Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11

docx 3 trang hoaithuong97 10350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_mon_ngu_van_11.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - KHỐI 11- LẦN II TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ 1 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Thương vợ Trần Tế Xương Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không! Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Câu 2 : Phân tích 1 phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ thực ? Câu 3 : Nêu ngắn gọn sự vận dụng sáng tạo hình ảnh thân cò trong bài thơ? Câu 4 : Sự vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Câu 5 : Viết đoạn văn ngắn (10 đến 15 dòng) bày tỏ suy nghĩ về chân dung tinh thần của Tú Xương qua bài thơ. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – KHỐI 11 - LẦN II TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ 2 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng, Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên ( Trích Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ) Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên ? Câu 2: Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu như thế nào? Ý nghĩa của câu thơ là gì? Câu 3: Trong câu 2: việc xưng hô ông Hy Văn trong câu thơ thể hiện điều gì? Câu 4: Xác định phép liệt kê trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó. Câu 5: Qua đoạn thơ, viết đoạn văn ngắn (10 đến 15 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tác giả Nguyễn Công Trứ?
  2. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 Câu 1 (1 điểm): Văn bản sử dụng phương thức: miêu tả, biểu cảm - Trả lời đúng 2 đáp án: 1 điểm - Trả lời 1 đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm Câu 2 (2 điểm): - HS chỉ ra được 1 trong các đáp án sau: + Đảo ngữ: từ lặn lội, eo sèo được đảo lên đầu câu + Phép đối ( cân đối về hình ảnh, số tiếng, thanh điệu .) + Ẩn dụ: thân cò - Tác dụng: + Nhấn mạnh, gợi thực cảnh những nỗi vất vả, khó nhọc, gian truân và đầy nguy hiểm trong công việc làm ăn của bà Tú, + Tấm chân tình của ông Tú: sự chia sẻ cảm thông, tấm lòng xót thương da diết đối với vợ. - Trả lời đúng đáp án: 2 điểm - Trả lời phép tu từ hoặc nêu được tác dụng: 1 điểm - Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm Câu 3 (2 điểm): Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh thân cò: - Hình ảnh con cò trong ca dao nhiều khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó: “Con cò lặn lội bờ sông ”, thân phận người lao động với nhiều bất trắc, thua thiệt “Con cò mà đi ăn đêm ” - Con cò trong ca dao đã hóa thành thân cò trong bài Thương vợ . Thân ở đây còn có nghĩa là thân phận. Tú Xương dùng hình ảnh này để nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn . Nhà thơ đảo lại "Lặn lội thân cò " nhấn mạnh sự vất vả và lam lũ lặn lội. Khung cảnh kiếm ăn của thân cò không phải là cái bờ sông bất kì mà là nơi quãng vắng để nói rõ hơn sự vất vả của người vợ . - Trả lời đúng đáp án: 2 điểm - Trả lời 1 trong 2 ý trên: 1 điểm - Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm Câu 4 (2 điểm): Sự vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian được thể hiện: -"Một duyên hai nợ" của dân gian có nghĩa là: thứ nhất là thứ hai là được Tú Xương vận dụng sáng tạo. Nó không còn là thứ tự ngẫu nhiên ấy nữa, từ số đếm trở thành số tính, số nhân: duyên chỉ có một mà nợ đến những hai. - Thành ngữ năm nắng mười mưa được vận dụng sáng tạo: nắng, mưa chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo, vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. - Trả lời đúng đáp án: 2 điểm - Trả lời 1 trong 2 ý trên: 1 điểm - Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm Câu 5 (3 điểm): Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
  3. - Nội dung : thí sinh cảm nhận được chân dung tinh thần Tú Xương qua bài thơ: đó là một người chồng biết yêu thương, quý trọng, tri ân vợ ; đồng thời nhà thơ còn tỏ thái độ hận đời, giận mình, tự phán xét, tự lên án mình khi tự thấy mình không làm được gì để san sẻ gánh nặng cho vợ Điều đó thể hiện nhân cách cao quý của một nho sĩ trí thức trong xã hội phong kiến bất công. ĐỀ 2 Câu 1 (1 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ : Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng khi đương chức làm quan - Trả lời đúng đáp án: 1 điểm - Trả lời sơ sài: 0,5 điểm - Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm Câu 2 (2 điểm): + Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu : Mọi việc trong khoảng trời đất này đều thuộc phận sự của ta. + Ý nghĩa của câu thơ là thể hiện quan niệm sống tích cực, tiến bộ của nhà nho đầy tự tin, tự hào vào tài trí và lí tưởng của mình, muốn cống hiến năng lực cho nhân dân, đất nước. - Trả lời đúng đáp án: 2 điểm - Trả lời 1 trong 2 ý trên: 1 điểm - Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm Câu 3 (2 điểm): Việc xưng hô ông Hy Văn thể hiện: - Sự tự tin, phóng khoáng, muốn khẳng định tài năng của bản thân mình trong trời đất. - Đây là điều hiếm có trong văn học Trung đại muốn đề cao cái ta chung -> Sự tự ý thức cái tôi cá nhân manh nha trong thơ văn NCT. Câu 4 (2 điểm) - Phép liệt kê trong đoạn thơ : Nguyễn Công Trứ liệt kê các vị trí, chức quan ông đã trải qua. Đó là những vị trí cao nhất trong phạm vi của nó: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương, tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần), Tổng đốc (Đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), Phủ doãn (Đứng đầu ở kinh đô). - Tác dụng: + Khẳng định niềm tự hào về một tài năng lỗi lạc, xuất chúng mà bất cứ kẻ sĩ nào thời trung đại cũng mơ ước và nể trọng. + Qua đó, tác giả cũng tự cho rằng mình hơn người ở tài năng, một trong những biểu hiện đầu tiên về ngất ngưởng trong bài thơ. - Trả lời đúng đáp án: 2 điểm - Trả lời 1 trong 2 ý trên: 1 điểm - Trả lời sai, không trả lời: 0 điểm Câu 5 (3 điểm): Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung : Bày tỏ sự khâm phục và ngưỡng mộ của bản thân với cá tính mạnh mẽ, tự tin, phóng khoáng cùng tài năng và đức độ của Nguyễn Công Trứ. Thể hiện mong muốn được học tập và làm theo sự cống hiến và đóng góp của ông