Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2

doc 170 trang Hùng Thuận 26/05/2022 4861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. a- Người cha, người mẹ b- Cha, mẹ và hai con c- Cha và hai người con (4). Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp nhất với ý nghĩa của câu chuyện? a- Ăn ở có nhân mười phần chẳng thiệt b- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây c- Thương người như thể thương thân. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng: a) ng hoặc ngh - ỉ ơi/ . - e óng/ - .ỡ àng/ . - ô .ê/ b) tr hoặc ch - ải rộng/ . - ải đầu/ - .ạm tay/ . - ạm gác/ c) at hoặc ac -bát ng / -kh nước/ . -ngơ ng ./ -kh nhau/ . 2. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B rồi viết từ ghép được vào chỗ trống: AB chăm dưỡng M: nuôi dưỡng nuôi sóc dạy dỗ bảo ban vỗ bảo khuyên về 41
  2. 3. Đặt một dấu phẩy vào chỗ cần thiết trong mỗi câu sau rồi chép lại: (1) Mẹ mua cho Tuấn đầy đủ sách vở quần áo để đến trường (2) Con cái phải ngoan ngoãn chăm chỉ và nghe lời cha mẹ 4. a) Viết vào chỗ trống lời trao đổi của em khi gọi điện thoại đến nhà bạn thì gặp mẹ của bạn nghe máy: - A lô ! Tôi là Hảo nghe đây. - - Cháu đợi một chút để cô gọi Nga nhé ! b) Viết vào chỗ trống lời trao đổi của em với bạn qua điện thoại sao cho phù hợp: - A lô ! Cháu là Bằng, con mẹ Tuyết, nghe đây ạ? - Bằng đấy à ! Mình Long đây. Chiều mai, chúng mình rủ nhau đến thăm thầy Quý nhân ngày 20 tháng 11. Bằng có đi được không? - - Thế thì, đúng 4 giờ chiều chúng mình tập trung ở nhà bạn Tú rồi cùng đi nhé ! - . 42
  3. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 13 I- Bài tập về đọc hiểu: Quà tặng cha Một bữa, chàng sinh viên Pa-xcan đi học về khuya thấy người cha vẫn cặm cụi làm việc. Cha đang mải mê với những con số vì phải kiểm tra sổ sách. Trong óc nhà toán học trẻ tuổi lóe ra một tia sáng. Anh lặng lẽ trở về phòng, vạch một sơ đồ gì đó trên giấy. Mươi hôm sau, người cha ngạc nhiên thấy con ôm một vật lạ đặt trên bàn, nói : - Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm cha bớt nhức đầu vì những con tính ! Thì ra, đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó cũng là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên xa xưa của những máy tính điện tử hiện đại ngày nay. (Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Một hôm đi học về khuya, Pa-xcan thấy cha đang làm gì? a- Cặm cụi vẽ các sơ đồ trên tờ giấy b- Mải mê tính toán kiểm tra sổ sách c- Mai mê làm các bài toán trên giấy. 2. Để bớt vất vả trong công việc, Pa-xcan đã chế tạo ra vật gì tặng cha? a- Máy tính hiện đại b- Máy tính điện tử c- Máy tính cộng trừ 3. Món quà tặng cha thể hiện tình cảm gì của Pa-xcan? a- Yêu thương cha 43
  4. b- Kính trọng cha 44
  5. c- Nhớ thương cha (4). Có thể dùng cụm từ nào dưới đây để đặt tên khác cho câu chuyện? a- Món quà của Pa-xcan b- Món quà tình nghĩa c- Món quà nhỏ nhắn II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. a) Viết lại các từ ngữ sau khi điền đúng iê hoặc yê: - đ m tốt - n tâm -chu n cần -t n bộ . b) Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp: (1) rễ - dễ - (rễ) -(dễ) . (2) nghỉ - nghĩ - (nghỉ) - (nghĩ) 2. Xác định các bộ phận của từng câu và viết vào bảng dưới: (1) Em nhặt rau giúp mẹ (2) Bé Thu chạy lon ton trong nhà. (3) Hai chị em mở cửa đón mẹ về. Ai Làm gì? (1) (2) . . (3) 45
  6. 3. Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để thành câu theo mẫu "Ai làm gì" AB (1) Bà (a) đi nghỉ mát ở Nha Trang (2) Chị Tâm và em (b) hát ru cho con ngủ (3) Mẹ (c) kể chuyện cho cháu nghe (4) Gia đình em (d) cùng nhau tưới cây trong vườn 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về một buổi sum họp trong gia đình em. Gợi ý: a) Gia đình em thường quây quần đông đủ vào lúc nào? b) Từng người trong gia đình em lúc đó làm gì? c) Nhìn cảnh sum họp đầm ấm của gia đình, em có cảm nghĩ gì? 46
  7. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 14 I – Bài tập về đọc hiểu: Ai đáng khen nhiều hơn? Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con: - Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp ! Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi: - Trên đường đi, con có gặp ai không? - Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ. -Con có hỏi vì sao Sóc khóc không? - Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong. Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa: - Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ. Thỏ Mẹ mỉm cười, nói: - Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn ! (Theo Phong Thu) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ? a- Thỏ Anh kiếm vài chiếc nấm hương; Thỏ Em hái một vài bông hoa. b- Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa. c- Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa. 47
  8. 2. Hai anh em hoàn thành công việc như thế nào? 48
  9. a- Thỏ Em về đến nhà trước Thỏ Anh b- Thỏ Anh về đến nhà trước Thỏ Em c- Thỏ Em về đến nhà bằng Thỏ Anh 3. Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? a- Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ đang sốt ruột chờ mong b- Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ và cả những người khác c- Vì Thỏ Anh nghĩ đến người khác rồi mới nghĩ đến mẹ. (4). Theo em,nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng được khen như Thỏ Anh? a- Hái thêm mười chiếc nấm hương như Thỏ Anh b- Hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ bé c- Giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc trở về nhà II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng: a) l hoăc n - iềm vui/ - búa iềm/ . -tia ắng/ - .ắng nghe/ b) it hoặc iêt -quả m / -mải m / . -quay t ./ -t học / c) ăt hoặc ăc -màu s ./ -s thép/ . -b cầu/ -b tay/ . 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ tình cảm thương yêu của anh đối với em trong đoạn thơ sau: Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành 49
  10. Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng Mẹ cho quà bánh Chia em phần hơn Có đồ chơi đẹp Cũng nhường em luôn Làm anh thật khó Nhưng mà thật vui Ai yêu em bé Thì làm được thôi ! (Phan Thị Thanh Nhàn) 3. Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu chấn hỏi: Mèo rửa mặt Một con mèo chộp được một chú sẻ, định ăn thịt Sẻ lễ phép nói: - Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt Mèo đặt sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt ria, xoa mép Sẻ vụt bay mất Mèo tức lắm nhưng chẳng làm gì được. 4. Quan sát tranh, rồi trả lời câu hỏi: 50
  11. a) Tranh vẽ bạn trai đang làm gì? b) Bé gái nằm ngủ trên võng trông như thế nào? Mái tóc của bé ra sao? c) Cảnh trong tranh cho thấy tình cảm anh em như thế nào? 51
  12. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 15 I- Bài tập về đọc hiểu Hai anh em Ngày xưa, có hai anh em mồ côi cha mẹ. Hằng ngày, anh lên rừng kiếm củi bán lấy tiền nuôi em. Cô em ở nhà chăm sóc mảnh vườn, ca hát, vui đùa với bầy chim nhỏ. Tiếng hát của cô bé được gió mang đi rất xa, lọt vào tai quỷ dữ. Quỷ tìm cách bắt cô bé và bầy chim,nhốt vào lồng sắt để hát cho nó nghe. Nhưng cô bé quyết không hát cho quỷ dữ. Quỷ bèn bỏ đói cô bé và bầy chim. Được tin em gái bị quỷ bắt, người anh vội lên đường đi cứu. Anh vượt qua bao núi cao, rừng rậm, cuối cùng đến nơi quỷ nhốt em gái trên cây cao. Mặc gai đâm, gió quật, người anh gắng sức trèo lên ngọn cây, dùng dao chặt đứt nan lồng, giải thoát cho bầy chim và em gái. Mùa xuân lại đến. Núi rừng, thôn xóm lại rộn ràng lời ca tiếng hát của cô bé và bầy chim nhỏ. (Theo Hoàng Anh Đường) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng 1.Hằng ngày, người anh phải làm việc gì để lấy tiền nuôi em? a- Chăm sóc mảnh vườn b- Lên rừng kiếm củi c- Cả hai việc nói trên 2. Quỷ dữ bắt cô bé và bầy chim nhốt vào lồng sắt để làm gì? a- Để hát cho quỷ nghe b- Để múa cho quỷ xem c- Để chơi đùa với quỷ 3. Người anh làm thế nào để giải thoát cho bầy chim và em gái? 52
  13. a- Dùng dao chặt cây, phá lồng sắt b- Dùng dao bắt quỷ dữ mở lồng sắt c- Dùng dao chặt đứt nan lồng sắt (4).Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu? a- Tình cảm anh em thật đẹp đẽ b- Tiếng hát tuyệt vời của cô bé c- Lòng dũng cảm của người anh II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. a) Gạch dưới chữ viết sai chính tả (s /x) rồi chép lại từng câu cho đúng: (1) Bé xay xưa đứng ngắm hoa xúng nở sen lẫn với hoa xen trong hồ. (2) Con chim xẻ đậu trên sà nhà bỗng xà suống xát đất rồi bay vụt qua cửa xổ. b) Viết lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống ai hoặc ay: - gà m / - xe m / . -bàn ch / . -nước ch / 2. Đặt câu với mỗi từ chỉ đặc điểm: a) chăm chỉ . . b) xanh mướt 53
  14. . . c) tròn xoe . . 3. Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống để được câu văn tả đặc điểm của người: Ai (cái gì, con gì) Thế nào? Đôi mắt của bà nội . Giọng nói của mẹ Dáng người của bố 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về anh hoặc chị, em trong gia đình (hoặc họ hàng) của em. Gợi ý: a) Anh (chị,em) của em tên là gì? b) Anh (chị,em) đang làm hay học ở đâu? c) Anh (chị,em) có điểm gì nổi bật (về hình dáng, tính tình)? d) Tình cảm của em đối với anh (chị,em) như thế nào? 54
  15. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 16 I- Bài tập về đọc hiểu Mèo Vàng Mỗi lần Thùy đi học về, Mèo Vàng đều sán đến quấn quýt bên chân em. Nó rối rít gọi "meo meo ” cho tới lúc Thùy cất xong cặp sách, bế Mèo Vàng lên mới thôi. Lúc ấy sao mà Mèo Vàng đáng yêu thế ! Mèo lim dim mắt, rên "grừ grừ ” khe khẽ trong cổ ra chiều nũng nịu. Thùy vừa vuốt nhẹ bàn tay vào đầu Mèo Vàng vừa kể cho nó nghe những chuyện xảy ra ở lớp: - Mèo Vàng có biết không? Chị học thuộc bài, cô cho chị điểm 10 đấy. - Cái Mai hôm nay nói chuyện trong lớp, bị cô phạt. Mèo có thương Mai không? "Meo meo grừ grừ ”. Mỗi khi nghe hết một chuyện, Mèo Vàng lại thích thú kêu lên nho nhỏ như thể nói với Thùy: "Thế ư? Thế ư?" (Hải Hồ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Mỗi lần Thùy đi học về, Mèo Vàng đều làm gì? a- Quấn quýt bên chân Thùy, rối rít gọi "meo meo ” b- Quấn quýt bên chân Thùy, rối rít đòi Thùy bế vào lòng c- Quấn quýt bên chân Thùy, đòi Thùy cất xong cặp sách 2. Thùy kể cho Mèo Vàng nghe những chuyện xảy ra ở đâu? a- Trên đường đi b- Ở sân trường c- Ở lớp học 3. Chuyện Thùy kể cho Mèo Vàng nghe là những chuyện thế nào? a- Cả chuyện vui và chuyện buồn 55
  16. b- Toàn chuyện rất vui của Thùy 56
  17. c- Toàn chuyện buồn của bạn Mai (4). Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn? a- Thùy thích vuốt ve Mèo Vàng sau mỗi buổi đi học về nhà. b- Thùy yêu quý Mèo Vàng, coi nó như người thân trong nhà. c- Thùy thích kể những chuyện xảy ra ở lớp cho Mèo Vàng nghe. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng: a) tr hoặc ch - bánh ưng/ -sáng .ưng/ - ung thành/ . - ung sức/ b) ui hoặc uy -yêu q ./ -c đầu/ -tàu th ./ . -đen th ./ c) ao hoặc au -số s / . -con s / -m gà/ . -m xanh/ 2. Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ cho trước: (1) lười/ (2) yếu/ (3) hiền/ (4) cao/ . (5) to/ . (6) béo / . 3. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp ở cột B: AB (1) Bộ lông Mèo Vàng (a) béo tròn (2) Chiếc sừng trâu (b) mịn mượt 57
  18. (3) Chú lợn lai (c) rất thính nhạy (4) Tai chó (d) nhọn hoắt 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết: Gợi ý: a) Đó là con gì? Do ai nuôi (hoặc: em nhìn thấy nó ở đâu)? b) Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật về hình dáng, hoạt động? c) Thái độ của em đối với con vật ấy ra sao? 58
