Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Phong Nẫm (Có đáp án)

doc 10 trang Hùng Thuận 24/05/2022 2611
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Phong Nẫm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Phong Nẫm (Có đáp án)

  1. UBND TP PHAN THIẾT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020– 2021 TRƯỜNG TH PHONG NẪM MÔN: TIẾNG VIỆT 3 Họ và tên: Ngày kiểm tra: /05/2020 Lớp: 3D Thời gian: 35 phút (không kể phát đề) Điểm Giáo viên giám sát: Giáo viên chấm bài: Đọc TT Đọc hiểu Tổng cộng 1. 1. 2. 2. Nhận xét bài làm của học sinh: . PHẦN 2:. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (6 điểm) Đọc thầm bài : Lễ hội đền Hùng và thực hiện các yêu cầu sau : Lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam. Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội: - Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. - Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. A . Đọc hiểu : ( 4 điểm ) I. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng : ( từ câu 1 đến câu 4 ) Câu 1: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (M1- 0,5đ) A. Các vua Hùng B. Người dân Phú Thọ C. Những người có công với đất nước D. Các đoàn thủy binh Câu 2: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào và ở đâu? (M1- 0,5đ) A. Ngày rằm tháng giêng, ở Mê Linh B. Ngày 2 tháng 9, ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội C. Ngày 23 tháng chạp, ở chùa Hương D. Ngày 10 tháng 3 âm lịch, ở Phú Thọ
  2. Câu 3: Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì? (M1-0,5đ) A. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc B. Nghi thức dâng hương C. Nghi thức rước kiệu D. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng Câu 4: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng? ( M2 - 0,5 đ) A. Phần lễ C. Không ở phần nào B. Phần hội D. Cả phần lễ và phần hội. II . Viết câu trả lời của em : ( Từ câu 5 đến câu 6 ) Câu 5: Vì sao lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam? (M3- 1 đ) Câu 6: Qua câu chuyện trên, em phải làm gì để đền đáp công lao dựng nước của các vua Hùng (M3 -1 điểm) B.Kiến thức Tiếng Việt : ( 2 điểm ) I .Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng : ( Từ câu 7 dến câu 8 ) Câu 7: Bộ phận gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? (M1- 0,5đ) Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân khắp mọi miền lại đổ về Phú Thọ để dự lễ hội đền Hùng. A. Bằng gì? C. Vì sao? B. Để làm gì? D. Ở đâu? Câu 8: Các từ ngữ: chạy tiếp sức, nhảy xa, đấu kiếm, đoạt huy chương vàng thuộc chủ điểm nào? (M2 – 0,5 đ) A. Sáng tạo C. Nghệ thuật B. Ngôi nhà chung D. Thể thao II . Làm bài tập sau : ( Câu 9 ) Câu 9: Đặt 1 câu có sự vật được nhân hóa theo mẫu Ai làm gì? (M4 – 1 đ)
  3. TRƯỜNG TH PHONG NẪM ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 3D – KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 (PHẦN VIẾT) II/ Kiểm tra viết: 1. Tập làm văn (6 điểm): 35 phút Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) để kể lại một chuyện tốt mà em đã làm để góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
  4. TRƯỜNG TH PHONG NẪM ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 3D – KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 (PHẦN VIẾT) 2.Chính tả : 4 ( điểm): 15 phút Giáo viết đọc cho học sinh viết tên bài và đoạn trích sau: Quà của đồng nội Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG NẪM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 3D - KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG KẾT HỢP KIỂM TRA NGHE NÓI : 4 điểm (Xem biểu điểm đọc thành tiếng) PHẦN II: KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: 6 điểm Biểu điểm Nội dung cần đạt Câu 1: 0,5đ A. Các vua Hùng Câu 2: 0,5đ D. Ngày 10 tháng 3 âm lịch, ở Phú Thọ Câu 3: 0,5đ B. Nghi thức dâng hương Câu 4: 0,5đ C. Không ở phần nào Câu 5: 1đ - Lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ GV căn cứ vào nội dung trả của Việt Nam vì đây là ngày hội truyền lời cụ thể của HS để cho điểm thống của dân tộc tưởng nhớ công lao dựng nước của Vua Hùng Vương. Câu 6: 1đ - Qua câu chuyện trên, em phải làm để đền đáp công GV căn cứ vào nội dung trả lao dựng nước của các vua Hùng là: chăm ngoan, lời cụ thể của HS để cho điểm học giỏi để sau này xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. , Câu 7: 0,5đ B. Để làm gì? Câu 8: 0,5đ D. Thể thao Câu 9: 1đ Ví dụ: - Chú gà trống gáy vang cả xóm. HS đặt câu đúng theo yêu cầu. - Cô vịt đi chợ mua rau về cho các con. PHẦN III: KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢVÀ VIẾT ĐOẠN VĂN: 10 điểm 1/ Chính tả: 4 điểm * Cách đánh giá, cho điểm: - Tốc độ đạt yêu cầu: 0,5 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ : 0,75 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 0,75 điểm - Viết đúng chính tả: 2 điểm. Điểm viết được trừ như sau: + 1 lỗi trừ 0,25 điểm + 2 – 3 lỗi trừ 0,5 điểm + 4 lỗi trừ 0,75 điểm
