Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề: 822 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

doc 3 trang Hùng Thuận 6860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề: 822 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_ma_de.doc
  • docĐÁP ÁN GDCD12 HKI (2021-2022).doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề: 822 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: Giáo dục công dân – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 822 Câu 1: Nam thanh niên khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thực hiện pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 2: Anh A là công chức của Ủy ban nhân dân huyện X đã nhận 40 triệu đồng và làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho chị B, Anh A đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Hình sự. B. Hình sự và kỉ luật. C. Dân sự. D. Hành chính và dân sự. Câu 3: Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà A. tập thể hạn chế. B. pháp luật cấm. C. đạo đức chi phối. D. xã hội kì vọng. Câu 4: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông T cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật? A. Ông A, ông B và ông T. B. Ông A và ông B. C. Ông A và ông T. D. Ông B và bố con ông A. Câu 5: Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ vốn đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện A. kinh tế. B. truyền thông. C. tôn giáo. D. tín ngưỡng. Câu 6: Một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là mọi chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều được A. quyết toán ngân sách quốc gia. B. thu hồi trái phiếu chính phủ. C. chủ động tìm kiếm thị trường. D. từ chối hoạt động kiểm toán. Câu 7: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính cưỡng chế. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 8: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển, là thể hiện quyền bình đẳng giữa các A. địa phương. B. tầng lớp xã hội. C. thành phần dân cư. D. dân tộc. Câu 9: Hiện nay, một số doanh nghiệp không tuyển nhân viên là nữ, vì cho rằng lao động nữ được hưởng chế độ thai sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp đã vi phạm nội dung nào dưới đây của bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng trong sử dụng lao động. D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. Trang 1/3 – Mã đề 822
  2. Câu 10: Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền trong kinh doanh. B. trách nhiệm pháp lí. C. nghĩa vụ pháp lí . D. nghĩa vụ trong kinh doanh. Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển. B. Tôn trọng ý kiến của con. C. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền cho con. D. Thương yêu con ruột hơn con nuôi. Câu 12: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ bỏ định kiến. B. Hiến máu nhân đạo. C. Khai báo dịch tễ. D. Che giấu tội phạm. Câu 13: Hành vi nào dưới đây vi phạm hành chính? A. Làm tiền giả. B. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. C. Công nhân đi làm muộn giờ. D. Đi xe máy gây tai nạn làm chết người. Câu 14: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và A. công vụ nhà nước. B. trao đổi hàng hóa. C. giao dịch dân sự. D. chuyển nhượng tài sản. Câu 15: Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách nào dưới đây của Đảng ta? A. Tiền lương. B. An sinh xã hội. C. Bình đẳng giới. D. Đại đoàn kết dân tộc. Câu 16: Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính cưỡng chế. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 17: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. Là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bình đẳng trong kinh doanh. B. Bình đẳng trong lao động. C. Bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức. D. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Câu 18: Bạn A là học sinh lớp 11 không sử dụng xe trên 50 cm 3 đi học. Như vậy, bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 19: Theo quy định của pháp luật, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội A. cân bằng giới tính. B. duy trì lạm phát. C. thôn tính thị trường. D. tiếp cận việc làm. Câu 20: Trong giờ làm việc, mặc dù không được đồng ý của trưởng phòng K, Anh X nhân viên văn phòng đã tự ý bỏ việc công ty tham gia buổi tiệc sinh nhật của anh L. Trong buổi tiệc, do nghi ngờ anh T bạn làm chung với anh L có quan hệ tình cảm với bạn gái của mình là chị C nên 2 bên đã to tiếng sỉ vả nhau thậm tệ, quá tức giận anh T đã dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu anh X gây thương tích nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Trong trường hợp trên, những ai sau đây vi phạm kỷ luật? A. Anh L và anh T. B. Anh X và anh T. C. Anh X và trưởng phòng K. D. Anh X. Câu 21: Chị H và anh T kết hôn và có một số tài sản chung, gần đây em gái của chị H làm nhà, chị H đã chuyển khoản cho em gái năm mươi triệu đồng mà không hỏi ý kiến của chồng làm anh T rất bức xúc. Trong trường hợp này, chị H đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Nhân thân. B. Hôn nhân. C. Tài sản. D. Dân sự. Trang 2/3 – Mã đề 822
  3. Câu 22: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung của quyền bình đẳng trong A. văn hóa. B. xã hội. C. kinh doanh. D. lao động. Câu 23: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. B. đều có quyền như nhau theo quy định của pháp luật. C. đều có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật. D. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau không có sự phân biệt đối xử. Câu 24: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Nội dung này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính cưỡng chế. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 25: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có A. kế hoạch. B. ý thức. C. mục đích. D. ý chí. Câu 26: Một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. nuôi dưỡng, giáo dục con cái. B. sử dụng, đề cao bạo lực. C. lựa chọn, áp đặt nghề nghiệp. D. sàng lọc, cân bằng giới tính. Câu 27: Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm A. được bảo mật. B. phải có lỗi. C. chưa lộ diện. D. bị nghi ngờ. Câu 28: Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây? A. Kinh tế. B. Xã hội. C. Văn hóa. D. Chính trị. Câu 29: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi A. tác động quan hệ nhân thân. B. nguy hiểm cho xã hội. C. thay đổi quan hệ công vụ. D. ảnh hưởng quy tắc quản lí. Câu 30: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Trong trường hợp này, ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự. HẾT Trang 3/3 – Mã đề 822