  19. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 17 I- Bài tập về đọc hiểu Con chó Phèn của tôi Trên đường hành quân đi đánh giặc, tôi không sao quên được hình ảnh con chó Phèn bị lính ngụy bắn trọng thương, mang vết thương đi trong đêm tối. Tôi mơ thấy con Phèn lê lết, tru trống qua một quãng đồng dài, qua sông rạch, mò về tới một vùng lau lách. Con vật đáng thương đó trườn mình đến hai ngôi mả nằm giữa những thân lau xào xạc. Nó rên nho nhỏ rồi thè lưỡi liếm đất trên mả. Đôi mắt Phèn long lanh, ướt rượt dưới anh sao. Máu con vật vẫn ri rỉ chảy ra. Máu đọng thành vũng chỗ nó nằm, thấm vào mả. Cuối cùng, tôi nghe con vật tru lên một hồi dài Giật mình tỉnh dậy, tôi mở mắt và thấy rõ mình đang đóng quân giữa vườn cao su mà vẫn nghe tiếng tru. Tiếng tru rên rỉ, thê thảm của con Phèn tưởng như còn nghe thấy hoài, không bao giờ dứt. (Theo Anh Đức) * Ngôi mả: ngôi mộ Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Trên đường hành quân, tác giả không quên được hình ảnh gì? a- Con chó Phèn bị lính ngụy bắt trong đêm. b- Con chó Phèn bị bắn chết trong đêm tối. c- Con chó Phèn bị lính ngụy bắn trọng thương. 2. Tác giả mơ thấy con chó Phèn bị thương đã tìm đến đâu? a- Đến bên cạnh hai ngôi mả b- Trên một quãng đồng dài c- Cạnh một vùng lau lách 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng hai từ tả tiếng tru của con Phèn ở đoạn cuối 59
  20. ("Giật mình không bao giờ dứt.")? 60
  21. a- nho nhỏ, rên rỉ b- nho nhỏ, thê thảm c- rên rỉ, thê thảm (4). Vì sao tác giả tưởng như nghe thấy hoài tiếng tru của con chó Phèn? a- Vì tác giả luôn nhớ đến hình ảnh con chó Phèn thân thương b- Vì tác giả không quên được hình ảnh con Phèn bị giặc bắn c- Vì tác giả luôn day dứt trước cái chết bi thảm của con Phèn II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. a) Ghép tiếng ở cột A với tiếng thích hợp ở cột B rồi viết vào chỗ trống: AB giữ dội dữ gìn . giám làm . dám má . rám đốc b) Tìm tiếng chứa vần et hoặc ec điền vào chỗ trống cho phù hợp: Lợn kêu eng . Sấm vang trời Mưa rơi đẹt Gió về rong chơi. 61
  22. (Theo Lê Ta) 2. Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp để hoàn chỉnh các thành ngữ sau: (1) như voi (2) như hổ (cọp) Từ cần điền: Yếu, khỏe, dữ, thấp, xanh, (3) như sên vàng, óng mượt, đen (4) như vịt (5) như nghệ (6) như tàu lá (7) như gỗ mun (8) như tơ 3. Chọn 2 thành ngữ ở bài tập 2 để đặt 2 câu nói về đặc điểm của người hoặc sự vật (1) . (2) . . 4.Dựa theo cách lập Thời gian biểu của bạn Ngô Phương Thảo (SGK Tiếng Việt 2, tập một, trang 132), hãy lập Thời gian biểu của em. * Chú ý: Em có thể lập Thời gian biểu cảu cả ngày thường và ngày nghỉ như bạn Thảo hoặc chỉ viết Thời gian biểu của ngày thường.Căn cứ vào công việc hay hoạt động cụ thể của em để xác lập Thời gian biểu, không nhất thiết viết hết các dòng trống trong bảng ở dưới. Thời gian biểu Họ và tên: . Lớp Trường Tiểu học . Thời gian Hoạt động, công việc 62
  23. Sáng .- .- .- Trưa - - Chiều - - - - - Chiều - - - - 63
  24. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 18- Ôn tập cuối học kì I A- Kiểm tra đọc I- Đọc thành tiếng (6 điểm) Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 2, tập một) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý). (1) Sang kiến của bé Hà (từ Đến ngày lập đông đến của cháu đấy. – Đoạn 3) TLCH: Bé Hà dã tặng ông bà món quà gì? (2) Bà cháu (từ Cô tiên lại hiện lên đến chỉ cần bà sống lại – Đoạn 4) TLCH: Hai anh em òa khóc xin cô tiên điều gì? (3) Cây xoài của ông em (từ Ông em trồng cây xoài cát này đến bày lên bàn thờ ông.) TLCH: Mùa xoài nào mẹ cũng chọn những quả chín và to nhất để làm gì? (4) Sự tích cây vú sữa(từ Những bông hoa màu xanh đến vẻ đẹp của hoa – Đoạn 2) TLCH: Cậu bé vừa chạm môi vào quả thì chuyện gì xảy ra? (5) Bông hoa Niềm vui (từ Những bông hoa màu xanh đến vẻ đẹp của hoa – Đoạn 2) TLCH: Vì sao Chi không dám tự ý ngắt bông hoa Niềm Vui? II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) Hoa giấy Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời. 64
  25. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất. Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm không giống nhiều loài hoa khác: Hoa giấy rời cành khi còn đẹp nguyên vẹn; những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. (Theo Trần Hoài Dương) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Hoa giấy nở rực rỡ khi nào? a- Khi trời nắng nhẹ b- Khi trời nắng gắt c- Khi trời nắng tàn 2. Hoa giấy có những màu sắc gì? a- Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng đục b- Đỏ thắm, tím nhạt, vàng tươi, trắng muốt c- Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng muốt 3. Hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nhiều vô kể? a- Vòm cây lá chen hoa b- Hoa giấy rải kín mặt sân c- Cây bông giấy trĩu trịt hoa. 4. Câu "Hoa giấy đẹp một cách giản dị.” thuộc kiểu câu nào em đã học? a- Ai là gì? b- Ai làm gì? c- Ai thế nào? B- Kiểm tra Viết 65
  26. I- Chính tả nghe – viết (5 điểm) Thì thầm Gió thì thầm với lá Lá thì thầm với cây Và hoa và ong bướm Thì thầm điều chi đây? Trời mênh mông đến vậy Đang thì thầm với sao Sao trời tưởng yên lặng Lại thì thầm cùng nhau. (Phùng Ngọc Hùng) * Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để chép lại bài thơ trên giấy kẻ ô li cho đúng chính tả. II- Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về gia đình thân yêu của em, theo gơi ý dưới đây: a) Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai? b) Nói về từng người trong gia đình em (VD: Mẹ em làm nghề gì, ở đâu ) c) Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? . . . . 66
  27. Tuần 19 I- Bài tập về đọc hiểu Mùa xuân bên bờ sông Lương Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn. (Nguyễn Đình Thi) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu? a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um 2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào? a- Mịn hồng mơn mởn b- Hung hung vàng c- Màu vàng dịu 3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn? a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà (4). Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến? 67
  28. a- Đỏ, đen, hồng, xanh b- Đỏ, hồng, xanh, vàng c- Đỏ, hồng, xanh, đen II- Bài tập vể Chính tả,Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. a) Điền l hoặc n vào chỗ trống và chép lại khổ thơ sau của nguyễn Duy: Đồng chiêm phả ắng .ên không, Cánh cò dẫn gió qua thung .úa vàng. Gió âng tiếng hát chói chang, ong anh .ưỡi hái .iếm ngang chân trời. b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã lên chữ in đậm và chép lại từ ngữ đúng: - lí le/ . - số le/ -loang lô/ - lô vốn/ . 2. Đọc bài ca dao để điền vào ô trống tên tháng (cột A) , tên hoạt động hoặc công việc nhà nông thường làm (cột B): Tháng giêng là tháng ăn chơi Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà Tháng ba thì đậu đã già Ta đi ta hái về nhà phơi khô Tháng tư đi tậu trâu bò Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm 68
  29. Chờ cho lúa có đòng đòng Bấy giờ ta sẽ trả công cho người Bao giờ cho đến tháng mười Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta Gặt hái ta đem về nhà Phơi khô quạt sạch ấy là xong công. A B Tháng Hoạt động, công việc nhà nông thường làm . Ăn chơi (VD: Tham gia lễ hội, đi lễ chùa ) . Trồng đậu, trồng khoai, trồng cà Ba Tư . Sắm sửa(chuẩn bị)làm mùa (làm ruộng trồng lúa) Mười 3. Trả lời các câu hỏi sau: (1) Khi nào trẻ em được đón Tết Trung thu? (2) Cô giáo thường khen em khi nào? (3) Ở nhà, em vui nhất khi nào? 4. Viết tiếp lời tự giới thiệu và trò chuyện khi em đến nhà bạn mượn quyển truyện, gặp mẹ của bạn ra mở cửa: - Cháu chào cô ạ ! - Thế à ! Phương Anh đang tưới cây ngoài vườn, cháu vào đi. - 69
  30. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 20 I- Bài tập về đọc hiểu Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên Từ thuở xa xưa, khi ông bà chưa sinh ra người Xê- đăng,người Ba-na, người Gia- rai đất rừng Tây Nguyên còn mịt mù, hỗn độn. Bỗng có một con rồng lửa từ đâu bay lại. Đuôi nó ở vùng núi ngọc Linh, cái đầu đã ở vùng Hồ Lắc. Con rồng cứ quần đảo phun lửa mấy tháng liền. Trời đất khô nóng như rang. Khi nó kiệt sức rơi xuống, cả một vùng đất có màu đỏ như gạch. Bấy giờ, lại có con rồng nước xuất hiện. Nó cũng to lớn như con rồng lửa. Miệng phun nước trắng trời. Nước phun tới đâu, cây cỏ tươi tỉnh trở lại. Nó bay mãi, bay mãi, đến cao nguyên Plây-cu, còn bao nhiêu nước trong bụng, bèn phun hết xuống thành sông suối. Từ đó hằng năm, hai con rồng vẫn thay phiên nhau bay đến làm mưa làm nắng thành hai mùa trên đất Tay Nguyên. (Phỏng theo Truyện cổ các dân tộc ít người) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Thuở xưa, đất rừng Tây Nguyên thế nào? a- Khô nóng như rang b- Mịt mù, hỗn độn c- Tối tăm, mù mịt 2. Hai con rồng đã tạo nên hai mùa gì trên đất Tây nguyên? a- Mùa mưa, mùa bão b- Mùa nắng, mùa gió c- Mùa khô, mùa mưa 3. Câu chuyện cho em biết Tây Nguyên là vùng đất thế nào? 70
  31. a- Là vùng đất đỏ, có nhiều sông suối b- Là vùng đất đỏ khô nóng như rang c- Là vùng đất luôn xanh tươi, mát mẻ (4). Dòng nào dưới đây có thể dùng thay thế cho tên bài? a- Câu chuyện về con rồng lửa trên đất tây Nguyên b- Câu chuyện về con rồng nước trên đất Tây Nguyên c- Câu chuyện về hai con rồng trên đất Tây Nguyên II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng: a) s hoặc x - .ôi đỗ/ . -nước ôi/ -dòng .ông/ - ông lên/ . b) iêt hoặc iêc -xem x ./ -chảy x ./ . -ch lá/ -ch cây/ 2. Điền từ chỉ mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông) thích hợp với chỗ trống trong bài thơ sau: Trời Mùa . Gọi nắng Trời là cái tủ ướp lạnh Gọi mưa Mùa . Gọi hoa Trời là cái bếp lò nung Nở ra Mùa Mùa Trời thổi lá vàng rơi lả tả (Theo Lò Ngân Sủn) 71
  32. 3. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác (bao giờ hoặc lúc nào , tháng mấy,mấy giờ ) và viết lại câu hỏi đó: (1) Khi nào tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu? - (2) Khi nào bạn được về quê cùng gia đình? - (3) Bạn xem bộ phim này khi nào? - (4) Bạn có bộ quần áo mới này khi nào? - 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) nói về cảnh vật mùa thu (hoặc mùa đông ) ở quê em. Gợi ý: Cảnh vật mùa thu (mùa đông) ở quê em có những nét gì nổi bật (trời ra sao, mây thế nào; sông, núi, đồng ruộng, vườn cây có nét gì làm em chú ý )? Nhìn cảnh đó, em có cảm nghĩ gì về quê hương? 72
  33. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 21 I- Bài tập về đọc hiểu Chim chiền chiện Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ. Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la. Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. (Theo Ngô Văn Phú) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Hinh dáng chim chiền chiện có những điểm gì khác chim sẻ? a- Áo màu nâu sồng, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp b- Áo màu đồng thau, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp c- Áo màu đồng thua, chân cao và mập, đầu rất đẹp 2. Khi nào chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời? a- Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê b- Khi chiều thu buông xuống, lúc đồng bãi vắng vẻ c- Khi chiều thu buông xuống, vùng trời và đất bao la. 3. Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả thế nào? a- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu mượt mà quyến rũ 73
  34. b- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ 74
  35. c- Trong sáng diệu kì, ríu rít từng hồi, âm điệu hài hòa quyến luyến (4). Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ nhận xét về tiếng chim chiền chiện? a- Là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời b- Là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất c- Là sợi dây gắn bó, giao hòa giữa trời và đất II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Ghép các từ ngữ và viết lại cho đúng chính tả: a) M: Trả Trẻ bài trả bài củi . chả chẻ Trở Trổ đò . bông chở chổ b) tuốt tuốt buột lúa chặt . tuốc buộc suốt thuột ngày . bài suốc thuộc 2. Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng: Chiền chiện, bồ câu, diều hâu, gà, chích chòe, vịt, tu hú, ngỗng, cú mèo, ngan (Vịt xiêm) Loài chim nuôi trong nhà Loài chim sống hoang dại 75
