Đề kiểm tra chất lượng Tháng 10 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tứ Yên

doc 2 trang Hùng Thuận 24/05/2022 3530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Tháng 10 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tứ Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_thang_10_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng Tháng 10 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tứ Yên

  1. TRƯỜNG TH&THCS TỨ YÊN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 10 Họ tên HS: NĂM HỌC 2021-2022 Lớp: Môn: Tiếng Việt lớp 3 Thời gian làm bài: 40 phút Điểm I. Trắc nghiệm: Đọc bài sau và chọn đáp án đúng Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ - bia giận dữ quát: - Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm. Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. (Theo Truyện cổ Ê – đê) Câu 1. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? A. Vì thóc gạo thích đi chơi. B. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi. C. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo. Câu 2. Biết thóc gạo giận mình bỏ đi Hơ - bia như thế nào? A. Ân hận. B. Vui mừng. C. Vẫn bình thường. Câu 3. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia: A. Vì Hơ - bia không có gì để ăn. B. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm. C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia. Câu 4. Em có suy nghĩ gì về hành động lúc đầu của cô Hơ-bia ? Câu 5. Bộ phận được gạch chân trong câu "Ở một làng Ê - đê có cô Hơ – bia xinh đẹp." trả lời cho câu hỏi nào? A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Như thế nào? Câu 6. Trong câu "Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm.", có thể thay từ “ân hận” bằng từ nào? A. Hối hận B. Ân cần C. Hối hả
  2. II. Tự luận: Hoàn thành các bài tập sau Câu 7. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau: a, Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. b, Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Câu 8. Đặt câu hỏi thích hợp cho các bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau. a, Bạn Thu Thủy là một học sinh xuất sắc của lớp 3A. b, Con trâu là người bạn quý của người nông dân. Câu 9. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một người thân trong gia đình em. Bài làm . Hết