Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 25 trang binhdn2 09/01/2023 4310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 1 MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Cha mẹ mất, T không chia tài sản cho em trai theo di chúc. Trong trường hợp này, T đã vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 2: Bản chất nào của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn vì sự phát triển của con người? A. Bản chất giáo dục của pháp luật. B. Bản chất xã hội của pháp luật. C. Bản chất văn hóa của pháp luật. D. Bản chất giai cấp của pháp luật. Câu 3: A là công nhân của nhà máy xi măng H. Nhiều lần A nghỉ việc không lí do nên Giám đốc nhà máy đã ra quyết định buộc thôi việc đối với A. Vậy A đang chịu trách nhiệm A. kỉ luật. B. dân sự. C. hình sự. D. hành chính. Câu 4: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật là A. Tòa án. B. Nhà nước. C. Chính phủ. D. Quốc hội. Câu 5: P bị phạt 2 năm tù giam vì lấy cắp xe máy của chị B. Trường hợp này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 6: Việc Nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức là thể hiện A. chức năng của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật. C. bản chất của pháp luật. D. vai trò của pháp luật. Câu 7: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quy định phổ thông. Câu 8: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. B. Không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng.
  2. C. Công chức nhà nước vi phạm các điều cấm công chức làm. D. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe người khác. Câu 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước ghi nhận trong A. Luật dân sự. B. Luật và chính sách. C. Hiến pháp. D. Hiến pháp và luật. Câu 10: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ trong kinh doanh. B. quyền tự chủ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền lao động của công dân. Câu 11: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải A. bị xử lí theo quy định của pháp luật. B. chịu trách nhiệm hành chính. C. chịu trách nhiệm hình sự. D. bị truy tố và xét xử trước tòa. Câu 12: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Chị B, ông H và anh Q. B. Anh M, ông H, anh Q và anh K. C. Ông H, anh M và anh K. D. Anh M, anh K và anh Q. Câu 13: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào? A. Bình đẳng trước pháp luật. B. Bình đẳng về quyền con người. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 14: Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí là nhằm A. giáo dục, răn đe. B. khuyến khích, động viên. C. tuyên truyền, giáo dục. D. giác ngộ tư tưởng. Câu 15: Đặc trưng nào sau đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 16: Anh H và chị T đi đăng kí kết hôn. Việc đăng kí kết hôn của anh H và chị T là hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
  3. Câu 17: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông B và bố con ông A. B. Ông A, ông B và ông T. C. Ông A và ông T. D. Ông A và ông B. Câu 18: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở chỗ pháp luật được áp dụng với A. từ 16 tuổi trở lên. B. viên chức nhà nước. C. tất cả mọi người. D. người vi phạm pháp luật. Câu 19: M là con của Trưởng công an huyện. M đã rủ N đua xe. Cả hai đều bị cảnh sát giao thông xử phạt về hành vi đua xe trái phép. Việc xử phạt này thể hiện điều gì? A. Bình đẳng trong xã hội. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Bình đẳng về quyền. D. Bình đẳng về nghĩa vụ. Câu 20: Trong cùng một lớp học, A được nhận học bổng, B được dự thi học sinh giỏi, C được giao lưu thể thao cấp thành phố. Điều này cho thấy mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ A. tùy vào nguyện vọng của cá nhân học sinh. B. tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh của mỗi người. C. phụ thuộc vào người đứng đầu tổ chức. D. giữa các học sinh cùng lớp. Câu 21: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được áp dụng đối với ai? A. Tất cả mọi công dân trong xã hội. B. Tất cả các giai cấp trong xã hội. C. Một số người trong xã hội. D. Một số giai cấp trong xã hội. Câu 22: X bán gia cầm bệnh ra thị trường. Hành vi vủa X là vi phạm A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính. Câu 23: Chủ thể tự do thực hiện điều mà pháp luật cho phép là hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 24: Hành vi của con người được điều chỉnh bởi quy phạm mang tính bắt buộc nào? A. Phong tục. B. Pháp luật. C. Đạo đức. D. Lễ giáo. Câu 25: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim
  4. mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Anh N, anh T và anh K. B. Anh T và anh N. C. Anh N, anh T và anh H. D. Anh H và anh K. Câu 26: Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân B vì lý do anh này đã hơn 35 tuổi. Công ty A đã vi phạm A. hình sự. B. hình chính. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 27: A chở 2 bạn cùng lớp và chạy trên vỉa hè bị cảnh sát giao thông phạt. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 28: Hành vi trái pháp luật nào sau đây là không hành động? A. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe. B. Kinh doanh nhưng không nộp thuế. C. Đi xe vào đường ngược chiều. D. Buôn bán động vật quý hiếm. Câu 29: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phải phù hợp với ý chí và nguyện vọng của A. mọi người trong xã hội. B. các giai cấp trong xã hội. C. giai cấp cầm quyền. D. mọi tầng lớp nhân dân. Câu 30: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là A. ban hành pháp luật. B. phổ biến pháp luật. C. xây dựng pháp luật. D. thực hiện pháp luật. Câu 31: Mức độ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào khả năng và điều kiện của A. xã hội. B. Nhà nước. C. gia đình. D. mỗi người. Câu 32: Ở nước ta, công dân nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. Đây là việc làm thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm công dân. B. quyền và nghĩa vụ. C. nghĩa vụ và lợi ích. D. quyền của công dân. Câu 33: Công dân dù ở địa vị nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của A. cơ quan. B. đơn vị. C. pháp luật. D. tòa án. Câu 34: Trách nhiệm pháp lí là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với A. mọi công dân trong xã hội. B. chủ thể vi phạm pháp luật.