  36. 3. a) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi: (1) Người nông dân trồng lúa ở đâu? - (2) Chim chiền chiện thường hót ở đâu? - b) Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu: (1) Mẹ dạy em tập viết ở nhà - . (2) Chim hải âu thường bay liệng trên mặt biển - 4. a) Viết lời đáp của em vào chỗ trống: Em dắt tay một người bạn khiếm thị qua đường. Bạn nói: "Cảm ơn bạn đã giúp đỡ mình !" Em đáp lại: b) Viết 2- 3 câu về một loài chim nuôi trong nhà (hoặc chim sống hoang dại) mà em biết. Gợi ý: Đó là con gì? HÌnh dáng nó có gì nổi bật (về bộ lông hay đôi cánh, đầu, mỏ, chân )? Hoạt động chủ yếu của nó ra sao (hót hoặc bay, nhảy, đi lại, ăn uống, kiếm mồi )? 77
  37. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 22 I- Bài tập về đọc hiểu: Những con chim ngoan Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn một con mới đến bờ. Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh: -Pi u ! Nằm xuống ! Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con: - Cru, cru ! Nhảy lên ! Chạy đi ! Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cắm cổ chạy đến với mẹ. "À ra thế ! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao !". (Theo N. Xla-tkốp) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Nghe lệnh "Nằm xuống" của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì? a- Nằm bẹp ngay xuống nước b- Nằm rạp ở mép vũng nước c- Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ 2. Nghe chim mẹ gọi "Nhảy lên ! Chạy đi !" , cả bốn con chim non đã làm gì? a- Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ b- Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ 78
  38. c- Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích 79
  39. 3. Vì sao tác giả nghĩ rằng "Lũ chim này thật đáng yêu biết bao !"? a- Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ b- Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết c- Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ (4). Theo em, lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện? a- Hãy lắng nghe lời nói của cha mẹ b- Hãy yêu quý những con chim nhỏ c- Hãy ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ II- Bài tập về chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1.Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng: a) r hoặc d, gi -con .um/ - .um sợ/ - ừng xanh/ . - .ừng lại/ . b) cổ hoặc cỗ - truyện / . -ăn / - bài/ -hươu cao / 2. Chọn tên loài chim thích hợp (quạ, cuốc, cò hương, gà, sáo) điền vào mỗi chỗ trống: (1) Gầy như (2) Học như kêu (3) Chữ như bới (4) .tắm thì ráo, .tắm thì mưa 3. Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm. 80
  40. Cò là người bạn thân thiết của người nông dân Lúc cày cấy . khi làm cỏ . người nông dân luôn có cò bên cạnh.cả trong lời mẹ ru cũng có cánh cò “bay lả bay la" 4. Viết 3 – 4 câu nói về tiếng hót (kêu) của một loài chim mà em biết. 81
  41. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 23 I- Bài tập về đọc hiểu Nhà Gấu ở trong rừng Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà Gấu đứng tránh gió trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo rung rinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi lặc lè, lặc lè (Tô Hoài) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Mùa xuân, Gấu đi kiếm thức ăn gì? a- Măng và hạt dẻ b- Măng và mật ong c- Mật ong và hạt dẻ 2. Mùa đông, cả nhà Gấu làm gì? a- Đi nhặt quả hạt dẻ b- Đi tìm uống mật ong c- Đứng trong gốc cây 3. Vì sao suốt ba tháng rét, Gấu không cần đi kiếm ăn mà vẫn sống? a- Vì Gấu có nhiều thức ăn để lưu trữ b- Vì Gấu có hai bàn chân mỡ để mút c- Vì Gấu có khả năng nhịn ăn rất giỏi (4). Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài? 82
  42. a- Tả cuộc sống quanh năm của gia đình Gấu ở trong rừng 83
  43. b- Tả cuộc sống rất vui vẻ của gia đình Gấu ở trong rừng c- Tả cuộc sống thật no đủ của gia đình Gấu ở trong rừng II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng: a) l hoặc n -xin .ỗi/ - ỗi buồn/ . - ối đi/ - ối dây/ . b) ươt hoặc ươc -th . kẻ/ . -th tha/ . -lần l / -cái l / 2. Xếp tên các con vật vào hai nhóm thích hợp: Voi, hổ, hươu, nai, báo, sư tử, ngựa vằn, chó sói, mèo rừng, khỉ, vượn, dê ,thỏ (1) Thú ăn cây cỏ, hoa quả (thực vật) , thường hiền lành: (2) Thú ăn thịt (động vật), thường dữ tợn: 3. a) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi: (1) Gấu bố, gấu mẹ bước đi như thế nào? - . (2) Con vượn chuyền cành như thế nào? - . 84
  44. b) Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: 85
  45. (1) Khỉ bắt chước rất tài - (2) Ngựa phi nhanh như gió - 4. Viết lại 3 điều trong nội quy phòng đọc ở thư viện của trường em (hoặc ở nơi khác) (1) . (2) . (3) . 86
  46. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 24 I- bài tập về đọc hiểu Voi trả nghĩa Một lần, tôi gặp một voi non, bị thụt bùn dưới đầm. Tôi nhờ năm quản tượng(1) đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, huơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó chưa làm được việc, tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua vào rừng. Vài năm sau, tôi chặt gỗ rừng làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi non ngày trước. Còn con voi lớn, chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít. Nó rống khẽ rồi tiến lên, huơ vòi trên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước. Mấy đêm sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản. (Theo Vũ Hùng) (1)Quản tượng: người trông nom và điều khiển voi Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Lần đầu, tác giả gặp voi non trong tình trạng thế nào? a- Bị lạc ra ngoài rừng b- Bị sa xuống đầm nước c- Bị thụt bùn dưới đầm 2. Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ? a- Nhờ dăm quản tượng b- Nhờ năm quản tượng c- Nhờ năm người ở bản 3. Vài năm sau, voi non cùng mẹ giúp tác giả được việc gì? a- Chuyển số gỗ rừng đã chặt về để tác giả làm nhà 87
  47. b- Lấy nhiều gỗ trong rừng về giúp tác giả làm nhà 88
  48. c- Khiêng năm cây gỗ mới đốn về gần nơi tác giả ở (4). Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu? a- Tình cảm của tác giả đối với voi non b- Tình nghĩa sâu nặng của chú voi non c- Tình nghĩa sâu nặng của hai con voi II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống: a) s hoặc x - Chú chim được inh ra trong chiếc tổ .inh xắn . . - Buổi ớm mùa đông trên núi cao, ương uống lạnh thấu ương. . . b) ut hoặc uc Voi con dùng vòi h . nước h . đầu vào bụng voi mẹ đùa nghịch 2. Điền tên con vật thích hợp vào chỗ trống: Nhát nhất trong rừng, Chính là con . Tính tình hung dữ, Là lão vằn. Vốn dĩ tinh ranh, 89
  49. Là con Hiền lành bên suối, Là chú vàng. Đi đứng hiên ngang, Là .to nặng. Tính tình thẳng thắn, Là phi nhanh. Vừa dữ vừa lành, Tò mò như (Theo Nguyên Mạnh) (Tên con vật cần điền: hổ, chó sói, thỏ, nai, ngựa, voi, gấu) 3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm và chép lại đoạn văn sau: Rừng Tây Nguyên đẹp lắm .Vào mùa xuân và mùa thu trời máy dịu và thoang thoảng hương rừng Bên bờ suối những khóm hoa đủ màu sắc đua nở Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên. 4. Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: Rùa và đại bàng Rùa nài xin đại bàng dạy cho nó biết bay. Đại bàng không dạy bởi vì rùa không thể bay được, nhưng rùa cứ nài nỉ mãi. Đại bàng bèn lấy móng quặp rùa bay lên cao rồi thả ra. Rùa rơi bộp xuống đất, mai rạn nứt chằng chịt cho đến ngày nay. 90
  50. (Theo Lép Tôn-xtôi) a) Rùa nài xin đại bàng dạy điều gì? b) Vì sao đại bàng không dạy? c) Thấy rùa nài nỉ mãi, đại bàng bèn làm gì? Hậu quả ra sao? 91
  51. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 25 I- Bài tập về đọc hiểu Hừng đông mặt biển Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường. Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn. Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. (Bùi Hiển) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Cảnh hừng đông mặt biển thế nào? a- Nguy nga, rực rỡ b- Trắng hồng, rực rỡ c- Nguy nga, dựng đứng 2. Đoạn 2 ("Xa xa những con thuyền du ngoạn.") tả cảnh gì? a- Những con thuyền ra khơi làm ăn thật là vất vả. b- Những con thuyền căng buồm ra khơi du ngoạn c- Những con thuyền căng buồm ra khơi đánh cá. 3. Đoạn cuối tả chiếc thuyền vượt qua những thử thách gì trên biển? a- 92
  52. Sóng cuộn ào ào 93
  53. b- Sóng to, gió lớn c- Gó thổi rất mạnh (4). Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn? a- Cảnh hừng đông mặt biển với những cánh buồm như những cánh chim bay lượn b- Cảnh hừng đông mặt biển với những con thuyền vượt sóng gió ra khơi đánh cá c- Cảnh hừng đông mặt biển với những con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống saukhi đã điền đúng: a) tr hoặc ch -bánh .ưng/ -sáng .ưng/ -quả ứng/ . - ứng nhận/ . b) tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã -vấp / . -nghiêng / -suy / . - .ngơi/ . 2. Tìm từ ngữ miêu tả thích hợp điền vào chỗ trống M: Nước biển xanh lơ -Nước biển . -Sóng biển . -Cát biển -Bờ biển 3.a) Dựa vào bài Hừng đông mặt biển, trả lời câu hỏi: (1) Vì sao sóng biển cuộn lên ào ào? . 94
  54. (2) Vì sao con thuyền phải chồm lên hụp xuống? . . b) Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: Tất cả các tàu thuyền đều không ra khơi vì biển có bão lớn. - 4. a) Viết lời đáp của em trong đoạn đối thoại dau: - Con học bài rồi. Mẹ cho con sang nhà bạn Huy chơi có được không ạ? - Ừ, con đi đi ! - . b) Quan sát bức ảnh và trả lời câu hỏi: (1) Ảnh chụp cảnh gì? 96
  55. (2) Trên bờ biển có những gì (cây cối, bãi cát, dù che nắng và ghế ngồi ngắm cảnh )? (3) Mặt biển ra sao? Bầu trời trên biển thế nào? 97
  56. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 26 I- Bài tập về đọc hiểu Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm. Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu. Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng dã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông, suối. (Theo Truyện cổ Tây Nguyên) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Già làng Voi tức giận vì điều gì? a- Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng b- Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng c- Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng. 2. Già làng voi làm thế nào để đánh thắng Cá Sấu? a- Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại b- Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại c- Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại 3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có? 98
  57. a- Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành b- Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành c- Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành (4). Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện? a- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của dân làng Tây Nguyên. b- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên. c- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Chép lại từng câu sau khi điền vào chỗ trống: a) r hoặc d .òng sông ộng mênh mông, bốn mùa ạt .ào sóng nước. b) ưt hoặc ưc Nhóm thanh niên l . lưỡng ra s .chèo thuyền b .lên phía trước 2. Nối ô từ ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B: AB (1) Cá tươi (a)Cá đánh bắt về để đã lâu, đã nặng mùi (2) Cá khô (b)Cá được chế biến, đóng hộp để sử dụng (3) Cá ươn (c)Cá con được sinh sản, đem thả vào ao hồ 99
