Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Hội A (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Hội A (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2020.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Hội A (Có đáp án)
- PHÒNG GD - ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỘI A MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Năm học 2020 - 2021 (Thời gian làm phần đọc thầm và kiểm tra viết:70 phút) Họ và tên: Lớp 3 . Điểm đọc: Điểm viết: Giáo viên chấm Phụ huynh (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) Điểm chung: Nhận xét: PHẦN A: KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (10điểm) I. Đọc thành tiếng (4điểm) 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu để chọn bài đọc do giáo viên chuẩn bị. 2. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ khoảng 80 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 16, sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (6điểm) CHIM THIÊN ĐƯỜNG Chim Thiên Đường đang làm tổ ở lưng chừng một thân cây xù xì. Chiếc tổ sơ sài, lơ thơ vài túm cỏ khô. Sau khi dùng chiếc mỏ cài chiếc lá vàng tươi vào một góc trống, Thiên Đường vỗ cánh bay đi. Thiên Đường lượn vòng trên một hồ nước rất trong. Chợt Thiên Đường trông thấy một chùm hoa lau trắng muốt như bông nõn. Nó liền sà xuống, lấy mỏ cố hết sức cắp chùm hoa lau. Rất lâu Thiên Đường mới cắp được cành hoa mang về. Ngang qua tổ Gõ Kiến, bầy Gõ Kiến ríu rít gọi Thiên Đường để xin chùm hoa lau về làm tổ. Thiên Đường đã bay qua một đoạn, thấy tiếng kêu xin tha thiết quá, ngoái lại nhìn. Không nỡ mang về, Thiên Đường đành thả cành hoa lau xuống cho chúng. Cành hoa lau như một chiếc dù nhẹ nhàng buông xuống trúng giữa tổ Gõ Kiến. Gõ Kiến mẹ cảm ơn Thiên Đường đã cho cành hoa lau để làm tổ rồi vui vẻ nằm xuống cạnh con. Thiên Đường lại bay ngược mãi lên, men theo vách đá cheo leo, tìm chiếc lá khác để về lót tổ. (Sưu tầm) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi và làm bài tập dưới đây. 1. Chim Thiên Đường bay đi để làm gì? a. Để cài chiếc lá vàng tươi vào một góc trống trong tổ. b. Để gặp mẹ con Gõ Kiến. c. Để tìm hoa, tìm lá về lót tổ.
- 2. Chi tiết nào cho thấy chim Thiên Đường rất vất vả mới lấy được cành lau? a. Lượn vòng trên mặt hồ và thấy một chùm hoa lau trắng muốt. b. Lấy mỏ cố hết sức cắp cành hoa lau và rất lâu mới cắp được cành hoa. c. Bay ngược mãi lên, men theo vách đá cheo leo. 3. Vì sao Thiên Đường tặng lại cành hoa lau cho bầy Gõ Kiến? a. Vì bầy Gõ Kiến kêu xin tha thiết quá. b. Vì sau chuyến bay dài, cành hoa lau không còn đẹp nữa. c. Vì cành hoa lau quá nặng, Thiên Đường không mang về tổ của mình được. 4. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? a. Phải chăm chỉ lao động để tự mình làm tổ. b. Phải bay đi xa mới kiếm được hoa, lá về làm tổ. c. Phải biết quan tâm, chia sẻ trong cuộc sống. 5. Nếu là Gõ Kiến, sau khi nhận được cành hoa lau, em sẽ nói gì với Thiên Đường? 6. Câu văn nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai làm gì? a. Gõ Kiến mẹ cảm ơn Thiên Đường rồi vui vẻ nằm xuống cạnh con. b. Chùm hoa lau trắng muốt như bông nõn. c. Thiên Đường là một người bạn giàu lòng nhân ái. 7. Câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? a. Chiếc tổ sơ sài, lơ thơ vài túm cỏ khô. b. Cành hoa lau như một chiếc dù nhẹ nhàng buông xuống. c. Tổ của chim Thiên Đường được làm bằng những chiếc lá. 8. Chép lại đoạn văn và điền dấu câu sao cho đúng. Thiên Đường thả cành hoa lau xuống cho Gõ Kiến làm tổ Gõ Kiến mừng rỡ kêu lên: Bạn thật tốt bụng 9. Gạch một gạch dưới từ chỉ sự vật, gạch hai gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu văn sau: Thiên Đường lượn nhanh trên một hồ nước rất trong. PHẦN B : KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN (10điểm) 1. Chính tả (nghe-viết) (4điểm) Bài “Mùa hoa sấu” (SGK TV3 – Tập I – Trang 73) đoạn: “Vào những ngày cuối xuân rơi như vậy.” 2. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu nói về cảnh vật, con người nơi em đang sinh sống.