Đề kiểm tra 15 phút lần 1, lớp 10 - Môn: Ngữ văn

docx 4 trang hoaithuong97 22190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút lần 1, lớp 10 - Môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_lan_1_lop_10_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút lần 1, lớp 10 - Môn: Ngữ văn

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – LẦN 1 – K10 NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ 1 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới: THẦN TRỤ TRỜI Thuở ấỵ chưa có thế gian, củng như chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên có một vị thẩn khổng lổ xuất hiện. Chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ haỵ là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Thẩn ở trong đám mờ mịt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc thần đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên rổi tự mình đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn rộng mênh mông được nâng cao lên chừng nấy. Thần hì hục vừa đào vừa đắp, chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dẩn, cao dần và đẩỵ vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt. Từ đó trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời. Khi trời đã cao và đã khô, không hiểu tại sao thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung toé ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dải đổi cao. Vì thế nên mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng. Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này người ta thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Yên Phụ, vùng Hải Dương ngày nay. Người ta cũng gọi đó là cột chống trời (kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Sau khi thần Trụ Trời phân chia trời đất thì một số thẩn khác nối tiếp công việc còn dang dở, để xây dựng nên thế gian. Các vị thẩn đó rất nhiều như: thẩn Sao, thẩn Sông, thẩn Biển, (Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, tập I) Câu 1: Nội dung phản ánh của truyện Thẩn Trụ Trời là gì? Câu 2: Nhân vật thần Trụ Trời có những đặc điểm gì đáng chú ý? Câu 3: Qua việc miêu tả nhân vật, tác giả dân gian đã bộc lộ nhận thức như thế nào vể vũ trụ? Câu 4: Trong truyện Thần Trụ Trời, chi tiết nào cho thấy quan niệm về vũ trụ của tác giả dân gian? Câu 5: Quan niệm vũ trụ trời tròn đất vuông trong thần thoại Thần Trụ Trời gợi cho anh/chị liên tưởng đến truyền thuyết nào? Nêu ngắn gọn nội dung truyền thuyết đó? Câu 6: Anh/Chị hãy xác định biện pháp nghệ thuật nồi bật nhất trong truyện Thần Trụ Trời và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
  2. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – LẦN 1 – K10 NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ 2 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới: NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai cô con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm trọn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài và đi với tốp già thì ngày lại ngắn. Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho con người và muôn vật khá nhiều, ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu cũng sà vào khiến cho người dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng kêu thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy. Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mổ côi nhưng lại có một thân thể cực kì to lớn và sức khoẻ tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật. Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lánh ra xa chỗ Quải đứng. Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kì trăng hạ huyển hoặc thượng huyển. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra. (Theo Viện Văn học, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập I: Thần thoại - truyền thuỵểt NXB Giáo dục, 1999, tr.61 - 62) Câu 1: Hãy nêu nội dung chính cùa truyện Nữ thần Mặt Trờỉ và Mặt Trăng. Câu 2: Trong truyện, nữ thẩn Mặt Trời, Mặt Trăng được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ gì? Câu 3: Qua hai nữ thần, tác giả dân gian đã giải thích các hiện tượng tự nhiên nào? Câu 4: Theo anh/chị, chi tiết Quải ném cát túi bụi vào Mặt Trăng được tác giả dân gian xây dựng nhằm mục đích gì? Câu 5: Theo anh/chị, cách giải thích hiện tượng tự nhiên trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có giống với cách giải thích mà anh/chị biết không? Vì sao? Câu 6: Anh/Chị hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện Nữ thẩn Mặt Trời và Mặt Trăng.
