Đề kiểm tra 45’ chương 4 Hóa 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45’ chương 4 Hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_45_chuong_4_hoa_9.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 45’ chương 4 Hóa 9
- HÓA CÔ BÔNG - 0375.06.1994 ĐỀ KIỂM TRA 45’ CHƯƠNG 4 HÓA 9 ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời em cho là đúng nhất trong các phương án trả lời dưới đây và khoanh vào các phương án đúng đó. Câu 1. Trong các hợp chất sau, đâu là hợp chất hữu cơ: A. H2CO3 B. C2H6 C. NaHCO3 D. CO2 Câu 2. Dầu mỏ là hỗn hợp của các: A.Muối B.Axit C.Bazơ D.Hidrocacbon Câu 3. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào dể tham gia phản ứng thế với clo: A. CH4 B. CH2 = CH2 C. C6H6 D. C2H2 Câu 4. Liên kết đôi dể tham gia phản ứng nào sau đây: A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng hoá hợp D. Phản ứng phân huỷ Câu 5. 10mol khí axetilen làm mất màu bao nhiê mol dd brom? Giá trị của brom là A. 10mol B. 20mol C. 30mol D. 40mol Câu 6. Phản ứng đặc trưng của Metan là : A. PƯ trùng hợp B. PƯ thế C. PƯ cộng D. PƯ trung hòa Câu 7. Trong các hidrocacbon CH4, C2H4, C2H2, C6H6. Chất được dùng để sản xuất nhựa PE là: A.CH4 B.C2H4 C.C2H2 D.C6H6 Câu 8. Hợp chất C3H6 có mấy công thức cấu tạo A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 II.TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 1. (2.5 điểm)Viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ sau: C2H6; C4H8; C5H12 Câu 2. (2.5 đ) Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí C2H2. a, Viết phương trình phản ứng xảy ra? b, Tính khối lượng và thể tích CO2 thu được. c, Cho toàn bộ lượng CO2 thu được đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính khối lượng chất rắn thu được? (Cho biết nguyên tử khối của C = 12; Ca = 40; H = 1; O = 16) Câu 3. (1.0) Nêu hiện tượng và viết PTHH khi dẫn khí etilen qua dd brom. ĐỀ 2 I.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Phát biểu nào đúng khi nói về “hợp chất hữu cơ” ? A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon và hiđro. B. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat ). C. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon, hiđro và oxi. D. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon và oxi. Câu 2. Khi đốt cháy một hiđrocacbon trong khí oxi thì thu được sản phẩm là gì ? A. Khí CO2 và hơi nước. B. Khí CO2. C. Hơi nước. D. Khí CO2, hơi nước và muối cacbonat. Câu 3. Trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố nào có hóa trị chưa chính xác? A. Cacbon hóa trị II. B. Hiđro hóa trị I. C. Oxi hóa trị II. D. Clo hóa trị I. Câu 4. Một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là CH4O. Công thức cấu tạo viết gọn của chất đó là A. CH4-O. B. CH3-OH. C. CH2-OH2. D. CH2-H2O. Câu 5. Trong các mỏ khai thác than thường chứa một lượng lớn khí X. Khí X là một chất khí khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên dễ gây nổ, nên trong các hầm mỏ khai thác than bị cấm các hoạt động gây ra tia lửa điện như bật diêm, hút thuốc, Tuy nhiên một số công nhân đã không tuân theo các quy tắc đảm bảo an toàn, vì vậy đã xẩy ra các vụ nổ. Khí X là chất khí nào? A. metan. B. hiđro. C. axetilen. D. etilen. Câu 6. Mô tả hiện tượng khi để bình đựng hỗn hợp khí clo và metan (có màu vàng nhạt) ra ngoài ánh sáng một thời gian. A. Màu vàng của bình khí đậm lên.