  58. để nuôi (4) Cá hộp (d)Cá mới đánh bắt về, còn đang sống (5) Cá giống (e)Cá tươi đem phơi khô, để được nhiều ngày 3. Đặt 2 dấu phẩy vào câu thứ nhất, 1 dấu phẩy vào câu thứ hai rồi chép lại đoạn văn sau: Cá đi từng đàn khi thì tung tăng bơi lội khi thì lao vun vút như những con thoi. Cá nhảy cả lên thuyền lướt trên mặt sóng. Cá tràn cả lên bờ lúc mưa to, gió lớn. . . 4. Quan sát bức ảnh Hồ Gươm và trả lời câu hỏi: a) Hồ Gươm ở đâu? Còn gọi là hồ gì? 100
  59. b) Giữa hồ có Tháp Rùa trông thế nào? 101
  60. c) Mặt nước hồ ra sao? Quanh hồ có những gì? d) Cảnh hồ gợi cho em suy nghĩ gì? 102
  61. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 27- Ôn tập giữa học kì II A- Kiểm tra đọc I- Đọc thành tiếng (6 điểm) Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã đọc (SGK Tiếng Việt 2, tập hai) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý) (1) Ông Mạnh thắng Thần Gió (từ Mấy tháng sau đến các loài hoa – Đoạn 5) TLCH: Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? (2) Mùa xuân đến (từ Hoa mận vừa tàn đến Hoa cau thoảng qua) TLCH: Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến? (3) Chim sơn ca và bông cúc trắng (từ Tội nghiệp con chim đến tắm nắng mặt trời – Đoạn 4) TLCH: Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng? (4) Cò và Cuốc (từ Cò trả lời đến dập dờn như múa) TLCH: Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì? (5) Voi nhà (từ Nhưng kìa đến gặp được voi nhà) TLCH: Con voi đã giúp những người trên xe như thế nào? II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) Trăng mọc trên biển Biển về đêm đẹp quá ! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Nhưng ngôi sao vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển lại càng lóng lánh thêm. Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời. Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng ! Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước lóa sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. Càng 103
  62. lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như nhòa đi, nghe không gọn tiếng, không rõ ràng như trước. (Trần Hoài Dương) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của đoạn 1 ("Biển về đêm . Phía chân trời.")? a- Cảnh biển đêm với bầu trời cao xanh b- Cảnh biển đêm lấp lánh những vì sao c- Cảnh biển đêm khi trăng bắt đầu lên 2. Càng lên cao, trăng càng thay đổi thế nào? a- Càng trong và nhẹ bỗng b- Càng vàng chói, lấp lóa c- Càng nhẹ bỗng, đặc sánh 3. Trăng mọc trên biển làm đẹp cho cảnh vật nào? a- Những ngôi sao trên biển b- Bầu trời và mặt nước biển c- Bầu trời và sao trên biển 4. Bộ phận in đậm trong câu "Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi." trả lời cho câu hỏi nào? a- Khi nào? b- Vì sao? c- Như thế nào? B- Kiểm tra viết I – Chính tả nghe – viết (5 điểm) Con chim chiền chiền 104
  63. Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào. Chim bay chim sà Lúa tròn bụng sữa Đông quê chan chứa Những lời chim ca. Bay cao, cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hát Làm xanh da trời. (Huy Cận) Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để chép lại bài thơ trên giấy kẻ ô li cho đúng chính tả. II- Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về một con vật mà em biết, theo gợi ý dưới đây: a) Đó là con gì (nuôi trong nhà hay ở vườn thú)? Em thấy nó ở đâu? b) Hình dáng con vật đó thế nào (có điểm gì nổi bật)? c) Hoạt động của con vật đó ra sao? d) Em nghĩ gì khi nhìn thấy con vật đó? . . . . . . 105
  64. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 28 I – Bài tập về đọc hiểu Cây chuối mẹ Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối non mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Cổ nó mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra báo cho mọi người biết: hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy. Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Hoa ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa kết quả thì các cây non cứ lớn nhanh hơn hớn. Để làm buồng, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó để cái hoa to, buồng quả lớn đè giập đứa con đứng bên cạnh? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. (Theo Phạm Đình Ân) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Chi tiết nào cho thấy hoa chuối đã ngoi lên ngọn? (Đoạn 1) a- Tàu lá dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời b- Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn lấp ló hiện ra c- Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn 2. Vì sao cây chuối nghiêng về một phía? a- Vì cây mẹ ngày càng yếu đuối b- Vì cây con lớn nhanh dưới gốc c- Vì hoa chuối ngày càng to và nặng 3. Cây chuối mẹ ngả hoa sang khoảng đất trống để làm gì? a- Để cái hoa to, buồng quả lớn phát triển được dễ dàng 106
  65. b- Để buồng quả không đè giập đứa con đứng bên cạnh c- Để buồng quả không đè giập những chiếc lá xanh lơ (4). Qua hình ảnh cây chuối mẹ, tác giả muốn ca ngợi điều gì? a- Tình mẫu tử sâu nặng b- Tình gia đình sâu nặng c- Tình yêu thương đồng loại II- Bài tập về chính tả. Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng a) l hoặc n - hoa .ở/ . -núi ở/ -khoai .ang/ -nở ang/ b) ên hoặc ênh -b vực/ -b cạnh/ -mũi t / -nhẹ t ./ . c) uơ hoặc ua -thu cuộc/ . -th .nhỏ/ . -h . vòi/ -l .vàng/ . 2. a) Gạch dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi để làm gì? trong mỗi câu sau: (1) Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn (2) Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà (b) Viết tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp trả lời cho câu hỏi để làm gì? 107
  66. (1) Chúng em trồng nhiều cây xanh (2) Toàn trường em trồng nhiều hoa 108
  67. 3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm và chép lại đoạn văn sau: Mùa xuân .cây gạo gọi đến bao nhiêu chim Từ xa nhìn lại .cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ .Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. 4.Đọc và trả lời câu hỏi Quả sầu riêng Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhung cứng và rất dai. Khi quả chín muồi, vỏ sầu riêng tự tách ra thành bốn hoặc năm mảnh theo chiều dọc, để lộ những múi sầu riêng béo ngậy, nằm gối lên nhau trong các khe hở. Cơm (còn gọi là cùi) sầu riêng màu ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm càng dày thì càng ngọt, béo và thơm. (Theo Phạm HữuTùng) a) Hình dáng bên ngoài quả sầu riêng (1) Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì? (2) Gai quả sầu riêng như thế nào? Vỏ sầu riêng có đặc điểm gì? b) Ruột và mùi vị quả sầu riêng (1) Khi quả chín muồi, vỏ tự tách ra để lộ những múi sầu riêng thế nào? 109
  68. (2) Cơm sầu riêng có những đặc điểm gì nổi bật (về màu sắc, mùi vị)? 111
  69. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 30 I- Bài tập về đọc hiểu Về thăm nhà Bác Về thăm nhà Bác, làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng Có con bướm trắng lượn vòng Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời. Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè. Làng Sen như mọi làng quê Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn Kìa hàng hoa đỏ màu son Kìa con bướm trắng chập chờn như mưa. (Nguyễn Đức Mậu) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Bài thơ tả cảnh gì? a- Tả đường về thăm nhà Bác ở làng Sen b- Tả khu vườn gần nhà Bác ở làng Sen c- Tả cảnh vật của nhà Bác ở làng Sen 2. Tác giả dùng từ ngữ chỉ màu sắc để tả những sự vật nào ở nhà Bác? a- Hoa râm bụt, con bướm, hàng tre 112
  70. b- Hoa râm bụt, con bướm, chùm ổi c- Hoa râm bụt, chùm ổi, hàng tre 3. Ngôi nhà và đồ đạc trong nhà Bác có những điểm gì nổi bật? a- Đơn sơ, mộc mạc, rất cổ kính b- Đơn sơ, mộc mạc, ấm tình người c- Đơn sơ, giản dị, luôn mát mẻ (4). Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của bài thơ? a- Phong cảnh làng Sen quê Bác đẹp đẽ, thơ mộng b- Khu vườn nhà Bác ở làng Sen có nhiều cảnh đẹp c- Nhà Bác thuở thiếu thời thật đơn sơ, giản dị II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. a) Ghép các từ ngữ và viết lại cho đúng chính tả: trọn trọn lựa/ vẹn/ chọn chọn trú trú ẩn / trọng/ chú chú b) Ghép tiếng ở cột A với tiếng thích hợp ở cột B rồi viết vào chỗ trống AB chênh bệch tầng vết dấu lệch trắng trệt 2. Tìm 5 từ ngữ nói về phẩm chất của Bác Hồ kính yêu: M : giản dị, 113
  71. 3. Đặt 2 câu với hai từ ngữ tìm được ở bài tập 2 (1) . . (2) 4. Đọc và trả lời câu hỏi Ông Ké Một buổi chiều hè ở chiến khu Việt Bắc, trời nắng to, ông Ké nhờ mấy người dân khiêng chiếc loỏng ra suối. Ông cọ sạch loỏng rồi múc nước đổ đầy vào. Một lát sau, ông Ké dắt theo sau một đàn cháu nhỏ. Tự tay ông múc nước tắm cho từng cháu. Cháu nào cũng thích thú cười vui vẻ. Ông Ké đó chính là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta. (Theo cuốn Bác Hồ với Việt Bắc) Loỏng: đồ dùng làm bằng gỗ, giống chiếc thuyền, dùng để đập lúa ở vùng miền núi phía bắc nước ta. a) Một chiều hè nắng to, ông Ké nhờ mấy người dân làm việc gì? . . b) Ông Ké cọ sạch loỏng rồi múc nước đổ đầy vào để làm gì? . . c) Được ông Ké tắm cho, các cháu có thái độ thế nào? . . d) Ông Ké đó chính là ai? . 115
  72. ĐỂ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 31 I- Bài tập về đọc hiểu Hai lần được gặp Bác Lần đầu ra miền Bắc, Thu được gặp Bác Hồ. Bác hỏi: - Cháu đã biết chữ chưa? Thu xúc động trả lời: - Thưa Bác, cháu chưa biết chữ. Nhà cháu nghèo, cha cháu mất sớm nên cháu không được đi học. Bác nhìn Thu, hai dòng nước mắt rưng rưng. Lần thứ hai ra miền Bắc, Thu lại được gặp Bác. Bác hỏi: - Đồng bào miền Nam chiến đấu như thế nào? Thu đứng lên thưa với Bác: - Thưa Bác, đồng bào miền Nam đấu tranh rất anh hùng, không sợ gian khổ, không sợ hi sinh. Đồng bào chỉ lo sau này nước nhà thống nhất. Bác vào thăm, không được nhìn thấy Bác. Thu ngước nhìn lên, Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt. (Theo Hồ ThịThu) Hồ Thị Thu: một thiếu niên miền Nam đạt nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, được hai lần ra thăm miền Bắc và gặp Bác Hồ kính yêu. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Lần đầu nghe Thu nói, Bác Hồ xúc động vì điều gì? a- Vì Thu chưa biết chữ b- Vì nhà Thu nghèo, cha mất sớm c- Vì cả hai lí do trên 116
  73. 2. Thu thưa với Bác nỗi lo của đồng bào miền Nam là gì? 117
  74. a- Không được nhìn thấy Bác vào thăm miền Nam b- Không được nhìn thấy nước nhà trong ngày vui thống nhất c- Không được nhìn thấy Bác Hồ trong ngày vui thống nhất 3. Theo em, lần thứ hai nghe Thu nói, vì sao Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt ? a- Vì nghĩ đến gia đình của Thu b- Vì nghĩ đến đồng bào miền Nam c- Vì nghĩ đến nhân dân Việt Nam (4). Câu nào dưới đây của nhà thơ Tố Hữu nói đúng tình cảm của Bác Hồ được thể hiện trong câu chuyện? a- Có phải mỗi lần ta gặp Bác/ Bác vui như trẻ lại cùng ta? b- Bác mong con cháu mau khôn lớn/ Nối gót ông cha, bước kịp mình. c- Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông, mọi kiếp người. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (r/d/gi hoặc thanh hỏi/ thanh ngã) rồi chép lại từng câu cho đúng a) Dế Mèn tạm xa da đình để dong duổi trên đường, đi chu ru khắp thiên hạ. . . b) Các bạn học sinh vẻ tranh, mổi người một vẽ, hay đáo đễ. . . 2. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống: Bác Hồ sống rất .nhưng rất có Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, .chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối và tắm rửa. Sáng sớm, Bác thường tập .Bác chọn 118
  75. những quả núi quanh vùng cao nhất để với đôi bàn chân không. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện với giá rét. (Theo cuốn Đầu nguồn) (Từ ngữ cần điền: chịu đựng, nền nếp, tập thể dục, giản dị, dọn dẹp, leo lên, leo núi) 3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm rồi chép lại đoạn văn của Diệp Minh Châu: Lúc ở chiến khu Bác Hồ nuôi một con chó một con mèo và một con khỉ Thông thường thì cả ba loài đó vốn chẳng ưa nhau .Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau .không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ. 4. a) Viết lời đáp của em trong những trường hợp sau: (1) – Hôm nay con giỏi quá, quét nhà rất sạch ! - (2) – Chữ viết trong vở của bạn đẹp thế ! - b) Viết một đoạn (khoảng 5 câu) về ảnh (hoặc bức tượng) Bác Hồ mà em biết . . . . 119