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu 1: Nội dung văn bản: + Truyện Thần Trụ Trời tập trung lí giải nguồn gốc vũ trụ. + Đồng thời truyện còn lí giải sự hình thành của đổi, núi, sông, biển với vai trò kiến tạo và chung tay góp sức của các vị thẩn. - Điểm 2,0: Trả lời đúng 2 nội dung trên - Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: Nhân vật Thần Trụ Trời có những đặc điểm đáng chú ý: ngoại hình khổng lồ; hành trạng (việc làm) lớn lao. - Điểm 1,0: Trả lời đúng nội dung trên - Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3: Qua việc miêu tả thần với những đặc điểm như vậy, tác giả dân gian đã bộc lộ nhận thức vể sự lớn lao, kì vĩ của vũ trụ, mà chỉ có các vị thần, mới có thể so sánh. - Điểm 1,0: Trả lời đúng nội dung trên - Điểm 0,5: Trả lời gần đúng nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4: + Trong truyện Thần Trụ Trời, quan niệm về vũ trụ của tác giả dân gian được thể hiện qua chi tiết: “Thần hì hục vừa đào vừa đắp, chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dẩn, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt. Từ đó trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp”. + Vũ trụ sơ khai được người xưa hình dung qua hình ảnh: “bát úp”, “mâm vuông” (trời tròn ~ đất vuông). - Điểm 2,0: Trả lời đúng 2 nội dung trên - Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 5: + Quan niệm vũ trụ trời tròn đất vuông trong thần thoại Thẩn Trụ Trời gợi cho học sinh liên tưởng đến truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy. + HS kể lại ngắn gọn nội dung của truyền thuyết. - Điểm 2,0: Trả lời đúng 2 nội dung trên - Điểm 1,0: Trả lời đúng 1 nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 6: + Biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong truyện Thần Trụ Trời là phóng đại. + Tác dụng: Biện pháp phóng đại giúp tác giả dân gian tạo nên hình tượng nhân vật thần mang tẩm vóc khổng lồ, sức mạnh siêu nhiên. - Điểm 2,0: Trả lời đúng 2 nội dung trên - Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
  4. ĐỀ 2: Câu 1: Nội dung văn bản: + Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Tràng giải thích nguổn gốc, đặc điểm, quy luật của các hiện tượng tự nhiên. + Truyện còn thể hiện khát vọng chế ngự, chinh phục tự nhiên của con người thời cổ. - Điểm 2: Trả lời đúng 2 nội dung trên - Điểm 1: Trả lời đúng 1 nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: Trong truyện, nữ thẩn Mặt Tròi, Mặt Trăng được Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ “hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời”. - Điểm 1,0: Trả lời đúng nội dung trên - Điểm 0,5: Trả lời sơ sài nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3: Qua hai nhân vật này, tác giả dân gian lí giải các hiện tượng tự nhiên: độ dài của ngày thay đổi theo mùa, hiện tượng trăng thượng huyền, hạ huyền, nhật thực, nguyệt thực, - Điểm 1,0: Trả lời đúng nội dung trên - Điểm 0,5: Trả lời sơ sài nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4: + Hành động Quải tìm cách ném cát vào Mặt Trăng là chi tiết được tác giả dân gian xây dựng nhằm mục đích mô tả mối xung đột giữa con người với tự nhiên, + Đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự tự nhiên của con người trong thời đại thần thoại. - Điểm 2,0: Trả lời đúng 2 nội dung trên - Điểm 1: Trả lời đúng 1 nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 5: + Bằng hiểu biết của bản thân, học sinh trình bày quan điểm cá nhân vê' việc giải thích hiện tượng tự nhiên trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. + Trên thực tế, cách giải thích mà học sinh biết chủ yếu dựa trên kiến thức khoa học, khác hoàn toàn với cách giải thích mang đậm yếu tố chủ quan, thể hiện trình độ nhận thức còn “ngây thơ”, “non nớt” của con người trong truyện thần thoại. - Điểm 2,0: Trả lời đúng 2 nội dung trên - Điểm 1: Trả lời đúng 1 nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 6: + Biện pháp tu từ: Nhân hoá là biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. + Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này là làm cho đổi tượng được nhân hoá (mặt trăng, mặt trời, ) trở thành một sinh thể sống động với hành động, tính cách giống hệt như con người. Điểu này làm cho câu chuyện trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn. - Điểm 2,0: Trả lời đúng 2 nội dung trên - Điểm 1.0: Trả lời đúng 1 nội dung trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.