Đề kiểm tra Cuối học kì môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 13 trang Hùng Thuận 21/05/2022 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ KHỐI 12 MÔN GDCD 2020 – 2021 II. NỘI DUNG: Chủ đề Công dân bình đẳng trước pháp luật gồm 2 nội dung như sau Nội dung kiến thức Công dân bình đẳng trước pháp luật 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo qui định của PL. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. + Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: - Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào, nếu có đủ điều kiện theo qui định của PL đều được hưởng các quyền: bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, thừa kế Công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, đóng thuế theo qui định của PL. - Hai là: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xh. - KL: Từ vd trên, trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền nghĩa vụ đó phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh mỗi người. 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí - Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo qui định của PL. - Mọi vi phạm Pl đều xâm hại đến đến quyền và lợi ích của người khác, làm rối loạn trật tự PL ở mức độ nhất định. Trong thực tế một số người do thiếu hiểu biết về PL, không tôn trọng không thực hiện PL hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm PL, gây hậu quả nghiêm trọng cho người khác, cho xh. Những hành vi đó cần phải đấu tranh, ngăn chặn, xử lí nghiêm. * Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm PL. Do đó, công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo qui định của PL, không phân biệt đối xử. (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật). 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - Để đảm bảo cho công dân bình đẳng trước PL, Nhà nước qui định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và luật. Vì: Không một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và nghĩa vụ công dân trái với Hiến pháp và luật. + Hiến pháp và luật qui định quyền và nghĩa vụ công dân là điều kiện cần thiết để công dân thực hiện các quyền cuả mình; Nhà nước đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước PL. + Xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội. - Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống PL phù hợp từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, của Nhà nước và xã hội. Nội dung kiến thức Quyền bình đẳng của CD trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
  2. 1.Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình * Bình đẳng giữa vợ và chồng - Trong quan hệ nhân thân: + Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; Tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau, tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. - Trong quan hệ tài sản: + Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. *Bình đẳng giữa cha mẹ và con. - Cha mẹ phải thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con ( kể cả con nuôi) không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. - Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Con không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. *Bình đẳng giữa ông bà và cháu. Được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu. Đó là mối quan hệ 2 chiều; nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu và bổn phận của các cháu đối với ông bà nội, ông bà ngoại. *Bình đẳng giữa anh, chị, em. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Chủ đề Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 1. Bình đẳng giữa các dân tộc a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc. - KN quyền bình bình đẳng giữa các dân tộc : là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. b. Nội dung quyền BĐ giữa các dân tộc. Trong lĩnh vực chính trị. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. được thực hiện theo hai hình thức : dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Trong lĩnh vực kinh tế. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
  3. Không có sự phân biệt đối với dân tộc đa số hay thiểu số. - NN luôn quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển về kinh tế. Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục. - Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tuc tập quán, văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy. - Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở VN đều được Nhà nước tạo điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập c. Ý nghĩa quyền BĐ giữa các dân tộc. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự. 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo. a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo. Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở VN đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuân khổ PL, BĐ trước PL, những nơi thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo được PL bảo hộ. b. Nội dung quyền BĐ giữa các TG. * Các tôn giáo được NN công nhận BĐ trước PL, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của PL. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo . Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau. * Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của PL được NN đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được PL bảo hộ. Các tôn giáo ở VN dù lớn hay nhỏ đều được NN đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật c. Ý nghĩa quyền BĐ giữa các TG. - Đồng bào mỗi tôn giáo là 1 bộ phận không thể tách rời toàn thể dân tộc Việt Nam - Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước. III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: theo dạng các câu trắc nghiệm có cấp độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, Vận dụng cao CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT * Nhận biết. Câu 1. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về thành phần xã hội. C. Bình đẳng tôn giáo. D. Bình đẳng dân tộc. Câu 2. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng A. về quyền và nghĩa vụ. B. trong sản xuất. C. trong kinh tế. D. về điều kiện kinh doanh.