- HÓA CÔ BÔNG - 0375.06.1994 B. Bình khí bị mất màu. C. Màu vàng của bình khí không thay đổi. D. Bình khí mất màu, xuất hiện lớp chất lỏng không màu ở đáy. Câu 7. Cấu tạo viết gọn của phân tử etilen là A. CH3-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH4 Câu 8. Ở điều kiện thích hợp, các liên kết trong phân tử etilen có thể bị đứt ra và liên kết với nhau tạo thành những phân tử có khối lượng và kích thước rất lớn, gọi là “polietilen”. Phản ứng trên có tên gọi là: A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng oxi hóa. Câu 9. Trong phân tử axetilen có một liên kết ba kém bền, khi tham gia phản ứng hóa học thì dễ bị bứt đứt để tạo liên kết với các phân tử khác. Hỏi khi dẫn khí axetilen qua dung dịch nước brom dư thì sản phẩm tạo thành có công thức cấu tạo như thế nào? A. Br-C≡C-Br. B. Br-CH=CH-Br. C. Br2CH-CHBr2. D. Br3C-CBr3. Câu 10. Trong phòng thí nghiệm để điều chế một lượng nhỏ khí axetilen, người ta thường sử dụng hóa chất là canxicacbua (CaC2). PTHH biểu diễn cho phản ứng điều chế ứng với phương trình nào? A. CaC2 + H2 → Ca + C2H2. B. CaC2 + H2O → CaO + C2H2. C. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2. D. 2CaC2 + 6H2O → 2CaCO3 + C2H2 + 5H2 II.TỰ LUẬN Bài 1. Cho công thức của các chất sau: Na2CO3, CH3Br, CO2, CH4O, C2H6, NaHCO3. Những chất nào là hợp chất hữu cơ.Viết các công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ đó. Bài 2. Lập PTHH xẩy ra giữa các chất dưới đây. a.CH4 và Cl2 (tỉ lệ mol 1:1). b.CH2=CH2 và Br2. c.CH2=CH2 và O2. d.CH≡CH và Br2 (tỉ lệ 1:2). Bài 3. Dẫn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí metan và axetilen vào dung dịch brom dư thấy có 8g brom tham gia phản ứng. a. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra. b. Tính thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu, biết các khí đo ở đktc. c. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên rồi dẫn sản phẩn cháy vào dung dịch nước vôi trong dư, tính khối lượng kết tủa thu được. ĐỀ 3 I.Trắc nghiệm : Hãy chọn phương án trả lời em cho là đúng nhất trong các phương án trả lời sau: Câu 1. Chất nào sau đây là hiđrocacbon? A. C2H6; B. C2H6O; C. C2H5Cl; D. CH3Br. Câu 2. Chất nào sau đây là dẫn xuất của hiđrocacbon? A. CH4; B. C2H6O; C. C2H4; D. C2H2. Câu 3. Công thức cấu tạo dạng thu gọn của hợp chất C2H6 là: A. CH2 – CH3; B. CH3 – CH2- CH3; C. CH2 = CH2; D. CH3 – CH3. Câu 4. Để dập tắt đám cháy do xăng dầu, người ta làm như sau: A. Phun nước vào ngọn lửa; B. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa; C. Phủ cát vào ngọn lửa; D. Cả B và C. Câu 5. Trong thực tế, khi lội xuống ao thấy có bọt khí sủi lên mặt nước. Vậy, khí đó là: A. Metan; B. Oxi; C. Cacbonic; D. Hiđro. Câu 6: Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là: A. Phân tử có vòng 6 cạnh; B. Phân tử có 3 liên kết đôi; C. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn; D. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa 3 liên kết đôi và 3 liên kết đơn. Câu 4. Cần bao nhiêu mol khí etilen để làm mất màu hoàn toàn 5,6 gam dung dịch Br2? A. 0,015 mol; B. 0,025 mol; C. 0,035 mol; D. 0,045 mol. Câu 5. Trong thực tế, khi lội xuống ao thấy có bọt khí sủi lên mặt nước. Vậy, khí đó là: A. Metan; B. Oxi; C. Cacbonic; D. Hiđro.