  6. + 5 lỗi trừ 1 điểm + 6 lỗi trừ 1,25 điểm + 7 – 8 lỗi trừ 1,5 điểm + 9 lỗi trừ 1,75 điểm + 10 lỗi trở lên trừ 2 điểm Lưu ý: - Nếu HS viết thiếu 2, 3 chữ, chỉ trừ phần lỗi sai, không trừ điểm tốc độ. - Nếu HS viết bỏ một đoạn thì tính trừ 2 lần: lỗi sai và tốc độ viết. - Phần chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp Tùy theo mức độ trừ điểm và có sự thống nhất trong từng khối lớp. 2/ Tập làm văn: 6 điểm HS viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học ở học kì 1 * Cách đánh giá, cho điểm: 1/ Nội dung (ý) : 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. 2/ Kĩ năng: 3 điểm. Trong đó: - Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm - Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm - Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG NẪM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN TIẾNG VIỆT 3 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG KẾT HỢP KIỂM TRA NGHE NÓI (4 điểm) I. YÊU CẦU: Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng 1 đoạn trong các bài tập đọc (khoảng 60 tiếng) trong khoảng thời gian 1 phút. Sau khi học sinh đọc xong, GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn đọc để học sinh trả lời. 1. Bài đọc: Ông tổ nghề thêu (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22) + Đoạn 1: Hồi còn nhỏ triều đình nhà Lê. - Câu hỏi 1: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? + Đoạn 3: Bụng đói làm lọng. - Câu hỏi 3: Trần Quốc Khái đã làm thế nào để sống ? 2. Bài đọc: Nhà ảo thuật (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 40) + Đoạn 1: Ở nhiều nơi cần tiền. - Câu hỏi 1: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? + Đoạn 2: Tình cờ làm phiền người khác. - Câu hỏi 3: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp ? 3. Bài đọc: Cuộc chạy đua trong rừng (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 80) + Đoạn 1: Ngày mai vô địch. - Câu hỏi 1: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? + Đoạn 4: Tiếng hô cha dặn. - Câu hỏi 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? 4. Bài đọc: Bác sĩ Y-éc-xanh (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 106) + Đoạn 1: Bà khách nhiệt đới. + Câu hỏi 1: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ? + Đoạn 2: Y-éc-xanh chú ý. + Câu hỏi 2: Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ? B. Kiểm tra viết (10đ) II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG KẾT HỢP NGHE NÓI ( 4 điểm) 1.Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau: * Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
  8. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa:1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đáp án các câu hỏi: 1. Bài đọc: Ông tổ nghề thêu (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22) + Đoạn 1: Hồi còn nhỏ triều đình nhà Lê. - Câu hỏi 1: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? (Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.) + Đoạn 3: Bụng đói làm lọng. - Câu hỏi 3: Trần Quốc Khái đã làm thế nào để sống ? (Ông bẻ tay pho tượng nếm thử, biết được hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn.) 2. Bài đọc: Nhà ảo thuật (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 40) + Đoạn 1: Ở nhiều nơi cần tiền. - Câu hỏi 1: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? (Vì bố các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.) + Đoạn 2: Tình cờ làm phiền người khác. - Câu hỏi 3: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp ? (Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.) 3. Bài đọc: Cuộc chạy đua trong rừng (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 80) + Đoạn 1: Ngày mai vô địch. - Câu hỏi 1: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? (Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.) + Đoạn 4: Tiếng hô cha dặn. - Câu hỏi 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? (Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo, chỉ lo chải chuốt vẻ bề ngoài mà không nghe lời khuyên của cha. Đến giữa chừng cuộc đua, cái móng rời ra làm chú phải bỏ dở cuộc đua.) 4. Bài đọc: Bác sĩ Y-éc-xanh (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 106) + Đoạn 1: Bà khách nhiệt đới. + Câu hỏi 1: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ? (Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.) + Đoạn 2: Y-éc-xanh chú ý. + Câu hỏi 2: Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ? (Y-éc-xanh mặc bộ quần áo ka-ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.)