  4. Câu 3. Việc sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào A. Đặc điểm dân tộc, giới tính, gia đình của từng cá nhân. B. Khả năng, điều kiện, hoàn cảnh, cụ thể của từng cá nhân. C. Chức vụ, độ tuổi, thành phần gia đình của từng cá nhân. D. Thu nhập, sức khỏe, sở thích của từng cá nhân. Câu 4. Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được đăng kí và cấp giấy phép kinh doanh là thể hiện bình đẳng về A. quyền. B. tập tục. C. nghĩa vụ. D. trách nhiệm. Câu 5. Theo qui định của pháp luật, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mọi công dân phụ thuộc vào A. sở thích riêng biệt. B. nguyện vọng của cá nhân. C. khả năng của mỗi người. D. nhu cầu cụ thể. Câu 6. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ. B. quyền và trách nhiệm. C. nghĩa vụ và trách nhiệm. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 7. Hai công ty C và D cùng kê khai doanh thu chịu thuế không đúng và đều bị cơ quan thuế xử phạt. Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đối với cả hai công ty C và D là biểu hiện bình đẳng A. về quyền và nghĩa vụ. B. về kê khai thuế. C. về trách nhiệm pháp lí. D. về nghĩa vụ nộp thuế. Câu 8. Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời với A. lợi nhuận. B. kĩ năng. C. nhu cầu. D. nghĩa vụ. Câu 9. Mọi thí sinh là người dân tộc thiểu số đều được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh đại học là thể hiện bình đẳng về A. bổn phận. B. trách nhiệm. C. nghĩa vụ. D. quyền. Câu 10. Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ ngang nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí A. khác nhau. B. chênh lệch nhau. C. như nhau. D. đối lập nhau. * Thông hiểu. Câu 1 : Trong cùng một điều kiện như nhau mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào A. khả năng, hoàn cảnh và trách nhiệm của mỗi người. B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người. C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, người có chức vụ và người lao động bình thường vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí A. nặng hơn người lao động. B. nhẹ hơn người lao động. C. như người lao động. D. có thể khác nhau.
  5. Câu 3: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng A. phải chịu trách nhiệm hình sự. B. bị xử lí theo quy định của pháp luật. C. bị truy tố và xét xử trước tòa án. D. có thể chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau. Câu 4: Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là điều kiện A. bắt buộc để thực hiện các quyền của mình. B. thiết yếu để sử dụng các quyền của mình. C. cần thiết để sử dụng các quyền của mình. D. quyết định để sử dụng các quyền của mình. Câu 5: Các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là thực hiện trách nhiệm A. đạo đức. B. pháp lí. C. cộng đồng. D. gia tộc. Câu 6: P được tạm hoãn nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau về A. thực hiện trách nhiệm pháp lý. B. trách nhiệm với Tổ quốc. C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm với xã hội. Câu 7 : Theo quy định của PL , bất kì CD nào vi phạm pháp luật thì phải A. chịu trách nhiệm pháp lí. B. có người thân bảo lãnh. C. thực hiện việc tranh tụng. D. hủy bỏ đơn tố cáo. Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. B. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ. C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội. D. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ. Câu 9 : Cơ quan nào có trách nhiệm bảo vệ công lý và quyền con người? A. Quốc hội. B. Tòa án. C. Chính phủ. D. Ủy ban nhân dân. Câu 10 : Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình? A. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật. C. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người. D. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ. Câu 11: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền tự chủ kinh doanh. B. nghĩa vụ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lý. D. quyền lao động. Câu 12 : Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Trong lớp học có bạn được miễn học phí, còn bạn khác thì không. B. Trong thời bình, các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không.