- HÓA CÔ BÔNG - 0375.06.1994 Câu 6: Cần bao nhiêu ml dung dịch brom 0,1M để tác dụng hết với 0,224 lít axetilen ở điều kiện tiêu chuẩn: A. 100ml; B. 200ml; C. 10ml; D. 20ml. II. TỰ LUẬN(7đ): Câu 1 : Viết công thức cấu tạo và phân tử của metan, etilen, axetilen, benzene. Câu 2:Trình bày tính chất hóa học của etilen? Viết phương trình hóa học minh họa? Câu 3:Có hai bình đựng khí CH4 và C2H4 bị mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học, em hãy nhận biết hai khí trên. Viết PTHH nếu có. Câu 4 : Có 9g hh khí metan và etilen.Dẫn hh trên qua ddb rom thu được 100 g dung dịch 6%.xác định thành phần phần trăm của từng khí trong hh trên. ĐỀ 4 I.TRẮC NGHIỆM Câu 1.Dãy nào chỉ chứa các hợp chất hữu cơ ? A. CO, CO2, H2CO3, CaCO3. B. CO, CO2, CH4, C2H4. C. CH4, C2H4, C2H2, CH4O. D. H2CO3, CaCO3, C2H2, CH4O. Câu 2. Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố nào? A. Chỉ chứa nguyên tố cacbon. B. Chứa nguyên tố cacbon và hiđro. C. Chứa nguyên tố cacbon, hiđro và oxi. D. Chứa nguyên tố cacbon và oxi. Câu 3.Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon. Loại mạch cacbon nào sau đây không tồn tại? A. Mạch thẳng. B. Mạch nhánh. C. Mạch gấp khúc. D. Mạch vòng. Câu 4.Một hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo rút gọn là CH3-CH2-OH. Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ đó. A. C hóa trị IV, H hóa trị II, O hóa trị I. B. C hóa trị II, H hóa trị I, O hóa trị II. C. C hóa trị IV, H hóa trị I, O hóa trị II. D. C hóa trị II, H hóa trị I, O hóa trị I. Câu 5. Phát biểu nào sai khi nói về phản ứng đốt cháy khí metan trong không khí? A. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. B. Sản phẩm thu được là khí CO2 và hơi nước. C. Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa. D. Khi dẫn sản phẩm qua nước vôi trong dư thì không xẩy ra hiện tượng gì. Câu 6. Tại sao trong thí nghiệm điều chế khí metan, có thể thu khí metan bằng phương pháp đẩy nước ? A. Do khí metan nhẹ hơn nước. B. Do khí metan ít tan trong nước. C. Do khí metan khó hóa lỏng. D. Do khí metan nhẹ hơn không khí. Câu 7. Trong quá trình chín của trái cây có sinh ra một loại khí X. Khí X có khả năng xúc tiến quá trình hô hấp của tế bào trái cây, do đó làm cho những quả xanh chín nhanh hơn. Vì vậy người ta thường sử dụng một lượng nhỏ khí X để xúc tác cho quá trình chín của trái cây diễn ra nhanh hơn. Khí X là khí nào? A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. metyl clorua. Câu 8.Chất nào không phản ứng với etilen trong mọi điều kiện ? A. nước brom. B. khí hiđro. C. khí clo. D. khí nitơ. Câu 9. Mô tả hiện tượng xảy ra khi dẫn khí axetilen đến dư đi qua dung dịch nước brom (màu da cam). A. Màu của dung dịch đậm lên, chuyển sang màu nâu đỏ. B. Dung dịch bị mất màu. C. Màu của dung dịch không bị thay đổi. D. Màu của dung dịch nhạt đi, chuyển sang màu vàng nhạt. Câu 10.Khí axetilen cháy trong oxi thì tỏa rất nhiều nhiệt, nhiệt độ ngọn lửa có thể lên đến 3000OC. Vì vậy axetilen được ứng dụng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi-axetilen để hàn cắt kim loại. PTHH biểu diễn phản ứng khi đốt cháy nhiên liệu trong đèn xì là A. C2H2+ O2 → CO2+ H2O. B. C2H4+ 3O2→2CO2+ 2H2O. C. 2C2H2+ 5O2→4CO2+ 2H2O. D. C2H4+ O2→CO2+ H2O. II.TỰ LUẬN Bài 1. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ sau: CH3Cl, CH4O, C2H6, C2H6O. Bài 2.Cho 1,28g canxi cacbua (chứa 20% tạp chất) tác dụng với nước dư. a. Tính thể tích khí axetilen (đktc) thu được sau khi phản ứng kết thức.
