Đề kiểm tra 1 tiết Lịch sử Lớp 11 Sách Cánh diều (Có đáp án)

docx 4 trang Đào Yến 11/05/2024 1740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết Lịch sử Lớp 11 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_lich_su_lop_11_sach_canh_dieu_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết Lịch sử Lớp 11 Sách Cánh diều (Có đáp án)

  1. Câu 1. Đầu thế kỉ XVII, ngành công nghiệp phát triển nhất ở nước Anh là A. luyện kim. B. máy hơi nước. C. len, dạ. D. chế tạo máy móc. Câu 2. Đẳng cấp 3 trong xã hội Pháp trước cách mạng gồm những lực lượng nào? A. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị. B. Quý tộc, nông dân, tăng lữ, thợ thủ công. C. Tăng lữ, quý tộc và tư sản, nông dân. D. Vua, quan lại, tăng lữ, bình dân thành thị Câu 3. Đến giữa thế kỉ XVIII, miền Bắc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phổ biến phát triển A. kinh tế đồn điền. B. công trường thủ công. C. dệt và làm gốm. D. phường hội thủ công. Câu 4. Đến giữa thế kỉ XVIII, miền Nam của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phổ biến phát triển A. công thương nghiệp. B. đồn điền, trang trại. C. luyện kim và đóng tàu. D. khai thác dầu mỏ. Câu 5. Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp Anh có điểm gì nổi bật? A. Nông nghiệp lạc hậu, manh mún, thô sơ, năng suất thấp, mất mùa. B. Nông nghiệp kém phát triển, bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh. C. Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh vào nông nghiệp. D. Bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là ngành sao su. Câu 6. Mục tiêu chung của cách cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ XVI- XVIII là gì? A. Lật đổ chế đổ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó. B. Lật đổ xã hội nguyên thủy, cổ đại cùng tàn tích của nó. C. Tạo điều kiện cho sự phát triển của chế độ phong kiến. D. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Câu 7. Đâu là nhiệm vụ cơ bản của cách cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ XVI- XVIII ? A. Dân tộc và dân chủ. B. Dân tộc và nhân dân. C. Độc lập và tự do. D. Dân chủ và độc lập.
  2. Câu 8. Lực lượng nào là lãnh đạo của cuộc cách mạng tư sản ? A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp địa chủ. Câu 9. Lực lượng nào sau đây là lãnh đạo của cuộc cách mạng tư sản Anh? A. Tư sản và chủ nô. B. Tư sản và quý tộc mới. C. Quần chúng nhân dân. D. Tư sản và vô sản. Câu 10. “ Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác- lơ I, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” là mục tiêu của cách mạng tư sản nào? A. Nga B. Pháp. C. Anh. D. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Câu 11. Đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị nước Anh và Pháp trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là A. tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế. B. là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. C. xuất hiện kinh tế tư bản chủ nghĩa. D. xuất hiện trào lưu triết học ánh sáng. Câu 12. Nội dung nào không là đặc điểm tình hình nước Pháp cuối TK XVIII? A. Lấy thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng. B. Xuất hiện trào lưu ánh sáng. C. Xã hội phân chia thành các đẳng cấp. D. Vua Lu-I XVI có quyền lực tuyệt đối. Câu 13. Thực dân Anh đã không thực hiện chính sách gì để kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ? A. cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp. B. chỉ được mở các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ. C. cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh. D. không được tự do buôn bán với các nước khác. Câu 14. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII là A. miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp.
  3. B. miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp. C. kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. D. phát triển các đồn điền, trang trại lớn ở cả hai miền. Câu 25. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp là A. nền kinh tế TBCN ra đời nghưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. B. chế độ Phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng. C. mâu thuẫn trong xã hội sâu sắc, nhất là giữa Đẳng cấp thứ ba với phong kiến. D. nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng. Câu 16. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức A. nội chiến. B. chiến tranh giải phóng dân tộc. C. cải cách. D. đấu tranh chống xâm lược. Câu 17. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có điểm gì chung? A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. Tư sản và chủ nô lãnh đạo. C. Nhằm mục đích xóa bỏ chế độ nô lệ. D. Diễn ra dưới hình thức nội chiến. Câu 18. Quần chúng nhân dân - lực lượng đông đảo trong các cuộc cách mạng tư sản thường A. bị giai cấp tư sản lợi dụng, không được hưởng quyền lợi. B. giữ vai trò lãnh đạo cách mạng, thúc đẩy cách mạng đi lên. C. giữ vai trò chính trong việc lật đổ giai cấp tư sản. D. có vai trò quan trọng thúc đẩy cách mạng đi đến thành công. Câu 19. Trong các cuộc cách mạng tư sản, quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo A. bị giai cấp tư sản lợi dụng. B. giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. C. giữ vai trò chính trong việc lật đổ giai cấp tư sản. D. có vai trò quan trọng để cách mạng thắng lợi.
  4. Câu 20. Tính chất của Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII là cuộc A. nội chiến đẫm máu. B. cách mạng tư sản triệt để. C. cách mạng tư sản không triệt để. D. chiến tranh giải phóng mang tính chất vô sản. 1.C 2.A 3.B 4.B 5.C 6.A 7.A 8.A 9.B 10.C 11.A 12.A 13.B 14.C 15.C 16.A 17.A 18.D 19.D 20.C 30.A