  6. C. T và Y đều đủ điểm xét vào công ty X như nhau nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có chú là giám đốc công ty này. D. Bạn A trúng tuyển vào đại học vì được cộng điểm ưu tiên. * Vận dụng thấp Câu 1 : Bác Hồ nói: “Hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử, không chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ có nghĩa là mọi công dân đều bình đẳng về A. trách nhiệm với đất nước. B. quyền của công dân. C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm pháp lý. Câu 2: Các bạn nam đủ tuổi quy định phải đăng ký nghĩa vụ quân sự còn các bạn nữ không phải thực hiện nghĩa vụ này. Điều này cho thấy A. mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. B. sự mâu thuẫn về nghĩa vụ giữa nam và nữ. C. thiên vị cho nữ giới. D. nghĩa vụ nam quan trọng hơn nữ giới. Câu 3 : Cô giáo A tình nguyện lên vùng cao công tác. Vậy so với những giáo viên ở vùng thuận lợi thì cô giáo A cũng phải được hưởng quyền và A. thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. B. không cần thực hiện bất cứ mọi nghĩa vụ nào. C. miễn mọi trách nhiệm pháp lí nếu vi phạm pháp luật. D. miễn mọi trách nhiệm pháp lí nếu vi phạm kỷ luật. Câu 4 . Việc tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì điều đó thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền tự chủ trong kinh doanh. B. nghĩa vụ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. Câu 5: H (17 tuổi) và T (13 tuổi) bị cảnh sát giao thông xử phạt vì vượt đèn đỏ, H bị phạt 300.000 đồng, T chỉ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản. Điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về trách nhiệm dân sự. B. công dân bình đẳng về trách nhiệm hình sự. C. công dân bình đẳng về trách nhiệm kỉ luật. D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Câu 6 : Cho rằng mình là con của chủ tịch Huyện, A 18 tuổi đã không đội mũ bảo hiểm và ngang nhiên vượt đèn đỏ. Hành vi của A bị CSGT yêu cầu dừng xe và xử phạt. Việc A bị xử phạt thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm tham gia giao thông. B. nghĩa vụ tuân thủ luật giao thông. C.trách nhiệm pháp lý. D.trách nhiệm xã hội. Câu 7 : A và B cùng làm việc trong một công ty có thu nhập cao. A sống độc thân, B có mẹ già và con nhỏ. A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi B. Điều này thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí phụ thuộc vào A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B. B. địa vị của A và B
  7. C điều kiện hoàn cảnh cụ thể của A và B. D. độ tuổi của A và B. Câu 8 : Là lãnh đạo đơn vị phòng chống ma túy nhưng cảnh sát K đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ. Nếu là chủ tọa phiên tòa, em sẽ lựa chọn giải pháp nào sau đây? A. Xét xử nhẹ để nhắc nhở cảnh sát K. B. Không xử phạt vì đây là lĩnh vực rất dễ bị cám dỗ. C. Không xử phạt vì cảnh sát K là lãnh đạo. D. Xét xử đúng người, đúng tội để đảm bảo sự bình đẳng. * Vận dụng cao Câu 1: Chị A, B, C buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, anh K, đại diện cơ quan chức năng đến nhắc nhở và thu gom hàng hóa của chị A và chị C. Hàng hóa của chị B thì không bị thu gom vì anh K có mối quan hệ họ hàng với chị B. Thấy mình bị đối xử thiếu công bằng nên chị A và chị C buông lời sĩ nhục anh K và chị B. Những ai dưới đây không thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình? A. Chị A, anh K , chị B và chị C B. Chị A, chị C và anh K. C. Chị A, chị B và chị C. D. Chị A và chị C. Câu 2 : Tử tù X vượt ngục vào ca trực của đại úy M. Sau đó, X ra đường gọi taxi do anh P điều khiển nhờ đưa đến cửa hàng nhà bà H để mua quần áo thì bị cơ quan công an khống chế, bắt trở lại trại giam. Trong trường hợp này, những ai sau đây không thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình? A. Tử tù X, lái xe P và đại úy M. B. Đại úy M và tử tù X. C. Tử tù X, bà H. D.Tử tù X, lái xe P, bà H và đại úy M. Câu 3: Ông B, bà H lấy nhau và có hai người con là anh T, chị Q. Ông B ốm nặng, xác định không qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã có chị V, anh X là con ngoài giá thú. Theo quy định của pháp luật những người con nào dưới đây được hưởng thừa kế tài sản của ông B? A. Chỉ T và Q. B. Chỉ T và X. C. T, Q, V, X. D. T, Q, X. Câu 4 : Phiên tòa hình sự tuyên phạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng đối với hai bị cáo X (19t), Y (17t) cùng tội danh là giết người, cướp tài sản. Mức tuyên án nào dưới đây là đúng ? A. X và Y tù chung thân B. X và Y tử hình. C. X tử hình, Y tù chung thân. D. X tù chung thân, Y tù 18 năm. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CD TRONG 1 SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XH * Nhận biết Câu 1. Vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp giáo dục con cái là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình trong A. môi trường xã hội. B. định hướng nghề nghiệp. C. quan hệ nhân thân. D. phạm vi gia tộc. Câu 2. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ A. tập tục và thói quen. B. lễ nghi và tôn giáo. C. nhân thân và tài sản. D. hôn nhân và huyết thống.