  76. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 32 I- Bài tập về đọc hiểu Nhà bác học và bà con nông dân Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên. Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn . Rồi bác cười vui và nói với mọi người: - Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe ! Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi. (Theo Nguyễn Hoài Giang) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào? a- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển b- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển c- Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển 2. Bác Của khuyên bà con khi cấy cần chăng dây để làm gì? a- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ lội ruộng đi lại làm cỏ sục bùn b-Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn c- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng máy gặt lúa ngay tại ruộng 3. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao? 120
  77. a- Bác Của cấy đều, nhanh, bỏ xa cô gái hơn chục mét b- Bác Của cấy đều, thẳng hàng, bỏ xa cô gái vài mét c- Bác Của cấy nhanh, thẳng hàng, vượt lên trước cô gái. (4). Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì? a- Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi b- Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi c- Nhà bác học nói và làm đều giỏi II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng: a) l hoặc n - nỗi iềm/ -cái iềm/ . - ương rẫy/ - ương thực/ b) v hoặc d - .ỗ tay/ . - .ỗ dành/ -sách ở/ - ở dang/ c) it hoặc ich -t tắc/ -xa t ./ . -vở k ./ . -đen k / . 2. Xếp các từ sau thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa): nhỏ, tối, chìm, cuối cùng, ít, to, sáng, đầu tiên, nổi, nhiều. M: to/ nhỏ - ./ - / . - ./ . - / . 3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm rồi chép lại đoạn sau: 121
  78. Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân .Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra sôi nổi, như: đấu võ dân tộc đua thuyền đấu cờ tướng thi hát xướng ngâm thơ. 4. a) Viết lời đáp của em trong những trường hợp sau: (1) Em muốn bố mẹ đưa đi xem xiếc vào sáng chủ nhật. Bố mẹ bảo: “Sáng chủ nhật này bố mẹ bận một chút việc, con ạ" Lời đáp: - . (2) Em nhờ bạn làm hộ bài tập toán. Bạn bảo: "Bạn phải tự làm thì mới hiểu bài chứ !" Lời đáp : - b) Trả lời câu hỏi: Sổ liên lạc có tác dụng gì đối với em và gia đình ? . . . 122
  79. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 33 I – Bài tập về đọc hiểu Buổi sớm mùa hè trong thung lũng Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. (Hoàng Hữu Bội) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng tên các con vật được tả trong bài? a- Gà trống, gà rừng, ve, chim cuốc b- Gà trống, gà mái, ve, chim cuốc c- Gà trống, gà mái, gà rừng, chim cuốc 2. Tiếng gà gáy sớm mùa hè vùng cao được tả qua những từ nào? (Đoạn 1) a- Phành phạch, râm ran, te te b- Lanh lảnh, râm ran, te te c- Lanh lảnh, phành phạch, te te 3. Sau tiếng gà gáy, những âm thanh nào cho thấy bản làng đã thức giấc? a- Tiếng gọi nhau í ới, tiếng chim cuốc đều đều b- Tiếng gà gáy râm ran, tiếng nói chuyện rì rầm c- Tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới 123
  80. (4). Cảnh sáng sớm ở vùng cao được tác giả chú trọng miêu tả điều gì? a- Những hình ảnh nổi bật b- Những âm thanh nổi bật c- Những sự việc diễn ra II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống: a) s hoặc x (1) Phía a a, đàn chim ẻ thi nhau à uống cánh đồng mới gặt (2) Các cháu .ay ưa nghe bà kể chuyện ngày .ửa ngày ưa b) in hoặc iên Hàng ngh con k . lũ lượt tha mồi về tổ đông ngh .nghịt. c) im hoặc iêm Trái t bé dạt dào n .vui khi bầy ch .về làm tổ trong vườn 2. Tìm các từ ngữ có tiếng thợ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống M: thợ nề (1) . (2) (3) . (4) . (5) (6) . 124
  81. 3. Đặt câu với mỗi từ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam a) cần cù: b) dũng cảm: c) đoàn kết: 4. a) Viết lời đáp của em trước những lời an ủi sau: (1)- Con đừng buồn. Mẹ sẽ mua cây hoa khác trồng vào chỗ cây hoa đã chết ! - (2)- Em lỡ tay nên làm vỡ bát, bố mẹ sẽ không mắng đâu ! - b) Viết đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) kể một việc tốt đã làm để giúp người thân trong gia đình hoặc một người bạn của em. Gợi ý: a) Đó là việc gì? Diễn ra vào lúc nào? Ở đâu? b) Em đã làm việc tốt ấy ra sao? Kết quả thế nào? 125
  82. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 34 I- Bài tập về đọc hiểu Đánh cá đèn Chiều hôm ấy, bãi biển tấp nập hẳn lên. Ai cũng muốn xem các đội thuyền ra khơi đánh cá đèn. Lũ trẻ cũng theo ra bãi. Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi, trườn nhanh qua vùng sóng lừng. Nắng chiều tỏa ánh vàng hoe. Màu cầu vồng hiện lên trên bụi nước đầu sóng. Mặt trời lặn. Màn đêm buông xuống. Đèn điện trên các thuyền bật sáng rực rỡ. Vài tiếng đồng hồ sau, thấy ánh đèn, cá kéo về đen đặc. Những con mối, con nục nổi lên, cuốn vào nhau lúc nhúc. Dưới ánh điện, mắt chúng sáng rực cả một vùng như trận mưa tàn lửa Mỗi thuyền chỉ đánh bốn mẻ lưới mà chở không hết cá, phải đùn vào lưới thả xuống nước kéo về. Thuyền nào cũng no, lặc lè trên sóng. (Bùi Nguyên Khiết) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Các đội thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá đèn vào lúc nào? a- Lúc nắng chiều tỏa ánh vàng hoe b- Lúc mặt trời vừa mới bứt đầu lặn c- Lúc màn đêm vừa buông xuống 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng những từ ngữ tẩ cá biển về rất nhiều khi đèn điện bật sáng trên các thuyền? (Đoạn 2) a- Kéo về đen đặc; thuyền chở không hết cá b- Cuốn vào nhau lúc nhúc; lặc lè trên sóng c- Kéo về đen đặc; cuốn vào nhau lúc nhúc 3. Khi thuyền chở không hết cá, mọi người trên thuyền đã làm gì? a- Đùn cá vào lưới thả trên biển để nuôi 126
  83. b- Đùn cá vào lưới thả xuống nước kéo về 127
  84. c- Đùn cá vào lưới đưa sang thuyền khác (4). Dòng nào gợi tả con thuyền chở nhiều cá? a- Nổ máy ran ran b- Trườn qua sóng lừng c- Lặc lè trên sóng II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng a) tr hoặc ch -leo èo/ -hát .èo/ - .ống đỡ/ . - ống trải/ b) ong hoặc ông tr nom/ . tr sáng/ c) rả hoặc rã tan / . kêu ra / 2. Gạch dưới từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu tục ngữ sau: (1) Trên kính dưới nhường (2) Hẹp nhà rộng bụng (3) Việc nhỏ nghĩa lớn (4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may (5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may 3.Đặt câu với mỗi từ chỉ nghề nghiệp: a) nông dân: b) công nhân: . c) bác sĩ: 128
  85. 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về công việc của một người mà em biết. Gợi ý: a) Người đó là ai, làm nghề gì? b) Hằng ngày, người đó làm những việc gì? c) Những việc ấy đem lại lợi ích ra sao? . 129
  86. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 Tuần 35 – Ôn tập cuối học kì II A- Kiểm tra đọc I- Đọc thành tiếng (6 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây trong bài tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 2, tập hai) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở phần hai (giải đáp – gợi ý) (1) Những quả đào (từ Sau một chuyến đi xa đến có ngon không?- Đoạn 1) TLCH: Người ông dành những quả đào cho ai? (2) Cây đa quê hương (từ Cây đa nghìn năm đến chót vót giữ trời xanh) TLCH: Thân cây đa được miêu tả như thế nào? (3) Chiếc rễ đa tròn (từ Nhiều năm sau đến hình tròn như thế - Đoạn 3) TLCH: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? (4) Cây và hoa bên lăng Bác (từ Sau lăng đến tỏa hương ngào ngạt) TLCH: Sau lăng có những loài hoa nào ở Sơn La và ở Nam Bộ? (5) Bóp nát quả cam (từ Quốc Toản tạ ơn Vua đến hai bàn tay bóp chặt – Đoạn 4) TLCH: Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam? II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) Tình thương của Bác Đêm giao thừa năm ấy,Bác Hồ đến thăm một gia đình lao động nghèo ở Hà Nội. Anh cán bộ đến trước nói với chị Chín: - Chị ở nhà, có khách đến thăm Tết đấy ! Lát sau, Bác bước vào nhà. Chị Chín sửng sốt nhìn Bác. Mấy cháu nhỏ kêu lên "Bác Hồ, Bác Hồ !", rồi chạy lại quanh Bác. Lúc này chị Chín mới chợt tỉnh, vội chạy lại ôm choàng lấy Bác, khóc nức nở. 130
  87. Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi: - Năm mới sắp đến, Bác đến thăm nhà, sao thím lại khóc? Tuy cố nén nhưng chị Chín vẫn thổn thức, nói: - Có bao giờ có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con. Được thấy Bác đến nhà, con cảm động quá ! Bác trìu mến nhìn chị Chín và các cháu rồi nói: - Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai? (Theo Phạm Thị Sửu – Lê Minh Hà) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Lúc Bác mới bước vào nhà, thái độ của chị Chín thế nào? a- Sửng sốt b- Chợt tỉnh c- Xúc động 2. Vì sao khi được gặp Bác, chị Chín lại khóc nức nở? a- Vì chị thấy nhà mình còn nghèo khổ quá b- Vì chị quá xúc động khi Bác đến thăm nhà c- Vì chị thấy Bác Hồ thương mẹ con chị quá 3. Câu "Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?" ý nói gì? a- Bác luôn quan tâm đến những người phụ nữ nghèo b- Bác luôn quan tâm đến các cháu thiếu nhi nghèo c- Bác luôn quan tâm đến những gia đình lao động nghèo 4. Bộ phận in đậm trong câu "Chị Chín khóc nức nở vì xúc động.” trả lời cho câu hỏi nào? a- Như thế nào? 110
  88. b- Vì sao? c- Để làm gì? B- Kiểm tra viết I- Chính tả nghe- viết (5 điểm) Cháu thăm nhà Bác Cháu vào thăm nhà Bác Trời vui nên nắng tràn Vườn vui hoa nở khắp Ngan ngát mùi phong lan. Ngôi nhà sàn xinh xinh Dưới bóng cây vú sữa Không gian đầy tiếng chim Mặt hồ xôn xao gió. Gió động cửa nhà sàn Ngỡ Bác ra đón cháu (Vân Long) Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để chép lại bài thơ trên giấy kẻ ô li cho đúng chính tả. II- Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể một việc tốt của em (hoặc bạn em) đã làm ở trường hoặc nơi e ở, theo gợi ý dưới đây: a) Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì? Việc đó diễn ra lúc nào? b) Em (hoặc bạn em) đã làm việc tốt ấy ra sao? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt) c) Kết quả (hoặc ý nghĩa) của việc tốt đó là gì? 111
  89. ĐÁP ÁN TUẦN 1 I. 1.c 2.b 3.d (4).a II. 1. a) con cò, đàn kiến, con cua, thước kẻ b) ăn no, lo lắng, gánh nặng, im lặng c) làng xóm, làn gió, quạt nan, nở nang. 2. Chỉ người em, bố, mẹ Chỉ vật lịch, sân, đầu, hoa, vườn, nụ, hạt Chỉ hoạt động, đặc điểm cười, tỏa, gặt hái, vàng 3.VD: (1) Mẹ đưa em đi học. (2) Hoa trong vườn đã nở (3) Bé Hằng cười rất tươi. 4. VD: Tổ em có bạn Trần Thị Kim Chi. Bạn Chi quê ở Bắc Giang, học cùng em ở lớp 2B, Trường Tiểu học Kim Đồng. Bạn Chi thích học môn Tiếng Việt, thích làm các việc: quét nhà, lau bàn ghế, giúp mẹ nấu cơm. Đáp án tuần 2 I – 1.a 2.c 3.b (4).b II – 1. Gạch dưới rồi chữa lại: a) gé / ghé; ghốc / gốc b) xắp / sắp; xách / sách; sách / xách (đến trường) c) lặn / lặng; lặng / lặn. 113
  90. 2. VD: (1) Minh học chăm, lao động giỏi. (2) Minh lao động giỏi, học chăm. (3) Minh chăm học, lao động giỏi. (hoặc: Minh học giỏi, chăm lao động ) 3. – Năm nay em bao nhiêu tuổi? – Em có thích đi học không? - Cô giáo dạy lớp 2 của em tên gì? 4. a) VD (lời chào hỏi thích hợp): Mai: Chào Minh. Minh: Chào Mai nhé ! b) VD: Tôi tên là Vũ Thị Bích Thủy Hiện nay, tôi là học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Sở thích của tôi là chơi nhảy dây và trồng cây cảnh. Tôi rất muốn được làm quen với các bạn. Đáp án tuần 3 I – 1.b 2.c 3.b (4).a II -1. a) nghơ ngác / ngơ ngác; ngỗ nghược / ngỗ ngược; ngiêm nghị / nghiêm nghị nge ngóng / nghe ngóng; nghi nghờ / nghi ngờ; ngô ngê/ ngô nghê. b) con trâu – châu báu; lá tre – che chở. dấu ngã – nghiêng ngả; ngả mũ – ngã ngửa. 2. Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối 114