  5. C. cá nhân và tổ chức trong xã hội. D. mọi hành vi trái pháp luật. Câu 35: Pháp luật được quy định thành văn bản rõ ràng, có tên gọi xác định và chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Điều này thể hiện A. tính ổn định, lâu dài của pháp luật. B. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật. C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. D. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Câu 36: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông K và ông M. B. Ông K, bà N và anh S. C. Ông M và anh S. D. Ông K, ông M và anh S. Câu 37: Cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta là A. Thanh tra Nhà nước. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Mặt trận tổ quốc. Câu 38: Nội dung của tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với văn bản nào dưới đây? A. Pháp lệnh. B. Lệnh. C. Hiến pháp. D. Luật. Câu 39: Công dân bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với A. Nhà nước và công dân. B. toàn xã hội. C. Nhà nước và xã hội. D. mọi công dân. Câu 40: Bố của H đồng ý cho H (16 tuổi) mượn xe máy trên 50 cm3 đi học. Do phóng nhanh vượt ẩu nên đã đâm vào C, làm C bị thương và xe hư hỏng nặng. Trong trường hợp này ai là người vi phạm pháp luật? A. Bố của H là người vi phạm, H thì không. B. H và bố không vi phạm pháp luật. C. H và bố đều là người vi phạm pháp luật. D. H là người vi phạm, bố của H thì không. ĐÁP ÁN Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA 1 A 11 A 21 A 31 D 2 B 12 A 22 D 32 B 3 A 13 D 23 C 33 C
  6. 4 B 14 A 24 B 34 B 5 B 15 A 25 A 35 C 6 D 16 C 26 D 36 A 7 C 17 B 27 A 37 C 8 D 18 C 28 B 38 C 9 D 19 B 29 C 39 C 10 C 20 B 30 D 40 C HẾT ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 2 MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức thực hiện pháp luật nào trong các đáp án sau đây? A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Tuân thủ pháp luật. Câu 2: Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì A. các quy tắc pháp luật cũng là các quy tắc đạo đức. B. cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác. C. pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. D. cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải. Câu 3: Loại văn bản nào sau đây không phải văn bản quy phạm pháp luật? A. Pháp lệnh, Chỉ thị.B. Hiến Pháp. C. Nội quy. D. Quyết định, thông tư. Câu 4: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới A. quan hệ lao động, công vụ nhà nước. B. tính mạng người khác. C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. sức khỏe của người khác.
  7. Câu 5: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì A. vi phạm pháp luật hành chính B. vi phạm dân sự. C. bị xử phạt vi phạm hành chính. D. vi phạm pháp luật hình sự. Câu 6: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ 14 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 7: Quan điểm nào sau đây sai khi nói về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? A. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật. B. Những người vi phạm nếu cùng độ tuổi thì xử lý như nhau. C. Tạo ra các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật. D. Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và luật. Câu 8: Cá nhân tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình làm những việc pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 9: Cơ quan nào dưới đây có quyền ban hành Hiến pháp, Luật? A. Chính phủ. B. Quốc hội C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. D. Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao. Câu 10: Người kinh doanh chủ động thực hiện nghĩa vụ đóng thuế là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật D. Thi hành pháp luật Câu 11: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
  8. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính nhân văn cao cả. Câu 12: Tội buôn bán ma túy thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm hình sự và hành chính. B. Vi phạm dân sự và hành chính. C. Vi phạm hành chính. D. Vi phạm hình sự. Câu 13: Hành vi bịa đặt nói xấu, xúc phạm danh dự của người khác là thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm dân sự. B. Vi phạm hình sự. C. Vi phạm hành chính. D. Vi phạm kỉ luật và hành chính. Câu 14: Cho biết bản Hiến pháp hiện tại của nước ta là bản Hiến pháp năm nào? A. Năm 2013. B. Năm 2014 C. Năm 2012 D. Năm 2015 Câu 15: Một cán bộ xã tự ý nghỉ việc 5 ngày không báo cho cơ quan là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự và hành chính. C. Vi phạm kỉ luật và hành chính. D. Vi phạm kỉ luật. Câu 16: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là A. từ đủ 16 tuổi trở lên. B. từ 18 tuổi trở lên. C. từ đủ 14 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 17: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần xã hội. B. dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo. C. dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, địa vị xã hội. D. dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội. Câu 18: Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ A. xã hội. B. các giá trị đạo đức. C. Nhà nước. D. công dân. Câu 19: Trong các quy tắc sau đây, quy tắc nào là quy phạm pháp luật? A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè. B. Phải biết kính trên, nhường dưới.