  8. Câu 3. Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, uy tín của nhau là thể hiện nội dung quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ A. phụ thuộc. B. tài sản. C. một chiều. D. nhân thân. Câu 4. Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ A. định đoạt. B. ủy thác. C. đơn phương. D. nhân thân. Câu 5. Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là A. cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con. B. cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai. C. cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt cho con trai. D. con từ 18 tuổi trở lên thì có quyền không nghe theo lời khuyên đúng đắn của cha mẹ. * Vận dụng thấp. Câu 1. Do bị chồng là anh P không cho tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ ơ nước ngoài nên chị M bỏ về sinh sống cùng mẹ là bà G. Nghe bà G xúi giục, chị M đã giấu anh P rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng mua vàng giữ làm tài sản riêng. Chị M và bà G cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Chiếm hữu và định đoạt. B. Hôn nhân và gia đình. C. Tài chính và việc làm. D. Lao động và công vụ. Câu 2. Chị A giấu chồng thế chấp ngôi nhà của hai vợ chồng chị để lấy tiền góp vốn cùng bạn mở cửa hàng kinh doanh. Phát hiện sự việc, chồng chị A là anh S đã đánh và ép chị phải chấm dứt việc kinh doanh với bạn. Bức xúc, chị bỏ về nhà mẹ đẻ sinh sống. Chị A và anh S cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào ? A. Tài chính và thương mại. B. Sản xuất và kinh doanh. C. Hôn nhân và gia đình. D. Hợp tác và đầu tư. Câu 3. Cô giáo H đã cho hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong qun hệ nào dưới đây? A. Đối lập. B. Tham vấn. C. Tài sản. D. Nhân thân. Câu 4. Chồng không tạo điều kiện cho vợ đi học nâng cao trình độ chuyên môn là vi phạm quyền bình đẳng ttrong hôn nhân và gia đình trong A. quy ước cộng đồng. B. phạm vi gia tộc. C. quan hệ nhân thân. D. lĩnh vực truyền thông. Câu 5. Bác sĩ H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà gia đình chị đang ở. Khi em trai kết hôn, bác sĩ H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị không tán thành. Bác sĩ H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Tài sản. B. Kinh doanh. C. Nhân thân. D. Giám hộ. * Vận dụng cao. Câu 1. Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ
  9. ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh M, bà B và bà C. B. Anh M và bà B. C. Anh M và bà C. D. Vợ chồng chị X và bà B. Câu 2. Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị M vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai tuổi thường xuyên khóc đêm vì nhớ mẹ, bà S mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận quyết định li hôn, ông G bố chị đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà đuổi về. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Chị M, bà S, ông G và chị Y. B. Anh H, chị M và bà S. C. Anh H, chị M, bà S và ông G. D. Anh H, chị M và ông G. Câu 3. Vì con trai là anh C kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh C sống chung như vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bà G, anh C, bà T và chị H. B. Bà G, chị D và anh C. C. Bà G, anh C và chị H. D. Bà G, anh C, chị H và chị D. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO * Nhận biết. Câu 1.Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực A. chính trị. B. kinh doanh. C. kinh tế. D. lao động. Câu 2. Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ vốn đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. tín ngưỡng. B. truyền thông. C. tôn giáo. D. kinh tế Câu 3. Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về A. trình độ phát triển. B. tập tục địa phương. C. nghi lễ tôn giáo. D. thói quen vùng miền. Câu 4. Các dân tộc đều được nhà nước ta và pháp luật tôn trọng tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa các dân tộc. B. Bình đẳng giữa các địa phương. C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư. D. Bình đẳng giữa cá tầng lớp XH. Câu 5. Nội dung nào nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa? A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình. B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. C. các dân tộc có quyền duy trì phong tục, tập quán của dân tộc mình. D. Các dân tộc không được duy trì những lễ hội riêng của dân tộc mình.