- HÓA CÔ BÔNG - 0375.06.1994 b. Dẫn toàn bộ lượng khí axetilen đã điều chế trong phản ứng trên đi qua bình nước brom dư. Có bao nhiêu gam brom đã phản ứng ? Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí etilen và axetilen, làm lạnh sản phẩm thì thu được 0,9g nước và 1,344 lít khí CO2(đktc). a. Tính giá trị V và thành phần % của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. b. Dẫn 1,344 lít khí CO2 (đktc) được sinh ra trong phản ứng đốt cháy đi qua 200ml dung dịch Ca(OH)2 nồng độ 0,2M. Tính khối lượng muối thu sau phản ứng. ĐỀ 5 Phần trắc nghiệm (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: Có thể phân biệt được 2 khí C2H4 và SO2 mà chỉ dùng dung dịch A. Ca(OH)2 B. NaOH C. NaCl D. Na2CO3 150oC Câu 2: Cho phản ứng 2CH4 → C2H2 + 3H2 Để biết phản ứng đã xảy ra người ta A. cho hỗn hợp sau phản ứng sục vào dung dịch brom dung dịch brom mất màu B. đốt hỗn hợ sau phản ứng, sẽ có phản ứng cháy và tỏa nhiều nhiệt C. quan sát thấy có hiện tượng sủi bọt do có khí H2 thoát ra D. so sánh thể tích hỗn hợp khí trước và sau khi đốt sẽ tự có giảm thể tích. Câu 3: Số công thức cấu tạo có thể có của phân tử C3H8O là: A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 4: Một dãy các hợp chất có công thức cấu tạo viết gọn: CH≡CH, CH≡C – CH3, CH≡C – CH2 – CH3, Một hidrocacbon mạch hở, phân tử có cấu tạo tương tự và có n nguyên tử cacbon sẽ có công thức phân tử là A. CnH2n+2 B. CnH2n C. CnH2n-2 D. CnH2n-6 Câu 5: Hợp chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C, H, O trong đó thành phần % khối lượng của C là 52,17% và hidro là 13,04%. Biết khối lượng mol của X là 46 g. Công thức phân tử của X là (H=1, C=12, O=16): A. C2H6O B. CH4O C. C3H8O D. C2H6O2 Câu 6: Khí C2H2 có lẫn khí CO2, SO2 và hơi H2O. Để thu được C2H2 tinh khiết có thể cho hỗn hợp qua A. dung dịch KOH dư, sau đó qua H2SO4 đặc B. dung dịch KOH dư C. H2SO4 đặc D. H2SO4 đặc, sau đó qua dung dịch KOH dư Câu 7: Đốt cháy hết hỗn hợp gồm metan và axetilen có thể tích 5,6 lít (đktc), cho sản phẩm quan một lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thu được 40 g CaCO3. Thành phần % theo thể tích của axetilen trong hỗn hợp ban đầu là: A. 60% B. 50% C. 40% D. 30% Câu 8: Từ CaC2, nước, người ta có thể điều chế trực tiế chất nào trong các chất sau? A. etan (C2H6) B. etilen (C2H4) C. axetilen (C2H2) D. metan (CH4) Phần tự luận Câu 9: (2,5 điểm) Viết các phương trình phản ứng: a) Chứng tỏ benzene vừa có khả năng tham gia phản ứng thế, vừa có khả năng tham gia phản ứng cộng (ghi rõ điều kiện). b) Đốt cháy hợp chất CnH2n+2. Nhận xét về tỉ lệ số mol giữa H2O và CO2 tạo ra. Câu 10: (1,5 điểm) Tính thể tích etilen (đktc) cần dùng để điều chế 1kg polietilen. Biết hiệu suất phản ứng 80% (cho H=1, C=12). Câu 11: (2 điểm) Khi cho metan tác dụng với clo có chiếu sang người ta thu được nhiều sản phẩm trong đó có chất X, với thành phần % khối lượng của cacbon là 14,12%. Xác định công thức phân tử của X (cho C=12, H=1, Cl=35,5).