  91. Trẻ em Xe ngựa Sư tử Tre ngà Học sinh Sách vở Gà trống Lúa xuân 3. VD: Mẹ của em là giáo viên. Lan Duyên là người bạn thân nhất cuẩ em. 4. a) Ghi số thứ tự vào các ô trống (từ trên xuống): 3 - 2 - 1 - 5 – 4 b) Hai con dê Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi đằng này lại. Dê trắng đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tòm xuống suối. Đáp án tuần 4 I- 1.b 2.c 3.a (4).b II – 1. a) liên hoan – yên vui; yên lặng – viên phấn b) dành đồ chơi cho bé – giành phần thắng – đọc rất rõ ràng c) vầng trăng – vần thơ; nước dâng lên – dân làng 2. Gợi ý: (1) B- Hôm nay là thứ năm. (2) A- Ngày mai là thứ mấy? (3) B- Một tuần có 7 ngày. (4) A- Một năm có bao nhiêu tháng? 3. Long bị ốm không đi học được. Bạn bè trong lớp đến thăm Long và chép bài giúp bạn. Ai cũng mong Long mau khỏe để đến lớp học. 4. VD: Hôm ấy trời nắng to. Em vừa đến lớp thì bị nhức đầu nên cứ gục mặt xuống bàn. Bạn Hòa thấy thế liền chạy đi xin mấy viên thuốc và lấy nước cho em 115
  92. uống. Em cảm động nói: "Cảm ơn bạn đã giúp mình ! Uống thuốc xong chắc mình sẽ khỏi thôi." (Hoặc: Hôm ấy, mẹ đã dặn tôi rửa bộ ấm chén cho thật sạch kẻo lát nữa có khách đến chơi. Mải đá bóng, tôi quên béng việc mẹ dặn. Lúc khách đến chơi nhà, thấy bộ ấm chén chưa rửa, mẹ tôi buồn lắm. Khi khách đã về, tôi đứng khoanh tay trước mặt mẹ và ấp úng: "Con, con . Xin lỗi mẹ ạ ! Lần sau con sẽ nhớ làm đúng lời mẹ dặn.") Đáp án tuần 5 I- 1.c 2.b 3.b (4).a II- 1. a) thức khuya – tính chia; tia nắng – ý nghĩa b) hoa nở - lở đất; đi lên – làm nên c) cái xẻng – dè sẻn; thổi kèn – đánh kẻng 2. (1)Lê Văn Thịnh , Võ Thị Thu, Nguyễn Bá Khánh Hà, Trần Vũ Thị Thu Thủy (2) Trường Sơn – Cửu Long – Hải Phòng – Hoàn Kiếm 3. Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì? Em là học sinh lớp 2A Môn em yêu thích là môn Âm nhạc Ước mơ của em là đi du lịch nhiều nơi trên đất nước ta 4. a) (1) Đức nhặt được chiếc bút trước cửa lớp học. (2) Thấy Hà đi tới, Đức hỏi: "Có phải bút của bạn đánh rơi không?" Hà trả lời: "Không phải bút của tớ, chắc của bạn nào đánh rơi " 116
  93. (3) Đức đến gặp cô giáo trao lại chiếc bút, nhờ cô trả lại người đánh rơi. (4) Cô giáo khen Đức trước lớp: "Cô khen bạn Đức vì đã làm được một việc tốt " b) VD (tên câu truyện): Một việc tốt (hoặc: Việc nhỏ nghĩa lớn, Người học sinh thật thà, Chiếc bút rơi ) Đáp án tuần 6 I- 1.c 2.a 3.b (4).c II- 1. a) xổ số - sổ tay; say sưa – xay bột b) máy bơm – mái nhà; ngày mai – may áo c) sạch sẽ - san sẻ; chia sẻ - sẽ làm 2. VD: Chỉ người Chỉ đồ vật Cô giáo, thầy giáo, học sinh, Bàn, ghế, bảng, phấn bạn bè 3. (1) Ai là học sinh xuất sắc nhất của lớp 2A? (2) Học sinh xuất sắc nhất của lớp 2A là ai (hoặc: là bạn nào)? 4. a) Nhà văn có 4 truyện ngắn được in trong tuyển tập là Hà Ân. b) Truyện ngắn Đôi guốc bỏ quên của nhà văn Văn Biển in ở trang 39. c) Truyện ngắn Trước lăng mộ vua Quang Trung của nhà văn An Cương in ở trang 66. d) Nhà văn Lý Biên Cương có truyện ngắn Nàng tiên đảo Ngọc in ở trang 75. e) Truyện ngắn của nhà văn Trần Hoài Dương ở trang 86 có tên là Em bé và bông hồng. Đây là truyện thứ 10 trong tuyển tập. Đáp án tuần 7 117
  94. I – 1.b 2.b 3.c (4).a II- 1. a) Mấy đứa trẻ trong xóm tôi trèo cả lên cây để xem diễn chèo. b) – nguy hiểm - mui thuyền; chui vào – truy bài -cái chiêng – chiên cá; ăn kiêng – kiên trì 2. a) Cô giáo của em đang giảng bài trên lớp. b) Bạn Ngọc Anh đọc truyện rất say sưa. c) Bác bảo vệ đánh trống tan trường. d) Chị Phương Nga hát song ca cùng chị Phương Linh. 3. – Chị phụ trách Sao Nhi đồng dạy chúng em hát bài Chiếc đèn ông sao. - Gà trống gáy "ò ó o" báo cho mọi người dậy sớm để chuẩn bị ra đồng. 4.a)(1) Hoa đến lớp sớm thấy bạn Hùng đang quét lớp, liền nói: "Mình giúp bạn trực nhật nhé !" (2) Hoa vào lớp lấy giẻ lau bảng để giúp Hùng trực nhật. (3) Cô giáo bước vào lớp với thái độ rất vui. Cô khen ngợi: "Hôm nay em nào trực nhật lau bảng sạch quá !” (4) Hùng vội đứng dậy nói với cô giáo: "Thưa cô, em quét lớp còn bạn Hoa giúp em lau bảng đấy ạ !” b) VD: Giúp bạn trực nhật (hoặc: Tình bạn, Lời khen của cô giáo .) Đáp án tuần 8 I – 1.b 2.c 3.b 4.c II- 1. a) đi sau – ngôi sao; quả cau – lên cao 118
  95. chuồng lợn – con chuồn chuồn; buồng chuối – buồn ngủ b) Em yêu dòng kênh nhỏ Bên rì rào sóng lúa Chảy giữa hai rặng cây Gương nước in trời mây 2. Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại đi chợ, đong gạo, gánh nước, nấu cơm, tắm cho hai chị em Bình, giặt một chậu quần áo đầy. 3. (1) Hoàng Minh rất thích chơi bóng bàn, bóng đá. (2) Diệu Hương luôn đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ. (3) Thu Hà học giỏi, hát hay nên được thầy cô và bạn bè quý mến. 4. a) (1) Mời bạn đến dự sinh nhật mình vào 8 giờ tối thứ bảy tuần này nhé ! (2) Nhờ Ngọc Anh nhích sang một bên cho mình nhìn bài trên bảng với ! (3) Các bạn ơi, đừng nói to quá làm ảnh hưởng đến các nhóm khác ! b) (1) Loan là người bạn thân nhất của em trong lớp. (2) Loan học giỏi, luôn giúp đỡ mọi người nên ai cũng quý. (3) Loan hay đến nhà em học nhóm, giúp em làm toán ngày càng tiến bộ. (4) Em rất thích đi học với Loan để trò chuyện cùng bạn ấy. Đáp án tuần 9 A- Đọc (10 điểm) I – Đọc thành tiếng (6 điểm) Đọc từng đoạn trích (khoảng 35 chữ) và TLCH , sau đó tự đánh giá theo biểu điểm dưới đây: 119
  96. - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 11 đến 15 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 16 đến 20 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 20 tiếng: 0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu(có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm (Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 câu trở lên: 0 điểm) - Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút: 1 điểm (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm:0 điểm) - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm VD: (1) Kể những việc làm tốt của bé Na. (Na gọt bút chì giúp bạn, cho bạn nửa cục tẩy, nhiều lần làm trực nhật giúp các bạn bị mệt.) (2) Bé làm những việc gì? (Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.) (3) Khi thấy lão Hổ hung dữ, bạn của Nai Nhỏ đã làm gì? (Khi thấy lão Hổ hung dữ, bạn của Nai Nhỏ đã nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy như bay.) (4) Tan học, Tuấn đến gặp Hà để làm gì? (Tan học, Tuấn đến gặp Hà để xin lỗi vì đã kéo bím tóc của Hà) (5) Bố Dũng đến trường làm gì? (Bố Dũng đến trường để chào thầy giaaso cũ ) (* Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0 điểm) II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) 1.c 2.a 3.c 4.b (đúng mỗi câu được 1 điểm) 120
  97. B – Viết (10 điểm) I – Chính tả nghe – viết (5 điểm) HS nhờ người khác đọc để nghe – viết bài chính tả trong khoảng 15 phút, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm dưới đây: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn thơ: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định): 0,5 điểm * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, . Bị trừ 1 điểm toàn bài. II- Tập làm văn (5 điểm) Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về lớp học và việc học tập của em (thời gian làm bài khoảng 25 phút) theo các câu hỏi gợi ý; nội dung đúng yêu cầu đề bài, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm VD: Em học lớp 2B. Lớp em có 35 bạn học sinh. Cô Hòa là giáo viên chủ nhiệm của lớp em. Hằng ngày đến lớp, em được cô dạy Tiếng Việt, Toán và các môn học khác. Ngoài việc học tập, em còn được tham gia vui chơi cùng các bạn. Em rất yêu quý cô giáo và các bạn trong lớp học của em. Đáp án tuần 10 I- 1.c 2.b 3.c (4).b II- 1. a) con kiến – cây cỏ; cái kèn – dòng kênh b) nặng nề - lặng lẽ; số lẻ - nứt nẻ c) ngõ nhỏ - bỏ ngỏ; ngõ xóm – ngỏ cửa 2. Gia đình Dung sống cùng với ông nội,bà nội. Cứ vào ngày mồng một Tết hằng năm, họ họ hàng bên nội, bên ngoại lại đến nhà Dung rất đông. Này nhé, buổi sáng thì có ông ngoại, bà ngoại, các bác, các chú cùng các cô, các thím, các 121
  98. dì. Buổi chiều có cậu, mợ và cả các cháu của ba má đến chơi. Dung được vui vầy cùng các anh, chị và các em, lại được họ hàng mừng tuổi, vui ơi là vui! - Họ nội: ông nội, bà nội, cô, thím, bác, chú, cháu, anh, chị, em. - Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, dì, cậu, mợ, bác, chú, cháu, anh, chị, em. * Chú ý: Các từ bác, chú, cháu, anh, chị, em ghi ở cả 2 dòng (họ nội, họ ngoại) đều phù hợp. 3. Ba má Giờ Học vần, phần từ ngữ ứng dụng có từ ba má. Học sinh đọc xong, cô giáo hổi về nghĩa từ: - Các con hiểu từ ba má nghĩa là gì? Tũn nhanh nhảu xung phong trả lời: - Thưa cô, ba má là hai má của cô và một má của con nữa ạ. 4. VD: (1) Ông ngoại của em năm nay sáu mươi hai tuổi. Ông là chủ một trang trại trồng trọ và chăn nuôi gia súc lớn nhất trong huyện. Năm ngoái, ông được bình bầu danh hiệu nông dân xuất sắc của huyện và được cử đi Đại hội nông dân tiêu biểu toàn tỉnh. Ông ngoại rất yêu quý em. Ông thường cho em đi thăm trang trại và kể cho em nghe nhiều chuyện hay về các con vật và cây cối rất gần gũi đối với ông. (2) Mẹ em năm nay ba mươi hai tuổi. Mẹ làm công nhân ở Nhà máy dệt 8-3. Buổi sáng, mẹ đưa em đến trường rồi mới đi làm. Buổi chiều, mẹ lại đón em về. Mẹ luôn chăm sóc, dạy bảo em từng li từng tí để em trở thành con ngoan, trò giỏi. (3) Bé Thúy Quỳnh của em năm nay đã năm mươi tuổi. Quỳnh đang học lớp mẫu giáo lớn. Sáng nào hai chị em cũng được bố đưa đi học rồi buổi chiều lại đón về nhà. Dọc đường đi học, bao giờ Quỳnh cũng ríu rít nói chuyện với em. Trước khi được bố dẫn vào lớp, bao giờ bé cũng đòi thơm em một cái vào má rồi mới bước đi. Đáp án tuần 11 122
  99. I- 1.a 2.b 3.c (4).b II-1 a) Chú Thịnh cưa gỗ để đóng ghế - Cô Hồng ghi vào sổ góp ý bệnh viện b) – xả rác- củ sả; sản xuất – năng suất c) – giọt sương- sườn núi; mái trường – trườn sát đất 2. a) Quây quần trong bếp Nồi để nấu cơm Thái thịt, chặt xương Đặt trên cái thớt Cốc để uống nước Ấm để pha trà Mỗi người trong nhà Ăn cơm bằng bát Thức ăn cần xúc Thì đã có thìa Quả dưa quả lê Dùng dao gọt vỏ. 3. (1) ăn (hoặc: xới, và, xúc ) cơm (2) uống (xơi, tu ) nước (3) luộc (nhặt, thái, xào ) rau (4) thái (xay, lọc, ướp ) thịt 123
  100. (5) rán (kho, chiên, nướng ) cá (6) luộc (tráng, bác ) trứng 4. a) VD (lời an ủi) (1) Bà đừng buồn. Bố mẹ cháu sẽ trồng lại vườn cây để năm sau bà lại có vườn cây xanh tốt, bà ạ. (2) Ông cứ yên tâm, hết đợt dịch cúm gia cầm, bố mẹ cháu lại mua đàn vịt khác để ông nuôi. Nhất định đàn vịt sau sẽ chosnh lớn ông ạ ! b) VD (thư ngắn) Đà Nẵng, ngày 25-7-2009 Ông bà kính mến ! Hôm nay, bố mẹ cháy về quê, cháu viết mấy dòng này thăm ông bà. Dạo này ông bà có khỏe không? Đợt lũ vừa qua nhà cửa, cây cối ở quê mình có thiệt hại nhiều không ạ?Bố mẹ cháu sắp xếp công việc để về quê giúp ông bà khắc phục hậu quả của trận lũ. Cháu mong mai mốt về thăm ông bà lại được ngắm nhìn vườn cây trái sum sê. Cháu xin chúc ông bà luôn luôn mạnh khỏe. Cháu của ông bà Tuấn Bình Đáp án tuần 12 I- 1.b 2.c 3.b (4).c II-1. a) nghỉ ngơi – nghe ngóng; ngỡ ngàng – ngô nghê b) chải đầu – trải rộng; trạm gác – chạm tay c) bát ngát – ngơ ngác; khát nước – khác nhau 2. Nối ô chữ và viết đúng các từ: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, bảo ban, vỗ về, khuyên bảo. 124
  101. 3. 125