  10. Câu 6. Nhà nước quan tâm hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện A. sự quan tâm giữa các vùng miền. B. bình đẳng giữa các dân tộc về phát triển xã hội. C. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế. D. bình đẳng giữa các thành phần dân cư. Câu 7. Các dân tộc có quyền khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa, giáo dục. D. Xã hội. Câu 8. Việc nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng A. giữa miền ngược với miền xuôi. B. giữa các dân tộc. C. giữa các thành phần dân cư. D. trong học sinh phổ thông. * Thông hiểu Câu 1: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong giao lưu, hợp tác giữa các dân tộc là: A. Hai bên bình đẳng cùng có lợi. B. Bình đẳng giữa các dân tộc. C. Dân chủ giữa các dân tộc. D. Đảm bảo lợi ích cho các dân tộc thiểu số Câu 2: Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện: A. Quyền bình đẳng về chính trị. B. Quyền bình đẳng về kinh tế. C. Quyền bình đẳng về văn hóa. D. Quyền bình đẳng về giáo dục. Câu 3: Nhà nước giành nguồn đầu tư tài chính để mở rộng hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa nhằm thực bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Y tế. D. Giáo dục. Câu 4: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học nhằm mục đích: A. Rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các dân tộc trên mọi miền đất nước. B. Bảo tồn nét đẹp truyền thống, pgong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc. C. Tạo điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập. D. Tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc được tham gia vào bộ máy nhà nước. Câu 5: Ý kiến nào sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế? A. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. B. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật. C. Tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số vươn lên để phát triển kinh tế. D. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư kinh doanh ở địa bàn miền núi. Câu 6: Phát biểu nào sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị? A. Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước.
  11. B. Các dân tộc đều có quyền đóng góp ý kiến cho các vấn đề chung của đất nước. C. Các dân tộc đều có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước. D. Các dân tộc đều có quyền tham gia đóng góp các vấn đề chung của đất nước trừ dân tộc thiểu số. Câu 7: Nghị quyết 22 của bộ chính trị về các vấn đề dân tộc: “Phát triển kinh tế- xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân”. Nghị quyết này đã thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về: A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Giáo dục. Câu 8: Các dân tộc thực hiện quyền bình đẳng về chính trị theo hình thức nào? A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ trực tiếp và dân chủ nghị trường. C. Dân chủ trực gián và dân chủ đại diện. D. Dân chủ nghị trường và dân chủ đại diện. Câu 9: Sự khác nhau cơ bản nhất giữa mê tín dị đoan với tín ngưỡng, tôn giáo ? A. Niềm tin vào đấng tối cao. B. Sự tôn thờ đối với các lực lượng thần bí. C. Nhu cầu của đời sống tinh thần. D. Có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Câu 10: Hàng năm, Nhà nước đều tổ chức lễ hội Đền Hùng nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Đây là một hình thức : A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Đạo. D. Mê tín dị đoan Câu 11: Hành vi của một số cá nhân giả danh nhà sư để đi khất thực là: A. Hoạt động tín ngưỡng. B. Lợi dụng tôn giáo. C. Hoạt động tôn giáo. D. Mê tín dị đoan. Câu 12: Việc công dân theo đạo Phật đi lễ chùa vào dịp rằm hàng tháng là A. hoạt động tôn giáo. B. hoạt động tín ngưỡng. C. mê tín dị đoan. D. lợi dụng tôn giáo. Câu 13: Căn cứ để phân biệt sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở chỗ tôn giáo có: A. niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên thần bí. B. sự tôn thờ các lực lượng siêu nhiên thần bí. C. giáo lí, giáo luật, giáo chủ, và nghi lễ. D. hướng con người sống thiện sống tốt Câu 14: Nghĩa vụ của công dân khi theo một tôn giáo nào đó là : A. Chỉ thực hiện theo người đứng đầu tôn giáo đó. B. Truyền bá giáo lí cho các tính đồ tôn giáo. C. Khuyên mọi người nên đi theo tôn giáo của mình. D. Sống tốt đời đẹp đạo. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không phải là nội dung của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.
