dự báo D. Kĩ năng hợp tác Câu 3 (0.25 điểm): Trong hạt nhân nguyên tử Magie (Magnesium) có 12 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là? A. 12 B. 2, 8, 2 C. 2, 2, 8 D. 2, 10 Câu 4 (0.25 điểm): Nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số neutron là 12. Số electron và số proton của X lần lượt là A. 11và 11 B. 12 và 10 C. 10 và 12 D. 12 và 12 Câu 5 (0.25 điểm): Ý nghĩa vật lí của tốc độ là gì? A. Là đại lượng cho biết cho hướng chuyển động của vật B. Là đại lượng cho biết sự nhanh – chậm của chuyển động C. Là đại lượng cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào D. Là đại lượng cho biết nguyên nhân chuyển động của vật Câu 6 (0.25 điểm): Đổi đơn vị: a, 72 km/h = m/s b, 7,5 m/s = km/h A. a, 72 km/h = 11,4 m/s B. a, 72 km/h = 20 m/s b, 7,5 m/s = 47,25 km/h b, 7,5 m/s = 27 km/h C. a, 72 km/h = 259,2 m/s D. a, 72 km/h = 20 m/s b, 7,5 m/s = 27km/h b, 7,5 m/s = 47,25 km/h Câu 7 (0.25 điểm): Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật? A. Bài tiết mồ hôi. B. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. C. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật D. Phân giải protein trong tế bào. Câu 8 (0.25 điểm): Quá trình hô hấp có ý nghĩa: A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
- C. Làm sạch môi trường D. Chuyển hóa gluxit thành CO2 , H2O và năng lượng Câu 9 (0.25 điểm):. Hành động không đúng khi bảo vệ cây xanh tại trường em: A. Tạo điều kiện cung cấp đủ ánh sáng, tưới nước, bón phân hợp lí cho cây. B. Ngắt lá, bẻ cành, giẫm lên cỏ. C. Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây, bắt sâu cho cây D. Tuyên truyền để các bạn học sinh cùng chung tay bảo vệ cây xanh. Câu 10 (0.25 điểm): Nhóm cây ưa bóng gồm: A. Cây lan ý, cây lá lốt, cây lưỡi hổ, cây gừng. B. Cây bàng, cây cam, cây lúa, cây rau ngót. C. Cây lúa, cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây bàng. D. Cây ngô, cây lúa, cây bàng, cây phượng. Câu 11 (0.25 điểm): Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen. (1) Để một cốc ở chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để ra chỗ nắng. (2) Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đẩy nước rồi úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào. (3) Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra, bịt kín ống nghiệm và lấy ống nghiệm ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại. (4) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. A. 2 – 1 – 4 - 3 B. 1 – 4 – 2 - 3 C. 2 - 1 - 3 - 4 D. 1 – 4 – 3 - 2 Câu 12 (0.25 điểm): Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu ? A. Quang hợp của rong rêu giúp cung cấp oxygen cho cá hô hấp tốt hơn. B. Rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh. C. Làm đẹp bể cá cảnh. D. Rong rêu ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá. Câu 13(0.25 điểm): Sản phẩm của quang hợp là: A. Glucose, khí carbon dioxide. B. Khí oxygen, glucose. C. Nước, khí carbon dioxide. D. Glucose, nước. Câu 14 (0.25 điểm): Thân non của cây có màu xanh lục có quang hợp được không? Vì sao? A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng. B. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng. C. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây. D. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây. Câu 15 (0.25 điểm): Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. Nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. B. Nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. Nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. Nước, ánh sáng, nhiệt độ. Câu 16 (0.25 điểm): Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là: A. Lá cây. B. Thân cây. C. Rễ cây. D. Hoa. II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 17 (1.5 điểm) a. Cho sơ đồ nguyên tử Aluminium như sau:
- Hãy chỉ ra: Số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. b. Giải thích vì sao có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân? Câu 18 (2.0 điểm) Một người đi xe đạp xuống một đoạn dốc dài s1 = 70 mét trong t1 = 10 giây, sau đó, xe tiếp tục chuyển động được một quãng đường nằm ngang dài s2 = 40 mét trong thời gian t2 = 20 giây rồi dừng lại. a. Tính tốc độ của xe đạp khi đi trên đoạn trường s1 và s2. b. Tính tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường. Câu 19 (2.5 điểm) a. Thế nào là chuyển hoá năng lượng? b. Giải thích vì sao nói quá trình tổng hợp và phân giải biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau? c. Minh đi siêu thị mua rau giúp mẹ. Minh thắc mắc “Tại sao rau lại được đóng trong các túi nylon có đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát”. Em hãy giúp Minh giải đáp thắc mắc trên. Hết UBND HUYỆN TỨ KỲ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023
- ĐỀ SỐ 02 MÔN: KHTN – LỚP 7 Hướng dẫn chấm gồm 02 trang Câu Nội dung Điểm Phần I Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ( 4 đ) đ/án C D B A B B C B Mỗi ý Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 0.25 đ/án B A C A B D A A Phần II a. Câu 17 Số proton trong hạt nhân: 13p 0.25 (1.5 đ) Số electron trong nguyên tử: 13e 0.25 Số lớp electron: 3 lớp 0.25 Số electron lớp ngoài cùng: 3e 0.25 b. - Nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt là electron, proton và neutron. 0.25 Khối lượng nguyên tử là tổng khối lượng của các hạt có trong nguyên tử. - Do khối lượng của electron nhỏ hơn khối lượng của proton và neutron rất 0.25 nhiều nên có thể coi khối lượng của electron là không đáng kể so với khối lượng của nguyên tử , hay nói cách khác, có thể coi khối lượng của nguyên tử tập trung ở hạt nhân. Câu 18 Tóm tắt: (2.0 đ) s1 = 70 m , t1 = 10 s s2 = 40 m , t1 = 20 s a, v1 = ?, v2 = ? b, vtb = ? Giải: a, Tốc độ của xe đạp trên quãng đường s1 là: v1 = s1/ t1 = 70/10 = 7 (m/s) 0,5 Tốc độ của xe đạp trên quãng đường s2 là: v2 = s2/ t2 = 40/20 = 2 (m/s) 0,5 b, Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường là: vtb = (s1 + s2 )/( t1 + t2 ) = (70 + 40)/ (10 + 20) vtb = 11/ 3 ≈3,67 (m/s) 0,5 Vậy v1 = 7 (m/s), v2 = 2 (m/s), vtb ≈3,67 (m/s) 0,5 Câu 19 a. (2.5 đ) Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng 0,5 khác. b. - Quá trình tổng hợp tạo ra nguyên liệu cho quá trình phân giải 0,5 - Quá trình phân giải cung cấp năng lượng dùng cho quá trình quang hợp. 0,5 Do vậy, quá trình tổng hợp và phân giải biểu hiện trái ngược nhau nhưng
- phụ thuộc lẫn nhau. c. - Rau được đóng trong các túi nylon có đục lỗ giúp cho hơi nước được tạo ra trong quá trình hô hấp không bị đọng lại gây ủng, hỏng rau. 0,5 - Rau được bảo quản trong ngăn mát nhằm hạn chế quá trình hô hấp tế bào xảy ra, giúp rau bảo quản được lâu. 0,5 Hết