  102. (1) Mẹ mua cho Tuấn đầy đủ sách vở, quần áo để đến trường. (2) Con cái phải ngoan ngoãn, chăm chỉ và nghe lời cha mẹ. 4. a) VD (lời trao đổi) . -Cháu chào cô. Cháu là Hằng, bạn của Nga. Cô làm ơn cho cháu gặp Nga ạ ! -Dạ, cháu cảm ơn cô. b) VD (lời trao đổi) . -Tớ đi được. Nhưng, phải chuẩn bị xong bài, 4 giờ chiều đi có được không? . - Đồng ý. Tớ sẽ đến đúng giờ đấy ! Đáp án tuần 13 I- 1.b 2.c 3.a (4).b II- 1. a) điểm tốt – yên tâm; chuyên cần – tiến bộ b) (1) – Rễ cây hút chất màu trong đất để nuôi cây. -Cây rất dễ mọc và lớn lên ở quả đồi này. (2)- Bố em ngồi nghỉ dưới bóng cây đa. - Em đã nghĩ ra cách giải bài toán khó. 2. Ai làm gì? (1)Em nhặt rau giúp mẹ (2) Bé Thu chạy lon ton trong nhà (3) Hai chị em mở cửa đón mẹ về 126
  103. 3. (1)- (c); (2) – (d); (3) – (b); (4) – (a) 4. (1)Cả nhà em thường quây quần vui vẻ sau bữa cơm tối. Lúc đó, em giúp mẹ rủa bát. Bố ngồi chơi với bé Thu Huyền. Ông bà em ngồi uống nước và xem ti vi. Nhìn cảnh sum họp đầm ấm của gia đình, em rất vui và càng thêm yêu mến những người thân. (2)Những đêm trăng sáng, gia đình em thường quây quần đông đủ ngoài sân. Bố em ngồi gảy đàn ghi ta cho cả nhà nghe. Mẹ và hai chị em ngồi hát và vỗ tay hòa theo. Tiếng hát, tiếng cười rộn ràng trong đêm trăng. Cảnh sum họp đầm ấm của gia đình gợi lên trong lòng em một niềm vui khó tả. Đáp án tuần 14 I- 1.c 2.a 3.b (4).b II- 1. a) niềm vui – búa liềm; tia nắng – lắng nghe b) quả mít – mải miết; quay tít – tiết học c) màu sắc – sắt thép; bắc cầu – bắt tay 2. Gạch dưới các từ ngữ dỗ dành, nâng dịu dàng, chia em phần hơn, nhường em luôn, yêu em bé. 3. Điền dấu câu: Mèo rửa mặt Một con mèo chộp được một chú sẻ, định ăn thịt. Sẻ lễ phép nói: - Thưa anh,tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt? Mèo đặt sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt ria, xoa mép. Sẻ vụt bay mất. Mèo tức lắm nhưng chẳng làm gì được. 4.a) Tranh vẽ bạn trai đang đưa võng cho em gái ngủ. b) Bé gái nằm ngủ trên võng trông thật dễ thương. Mái tóc của bé bay phất phơ theo gió nhẹ. 127
  104. c) Cảnh trong tranh cho thấy tình cảm anh em dạt dào tình yêu thương. Đáp án tuần 15 I-1.b 2.a 3.c (4).a II-1. a) (1) Bé say sưa đứng ngắm hoa súng nở xen lẫn với hoa sen trong hồ. (2)Con chim sẻ đậu trên xà nhà bỗng sà xuống sát đất rồi bay vụt qua cửa sổ b) gà mái – xe máy; bàn chải – nước chảy 2. a) Bạn Dung học tập rất chăm chỉ b) Nhờ chăm sóc chu đáo, vườn rau nhà em lúc nào cũng xanh mướt. c) Con mèo có đôi mắt tròn xoe. 3. Ai (cái gì, con gì) Thế nào? Đôi mắt của bà nội long lanh những tia sáng dịu hiền. Giọng nói của mẹ dịu dàng và ấm áp. Dang người của bố vạm vỡ, chắc nịch, dong dỏng cao. 4. Chị Thảo của em năm nay mười hai tuổi. Chị học lớp 6, Trường Trung học cơ sở Phan Châu Trinh. Chị Thảo học giỏi và múa hát cũng rất hay. Năm ngoái, chị đoạt giải Nhì cuộc thi hát của thiếu niên, nhi đồng toàn thành phố. Em rất yêu quý và tự hào về chị Thảo của em. Đáp án tuần 16 I- 1.a 2.c 3.a (4).b II-1. a) bánh chưng – sáng trưng; trung thành – chung sức b) yêu quý – cúi đầu; tàu thủy - đen thủi c) số sáu – con sáo; mào gà – màu xanh 128
  105. 2. VD (điền từ trái nghĩa) (1) lười / chăm(hoặc chăm chỉ ) (2) yếu/ khỏe (hoặc khỏe mạnh ) (3) hiền / ác (hoặc dữ, ác độc ) (4) cao/ thấp (hoặc lùn ) (5) to/ nhỏ (hoặc nhỏ bé ) (6) béo / gầy (hoặc gầy còm ) 3. (1) - (b); (2) – (d); (3) – (a); (4) – (c) 4. Một hôm qua chơi nhà bác Tư, em nhìn thấy một con ngựa trông rất đẹp. Da ngựa màu nâu nhạt. Bốn chân ngựa đứng thẳng, cao quá đầu em. Đuôi nó dài gần sát đất. Bác Tư nuôi ngựa để kéo xe chở khách. Em rất thích chú ngựa nâu vì nó ngoan hiền và chịu khó làm việc cho bác Tư. Đáp án tuần 17 I- 1.c 2.a 3.c (4).b II- 1. a) giữ gìn – dữ dội – giám đốc – dám làm – rám má b) Lợn kêu eng éc Sấm sét vang trời Mưa rơi lẹt đẹt Gió về rong chơi. 2. (1) Khỏe như voi (5) Vàng như nghệ (2) Dữ như hổ (cọp) (6) Xanh như tàu lá (3) Yếu như sên (7) Đen như gỗ mun 129
  106. (4) Thấp như vịt (8) Óng mượt như tơ 3. (1) Cô Hương mới ốm dậy, người yếu như sên. (2) Mái tóc của chị Lan óng mượt như tơ. 4. Tự lập Thời gian biểu cụ thể của bản thân theo mẫu đã học. Đáp án tuần 18 A- Đọc (10 điểm) I- Đọc thành tiếng (6 điểm) Đọc từng đoạn trích (khoảng 40 chữ) và TLCH, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm tương tự như hướng dẫn ở bài kiểm tra giữa học kì I - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu: 1 điểm - Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút: 1 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm VD: (1) Bé Hà đã tặng ông bà món quà gì? (Bé Hà đã tặng ông bà chùm điểm mười mà em đạt được) (2) Hai anh em òa khóc xin cô tiên điều gì? (Hai anh em òa khóc xin cô tiên hóa phép cho bà sống lại với các cháu) (3) Mùa xoài nào mẹ cũng chọn những quả chín và to nhất để làm gì? (Mùa xoài nào mẹ cũng chọn những quả chín và to nhất bày lên bàn thờ ông) (4) Cậu bé vừa chạm môi vào quả thì chuyện gì xảy ra? (Cậu bé vừa chạm môi vào quả thì một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ) (5) Vì sao Chi không dám ngắt bông hoa Niềm Vui? (Chi không dám tự ý ngắt bông hoa Niềm Vui vì theo nội quy của trường, không ai được tự ý hái hoa trong vườn trường) II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) 1.b 2.c 3.b 4.c (Đúng mỗi câu được 1 điểm) 130
  107. B- Viết (10 điểm) I – Chính tả nghe – viết (5 điểm) HS nhờ người khác đọc để nghe – viết bài chính tả trong khoảng 15 phút, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm tương tự như hướng dẫn ở bài kiểm tra giữa học kì I. II – Tập làm văn (5 điểm) Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về gia đình thân yêu của em (thời gian làm bài khoảng 25 phút) theo các câu hỏi gợi ý; nội dung dúng yêu cầu đề bài, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý. VD: Gia đình em có bốn người. Đó là bố em, mẹ em, chị gái em và em. Bố em là công nhân làm việc trên công trường xây dựng. Mẹ em là thợ may làm việc trong nhà máy. Chị gái của em xinh đẹp , chăm ngoan, học giỏi. Chị đã đạt giải Ba kì thi học sinh giỏi Toán lớp 9 vừa qua. Em là học sinh lớp 2 của Trường Tiểu học Lê Văn Tám. Cả nhà em luôn yêu thương em. Em mong muốn gia đình em hạnh phúc mãi mãi. Đáp án tuần 19 I- 1.a 2.b 3.c (4).b II-1. a) Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. b) lí lẽ - số lẻ - loang lổ- lỗ vốn 2. Điền từ ngữ: 130
  108. A B Tháng Hoạt động, công việc nhà nông thường làm 130
  109. Giêng Ăn chơi (VD: Tham gia lễ hội, đi lễ chùa ) Hai Trồng đậu, trồng khoai, trồng cà Ba Hái đậu về nhà phơi khô Tư Tậu trâu bò Năm Sắm sửa(chuẩn bị)làm mùa (làm ruộng trồng lúa) Mười Gặt lúa, phơi khô quạt sạch (thóc lúa) 3. Gợi ý: (1) Rằm tháng tám, trẻ em được đón Tết Trung thu.(hoặc:trẻ em được đón Tết Trung thu vào ngày rằm tháng tám) (2) Cô giáo thường khen em khi em thuộc bài. (hoặc: Cô giáo thường khen em khi em biết giúp đỡ bạn ) (3) Ở nhà, em vui nhất khi được bố mẹ khen ngoan. (Hoặc: ở nhà, em vui nhất khi gia đình quây quần đông đủ sau bữa cơm tối ) 4. Gợi ý (lời tự giới thiệu và trò chuyện) - (Cháu chào cô ạ !) Cháu là Hương, bạn học cùng lớp với Phương Anh. Cháu xin phép cô cho cháu gặp Phương Anh để mượn quyển truyện ạ. - (Thế à ! Phương Anh đang tưới cây ngoài vườn, cháu vào đi.) - Dạ, cháu cảm ơn cô. Đáp án tuần 20 I- 1.b 2.c 3.a (4).c II- 1. a) xôi đỗ - nước sôi; dòng sông – xông lên b) xem xiếc – chảy xiết; chiếc lá – chiết cây 2. Điền theo thứ tự các chỗ trống: đông – hạ - thu – xuân 131
  110. 3. Gợi ý: 132
  111. (1) Bao giờ (hoặc lúc nào, mấy giờ, tháng mấy) tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu? (2) Bao giờ (hoặc lúc nào, tháng mấy) bạn được về quê cùng gia đình? (3) Bạn xem bộ phim này bao giờ (hoặc lúc nào, (vào) tháng mấy, (buổi) mấy giờ)? (4) Bạn có bộ quần áo mới này bao giờ (hoặc lúc nào, (vào) tháng mấy)? 4. VD: Cảnh vật mùa thu ở quê em thật mát mẻ và tinh khiết. Bầu trời cao xanh vời vợi. Dòng sông trong vắt, chảy lững lờ bên những bãi ngô, ruộng lúa. Các khu vườn cây trái sum sê đã điểm xuyết những chiếc lá vàng. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp khi mùa thu về khiến em càng thiết tha yêu quý quê hương. Đáp án tuần 21 I- 1.b 2.a 3.b (4).c II- 1. a) chẻ củi – chở đò – trổ bông b) tuốt lúa- buộc chặt – suốt ngày – thuộc bài 2. Loài chim nuôi trong nhà Loài chim sống hoang dại Bồ câu, gà, vịt, ngỗng, ngan (vịt xiêm) Chiền chiện, diều hâu, chích chòe, tu hú, cú mèo 3. a) VD: (1) Người nông dân trồng lúa ở đồng ruộng (2) Chim chiền chiện thường hót trên không trung. b) VD: (1) Mẹ dạy em tập viết ở đâu? (2) Chim hải âu thường bay liệng ở đâu? 4. a) VD: Mình chỉ giúp bạn một việc nhỏ thôi mà. b) VD: (1) Nhà bà ngoại em có nuôi một con gà trống, đó là con vật mà em rất thích. Bộ lông nó sặc sỡ nhiều màu sắc, trông thật thích mắt. Mỗi lần em về thăm bà, 133
  112. lại được nghe tiếng gà trống gáy dõng dạc ngoài sân: "Ò ó o o ! Ò ó o o!" (2) Em thích nhất loài chim sâu. Chim sâu có đôi chân nhỏ nhắn và cái mỏ xinh xinh. Đôi chân nhỏ giúp chim sâu chuyền cành, cái mỏ xinh gắp những con sâu ở thân cây nhanh thoăn thoắt. Đáp án tuần 22 I- 1.a 2.b 3.c (4).c II- 1. a) con giun- run sợ; rừng xanh – dừng lại b) truyện cổ - ăn cỗ; cỗ bài – hươu cao cổ 2. (1) Gầy như cò hương; (2) Học như cuốc kêu (3) Chữ như gà bới; (4) Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. 3. Cò là người bạn thân thiết cảu người nông dân. Lúc cày cấy, khi làm cỏ, người nông dân luôn có cò bên cạnh. Cả trong lời mẹ ru cũng có cánh cò “bay lả bay la" 4. VD: Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm. Đáp án tuần 23 I- 1.b 2.c 3.b (4).a II- 1. a) xin lỗi – nỗi buồn; lối đi – nối dây b) thước kẻ - thướt tha; lần lượt – cái lược 2. (1) Thú ăn cây cỏ, hoa quả (thực vật) , thường hiền lành: voi, hươu, nai, ngựa vằn, khỉ, vượn, dê, thỏ (2) Thú ăn thịt (động vật), thường dữ tợn:hổ, báo, sư tử, chó sói, mèo rừng. 134
  113. 3. a) VD: (1) Gấu bố, gấu mẹ bước đi lặc lè. (2) Con vượn chuyền cành nhanh thoăn thoắt b) Vd: (1) Khỉ bắt chước như thế nào? (2) Ngựa phi như thế nào? 4. VD: (1) Giữ gìn trật tự, tránh đùa nghịch, nói chuyện làm ảnh hưởng đến người khác. (2) Giữ gìn sách báo để sử dụng lâu dài; không làm rách, hỏng sách báo. (3) Sách báo đọc xong phải để đúng nơi quy định; không mang sách báo ra khỏi phòng đọc. Đáp án tuần 24 I- 1.c 2.b 3.a (4).b II- 1. a) – Chú chim được sinh ra trong chiếc tổ xinh xắn - Buổi sớm mùa đông trên núi cao, sương xuống lạnh thấu xương. b) Voi con dùng vòi hút nước rồi húc đầu vào bụng voi mẹ đùa nghịch 2. Nhát nhất trong rừng, Hiền lành bên suối, Chính là con thỏ. Là chú nai vàng. Tính tình hung dữ, Đi đứng hiên ngang, Là lão hổ vằn. Là voi to nặng. Vốn dĩ tinh ranh, Tính tình thẳng thắn, Là con chó sói. Là ngựa phi nhanh. Vừa dữ vừa lành, Tò mò như gấu. 135
  114. 3. Rừng Tây Nguyên đẹp lắm. Vào mùa xuân và mùa thu, trời máy dịu và thoang thoảng hương rừng. Bên bờ suối , những khóm hoa đủ màu sắc đua nở Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên. 4. VD: a) Rùa nài xin đại bàng dạy cho nó biết bay. b) Đại bàng không dạy vì biết rùa không thể bay được. c) Thấy rùa nài nỉ mãi, đại bàng bèn lấy móng vuốt quặp lấy rùa bay lên cao rồi thả ra. Hậu quả là rùa rơi xuống đất, mai rạn nứt chằng chịt cho đến tận bây giờ. Đáp án tuần 25 I- 1.a 2.c 3.b (4).b II – 1. a) bánh chưng – sáng trưng; quả trứng – chứng nhận b) vấp ngã – nghiêng ngả; suy nghĩ – nghỉ ngơi 2. VD: - Nước biển mặn chát - Sóng biển ào ạt - Cát biển mịn màng - Bờ biển trải dài 3.a) VD: (1) Sóng biển cuộn lên ào ào vì gió thổi rất mạnh. (2) Con thuyền phải chồm lên hụp xuống vì biển nổi sóng dữ dội. b) VD: Vì sao tất cả tàu thuyền đều không ra khơi? 4. a) VD (lời đáp) - Vâng, con cảm ơn mẹ (hoặc: Ôi, vui quá ! Con cảm ơn mẹ.) b) VD: (1) Ảnh chụp cảnh một bãi biển rất đẹp. 136