  12. B. Các tôn giáo được công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo. C. Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị chia rẽ các tôn giáo. D. Nghiêm cấm phát triển tôn giáo ở vùng sâu vùng xa. Câu 16: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. B. các tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật. C. Các cơ sở tôn giáo được Nhà nước bảo hộ. D. Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Câu 17: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ? A. Nhà nước đầu tư tài chính để phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. B. Người dân tộc thiểu số được tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước. C. Học sinh người dân tộc được ưu tiên xét tuyển đại học. D. Gây mâu thuẫn, xích mích giữa dân tộc này với dân tộc khác. *Vận dụng thấp Câu 1: Khẳng định nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa, giáo dục? A. Học sinh X là người dân tộc Tày nên được ưu tiên cộng điểm thi đại học. B. Người Cơ Tu được giữ gìn phong tục cưới hỏi của mình. C. Hát Tuồng của người dân Nam Bộ được giữ gìn, bảo tồn và phát triển. D. Buộc các dân tộc chỉ được sử dụng tiếng nói phổ thông, không được sử dụng tiếng nói khác. Câu 2: Khẳng định nào sau đây biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Chị N bị cấm kết hôn với anh A vì chị N là người dân tộc. B. Anh A là người dân tộc Ê- Đê nhưng khi thi đại học anh không được cộng điểm ưu tiên. C. Chủ tịch UBND huyện B là người dân tộc Mông. D. Xã M ở huyện vùng núi khó khăn nhưng không được ưu tiên xây dựng trường lớp nên con em đồng bào không được đi học. Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc? A. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng với giáo viên vùng cao. B. Bỏ phiếu bầu cử cho Đại biểu đủ đức, đủ tài dù đó là người dân tộc. C. Nhạo báng, chê cười khi người dân tộc chưa nói tốt tiếng nói phổ thông. D. Tham gia giữ gìn, quãng bá, phát triển các lễ hội đặc sắc mỗi dân tộc. Câu 4: Quần chúng A là người theo đạo Thiên Chúa nên không được Chi bộ X theo dõi, hướng dẫn và xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản việt Nam. Chi bộ X không thực hiện: A. Quyền bình đẳng giũa các dân tộc. B. Quyền bình đẳng về tín ngưỡng. C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. D. Quyền bình đẳng về cơ hội phát triển. Câu 5: Chị A là người theo Đạo nên có ý kiến cho rằng chị là người theo đạo nên không thể ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được. Theo em khẳng định trên đã vi phạm:
  13. A. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. B. Quyền bình đẳng về tín ngưỡng. C. Quyền bình đẳng nam, nữ. D. Quyền bình đẳng về cơ hội phát triển cá nhân. Câu 6: Ở địa phương em xuất hiện một số người lạ mặt cho tiền và vận động mọi người tham gia một tôn giáo lạ. trong trường hợp này em sẽ xử sự như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật? A. Nhận tiền và vận động mõi người cùng tham gia. B. Không quan tâm vì nhiệm vụ của mình là học tập. C. Không nhận tiền và báo chính quyền địa phương. D. Nhận tiền nhưng không tham gia vào tôn giáo đó. *Vận dụng cao Câu 1: Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện A. lạm dụng quyền hạn. B. không thiện chí với các tôn giáo khác. C. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. D. không đoàn kết giữa các tôn giáo. Câu 2: M, N là dân tộc H`Mông trong phiên chợ tình mùa xuân năm 2018 M, N gặp T cô gái dân tộc tày và đem lòng yêu mến. Khi ra về M, N đã rình bắt T về làm vợ, trong lúc bắt T thì gặp 2 anh công an A, B đề nghị M, N phải thả người nếu không sẽ xử lý theo pháp luật. M, N giải thích tục “bắt vợ” là truyền thống văn hóa của dân tộc mình nhưng 2 anh công an vẫn không cho M, N đi. Những ai đã vi phạm nội dung bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa? A. M và N. B. A và B. C. M, N, A và B. D. A, B và T. Câu 3: Dịp bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp P và Q là người dân tộc Mường đã đi bầu cử. Thấy danh sách có tên A là người dân tộc Hoa P, Q đã gạch bỏ và khuyên N, M gạch theo vì đó không phải là người dân tộc mình. M đã đồng ý gạch nhưng N thì không. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung bình đẳng giữa các dân tộc về lính vực chính trị? A. P và Q. B. P, Q và M. C. P, Q và N. D. P, Q và M, N. Câu 4: Gia đình A có mẹ theo đạo Cao đài, bà thường xuyên đến thánh thất làm lễ và yêu cầu A và anh trai của mình phải đi theo. Biết chuyện cha của A đã kịch liệt phản đối, ông cho rằng A và anh trai A phải theo tôn giáo của ông là đạo Phật và phải đi lễ chùa vào ngày rằm cùng ông. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. A, anh trai A, mẹ A, cha A. B. Cha A, mẹ A. C. A và anh trai. D. Mẹ A.