  115. (2) Trên bờ biển, cây dừa xanh tốt xòe những tàu lá đu đưa trong gió. Bãi cát trắng mịn màng, thấp thoáng bóng người đi tắm biển. Dưới tán dù che nắng, khách du lịch ung dung ngồi ngắm cảnh trời nước bao la. (3) Mặt biển phẳng lặng. Bầu trời trên biển xanh trong, điểm xuyết vài làn mây trắng nhẹ trôi. Đáp án tuần 26 I – 1.b 2.c 3.a (4).c II- 1. a) Dòng sông rộng mênh mông, bốn mùa dạt dào sóng nước b) Nhóm thanh niên lực lưỡng ra sức chèo thuyền bứt lên phía trước. 2. (1)- (d); (2)- (e); (3)- (a); (4) – (b); (5) – (c) 3. Cá đi từng đàn, khi thì tung tăng bơi lội, khi thì lao vun vút như những con thoi. Cá nhảy cả lên thuyền lướt trên mặt sóng. Cá tràn cả lên bờ lúc mưa to, gió lớn. 4. a) Hồ Gươm ở Thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm b) Giữa hồ có Tháp Rùa trông như ngôi nhà nhỏ xinh. c) Mặt nước hồ phẳng lặng như tấm gương. Ven hồ, những hàng cây xanh nghiêng mình soi gương nước. Ngôi nhà hai tầng khiêm tốn nép mình bên hàng cây. d) Cảnh Hồ Gươm gợi cho em nghĩ về một thành phố xanh mát, thanh bình và giàu sức sống. Đáp án tuần 27 A- Đọc (10 điểm) I – Đọc thành tiếng (6 điểm) Đọc từng đoạn trích (khoảng 50 chữ) và TLCH, sau đó đánh giá theo biểu điểm dưới đây: 137
  116. - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm 138
  117. (đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm) - Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt, nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm (Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm) - Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu (khoảng 50 tiếng/ phút): 1 điểm (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm) - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm VD: (1)Ông Mạnh đã làm gì dể Thần Gió trở thành bạn của mình? (Khi Thần Gió biết lỗi, ông Mạnh đã an ủi Thần và mời Thần thỉnh thoảng đến chơi vui vẻ) (2)Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến? (Hoa mận tàn báo mùa xuân đến) (3) Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng? (Hành động của các cậu bé làm cho sơn ca bị chết, bông cúc héo tàn.) (4) Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì? (VD: Không nên ngại lao động vất vả, khó khăn vì lao động là đáng quý ) (5) Con voi đã giúp những người trên xe như thế nào? (Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình, lôi mạnh chiếc xe qua khỏi vũng lầy) (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng:0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0 điểm) II – Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi: 1.c 2.a 3.b 4.c 139
  118. (đúng mỗi câu, được 1 điểm) B- Viết (10 điểm) I – Chính tả nghe – viết (5 điểm) HS nhờ người khác đọc để nghe – viết bài chính tả trong khoảng 17 phút, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm dưới đây: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn thơ: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. II- Tập làm văn (5 điểm) Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về một con vật mà em biết (theo gọi ý cho trước) trong khoảng 25 phút; nội dung đúng yêu cầu đề bài, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm VD: (1) Nhà em nuôi một con chó cảnh. Nó có bộ lông trắng muốt, bốn chân ngắn ngủn. Đôi mắt nó đen láy, cái lưỡi thì đỏ hồng. Mỗi khi em đi học về, cún con lại chạy ra vẫy đuôi rối rít trông thật đáng yêu. Em rất quý cún con và coi nó như một người bạn thân. (2) Nhà em có chú mèo mướp Mi-nu. Mi-nu ở nhà em đã được mấy tháng rồi. Mi- nu rất ngoan và bắt chuột rất giỏi. Em yêu quý Mi-nu như em nhỏ trong nhà. Em thường chơi với mi-nu những lúc rảnh rỗi. Mi-nu cũng rất quý em. Lúc em ngồi học, Mi-nu thường ngồi bên cạnh và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em hoặc cuộn tròn trong lòng em như một quả bông ấm áp. Đáp án tuần 28 I- 1.b 2.c 3.b (4).a II- 1. a) hoa nở- núi lở; khoai lang – nở nang b) bênh vực – bên cạnh; mũi tên – nhẹ tênh 140
  119. c) thua cuộc – thuở nhỏ; huơ vòi – lúa vàng 2.a) (1) Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn (2) Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà. b) VD: (1) Chúng em trồng nhiều cây xanh để môi trường thêm trong sạch (2) Toàn trường em trồng nhiều hoa để ngôi trường thêm tươi đẹp 3. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. 4. VD: a) Hình dáng bên ngoài quả sầu riêng (1) Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả nhỏ hơn (2) Gai quả sầu riêng to, dài, cứng và sắc. Vỏ sầu riêng dày như vỏ quả mít nhưng cứng và rất dai b) Ruột và mùi vị quả sầu riêng (1) Khi quả chín muồi, vỏ tự tách ra để lộ những múi sầu riêng béo ngậy, nằm gối lên nhau trong các khe hở. (2) Cơm sầu riêng màu ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm sầu riêng càng dày thì càng ngọt, béo và thơm. Đáp án tuần 29 I- 1.c 2.b 3.b (4).c II- 1. a) nhận xét – sấm sét; sách vở - xách túi b) kính mến – kín mít; xinh xắn – xin phép 2. a) (1)-b; (2)-d; (3)-a; (4)-g; (5)-c; (6)-e 3. (1) Rễ cây hút chất màu dưới đất để làm gì? 141
  120. (2) Ong hút nhụy hoa để làm gì? 4. VD (lời đáp) a) Cảm ơn bạn. Mình sẽ cố gắng b) Em cảm ơn cô ạ. Em cũng xin chúc cô và gia đình có những ngày hè thú vị Đáp án tuần 30 I – 1.c 2.b 3.b (4).c II- 1. a) chọn lựa – trọn vẹn; trú ẩn – chú trọng b) chênh lệch – tầng trệt; dấu vết – trắng bệch 2. VD: hiền từ, nhân hậu, chí công vô tư, yêu nước thương nòi, hết lòng vì dân vì nước, . 3. VD (1) Đôi mắt Bác Hồ thật hiền từ (2) Bác Hồ là vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước 4. VD: a) Một chiều hè nắng to, ông Ké nhờ mấy người dân khiêng chiếc loỏng ra suối. b) Ông Ké cọ sạch chiếc loỏng rồi múc nước đổ đầy vào để tắm cho các cháu nhỏ. c) Được ông Ké tắm cho, các cháu rất thích thú. d) Ông Ké đó chính là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta. Đáp án tuần 31 I- 1.c 2.a 3.b (4).c II- 1. a) Dế Mèn tạm xa gia đình để rong ruổi trên đường,đi chu du khắp thiên hạ 140
  121. b) Các bạn học sinh vẽ tranh, mỗi người một vẻ, hay đáo để. 2. Bác Hồ sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, dọn dẹp chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối tập thể dục và tắm rửa. Sáng sớm, Bác thường tập leo núi. Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. 3. Lúc ở chiến khu, Bác Hồ nuôi một con chó, một con mèo và một con khỉ Thông thường thì cả ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ 4. a) VD (lời đáp) (1) Có gì đâu ạ ! Con sẽ luôn cố gắng để mẹ vui (2) Cảm ơn bạn đã khen b) VD: Ảnh Bác Hồ ở nhà em được treo trang trọng dưới lá Quốc kì nền đỏ sao vàng. Trong ảnh, Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và bộ râu hơi dài. Trông Bác như một ông tiên. Vầng trán cao lộ rõ vẻ thông minh. Đôi mắt hiền từ của Bác như muốn đem niềm vui đến cho mọi người. Đáp án tuần 32 I- 1.a 2.b 3.b (4).c II-1. a) nỗi niềm – cái liềm; nương rẫy – lương thực b) vỗ tay – dỗ dành; sách vở - dở dang c) tích tắc – xa tít; vở kịch – đen kịt 2. (1) tối/sáng; (2) chìm/nổi; (3) ít/nhiều; (4) cuối cùng/ đầu tiên 3. Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân. Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra sôi nổi, như: đấu võ dân tộc, đua thuyền, đấu cờ tướng, thi hát xướng, ngâm thơ. 4. a) VD (lời đáp) 141
  122. (1) Vâng, thế thì hôm nào bố mẹ cho con đi nhé. (2) Thế thì tớ sẽ cố gắng làm, có gì khó thì bạn hướng dẫn tớ nhé. b) VD: Sổ liên lạc có tác dụng ghi lại tình hình học tập của em, giúp nhà trường và gia đình liên hệ chặt chẽ với nhau. Đáp án tuần 33 I- 1.a 2.b 3.c (4).b II- 1. a) (1) Phía xa xa, đàn chim sẻ thi nhau sà xuống cánh đồng mới gặt (2) Các cháu say sưa nghe bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa. b) Hàng nghìn con kiến lũ lượt tha mồi về tổ đông nghìn nghịt c) Trái tim bé dạt dào niềm vui khi bầy chim về làm tổ trong vườn 2. VD: (1) thợ mộc; (2) thợ hàn; (3) thợ may (4) thợ xây; (5) thợ điện; (6) thợ thủ công 3. VD: a) Nhân dân Việt Nam cần cù trong lao động b) Dân tộc Việt Nam đã chiến đấu vô cùng dũng cảm trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ c) Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc ta. 4. a) VD: (1) – Có thật không mẹ? Con cảm ơn mẹ ạ ! (2)- Vậy hả anh? Lần sau em sẽ cẩn thận hơn. b) VD: Tan học hôm ấy, trời mưa rất to. Em mở cặp để lấy áo mưa chuẩn bị về nhà thì thấy Minh cứ lúng túng vì quên mang áo mưa. Em liền nói: "Tớ có áo mưa đây ! Chúng mình cùng đi chung nhé !". Chúng em vừa đi vừa vui vẻ nói chuyện. Chẳng mấy chốc, hai đứa đã về tới nhà. 142
  123. Đáp án tuần 34 I- 1.a 2.c 3.b (4).c II -1. a) leo trèo – hát chèo; chống đỡ - trống trải b) trông nom – trong sáng c) tan rã – kêu ra rả 2. (1) Trên kính dưới nhường (2) Hẹp nhà rộng bụng (3) Việc nhỏ nghĩa lớn (4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may (5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may 3. VD: a) Các bác nông dân đang cấy lúa trên đồng b) Các chú công nhân làm việc trong nhà máy c) Bác sĩ là người khám và chữa bệnh cho nhân dân 4. VD: Bác Lan ở cạnh nhà em bán bánh cuốn ở chợ Thanh Trì. Hằng ngày, bác dậy tráng bánh từ rất sớm rồi đem ra chợ bán. Bánh cuốn của bác Lan tráng rất khéo, trông thật ngon. Nhờ gánh hàng của bác, cả gia đình có thêm tiền chi tiêu và nuôi được hai người con thi đỗ vào đại học. Đáp án tuần 35 A- Đọc (10 điểm) I- Đọc thành tiếng (6 điểm) Đọc từng đoạn trích (khoảng 50 chữ) và TLCH, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm dưới đây: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm 143
  124. (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm) - Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt, nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm (Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm) - Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu (khoảng 50 tiếng/ phút): 1 điểm (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhầm: 0 điểm) - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm VD: (1) Người ông dành những quả đào cho ai? (Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ) (2) Thân cây đa được miêu tả như thế nào? (Thân cây đa rất to lớn: chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể) (3) Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? (Các bạn nhỏ thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tạo bởi chiếc rễ đa) (4) Sau lăng có những loài hoa nào ở Sơn La và ở Nam Bộ? (Sau lăng có những cành đào ở Sơn La và nhành sứ đỏ của Nam Bộ) (5) Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cảm? (Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì đang ấm ức bị Vua xem như trẻ con, lại nghĩ đến quân giặc đang đè đầu cưỡi cổ dân mình) (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0 điểm) II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) 1.a 2.b 3.c 4.b (đúng mỗi câu, được 1 điểm) B- Viết (10 điểm) I – Chính tả nghe – viết (5 điểm) 144
  125. HS nhờ người khác đọc để nghe- viết bài chính tả trong khoảng 16 phút, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm dưới đây: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trifh bày đúng bài thơ: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. II- Tập làm văn (5 điểm) Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể một việc tốt của em (hoặc bạn em ) đã làm ở trường hoặc nơi em ở (theo gợi ý cho trước) trong khoảng 25 phút; nội dung đúng yêu cầu đề bài, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm VD: (1) Tan học hôm ấy, trời mưa rất to. Em mở cặp lấy áo mưa để chuẩn bị về nhà. Chợt thấy Sơn cứ lúng túng vì quên mang áo mưa. Em liền vui vẻ nói: "Tớ có áo mưa đây ! Chúng mình cùng đi chung nhé !". Hai đứa về đến nhà mà cặp sách vẫn khô nguyên, Sơn nói: "Cảm ơn Hoàng nhé ! Cậu tốt quá !". (2) Lan nhặt được chiếc bút "Nét hoa" trước cửa lớp học. Huệ nhìn thấy liền nói với Lan: "Chắc của bạn nào đánh rơi". Lan ngẫm nghĩ rồi đến gặp cô giáo trao lại chiếc bút, nhờ cô trả lại người đánh rơi. Cô giáo khen Lan trước lớp : “Cô khen Lan vì em đã làm được một việc tốt". Bạn bè trong lớp vui vẻ thưởng cho Lan một tràng vỗ tay làm Lan thấy đỏ cả mặt. 145