  9. C. Phải biết giúp đỡ người nghèo. D. Đến ngã tư, khi gặp đèn đỏ phải dừng lại. Câu 20: Tìm phát biểu sai trong các câu sau đây? A. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính dân chủ, công bằng. B. Pháp luật được bảo đảm bằng quyền lực sức mạnh nhà nước. C. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội. D. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật. Câu 21: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 22. Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm A. các quy tắc xử sự chung quy định những việc được làm, việc phải làm, việc không được làm. B. quy định các bổn phận của công dân. C. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. D. quy định các hành vi không được làm. Câu 23: Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ăn bớt ngân sách của nhà nước là hành vi A. thất thoát ngân sách. B. lãng phí. C. tiết kiệm ngân sách. D. tham nhũng. Câu 24: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự ý sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm pháp luật A. dân sự. B. hình sự. C. kỉ luật. D. hành chính. Câu 25: Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thể hiện ý chí của A. giai cấp công nhân và nhân dân lao động. B. Nhà nước. C. cán bộ công chức nhà nước. D. giai cấp công nhân. Câu 26: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là A. công dân ở bất kì độ tuổi nào khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau. B. công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định pháp luật.
  10. C. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí. D. công dân dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Câu 27: Người tham gia giao thông vượt đèn đỏ là thuộc loại vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm hình sự. C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm dân sự và hành chính. Câu 28: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. B. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. Câu 29: Học sinh thực hiện quyền học tập của mình, cố gắng vươn lên trong học tập là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 30: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây của công dân? A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. Bình đảng về nghĩa vụ trong kinh doanh. C. Bình đẳng về quyền lao động. D. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. Câu 31: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của pháp luật? A. Điều chỉnh các quan hệ xã hội. B. Lập hiến và lập pháp. C. Bảo vệ các quan hệ xã hội. D. Giáo dục. Câu 32: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, bắt buộc đối với A. mọi người dân. B. mọi cá nhân, tổ chức. C. mọi cơ quan nhà nước. D. mọi tổ chức xã hội.
  11. Câu 33: Là công dân nhà máy, anh A thường xuyên thực hiện đúng quy định về an toàn lao động. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 34: Trong các quy định dưới đây, quy định nào là quy phạm pháp luật? A. Trường A quy định: Học sinh phải mặc đồng phục khi đến trường. B. Tất cả học sinh là đoàn viên phải mang huy hiệu đoàn. C. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. D. Sáng chủ nhật hàng tuần tất cả gia đình trong tổ phải dọn vệ sinh trong khu phố. Câu 35: Công dân vi phạm pháp luật hành chính trong trường hợp nào dưới đây? A. Thường xuyên đi làm muộn. B. Vận chuyển pháo nổ. C. Hút thuốc lá trong bệnh viện. D. Giao hàng không đúng hợp đồng. Câu 36: Anh X sản xuất 40 kilôgam pháo nổ. Trong trường hợp này, anh X không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 37: Công an giao thông xử phạt tài xế xe khách vì chở người quá số lượng quy định là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 38: Bạn A thắc mắc tại sao cả Hiến pháp và luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung B. Tính bắt buộc chung C. Tính quy phạm phổ biến D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức Câu 39: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây? A. Pháp luật rất cần thiết cho mỗi công dân, đối với học sinh pháp luật chưa cần thiết.
  12. B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung cho tất cả mọi người. C. Pháp luật nước ta đảm bảo cho lợi ích chung của tất cả mọi công dân trong xã hội D. Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến vì nó được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi. Câu 40: Trong giờ làm việc tại xí nghiệp Z, công nhân A đã rủ B, T, K chơi bài ăn tiền. Do thua nhiều nên K đã có hành vi gian lận nhưng bị B phát hiện. B và T đã xông vào đánh K gãy tay. Thấy vậy bảo vệ H đã báo cáo giám đốc xí nghiệp Z. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Công nhân A B. Bảo vệ H C. Công nhân A và bảo vệ H D. Công nhân A và K ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A x x x x B x x x x x C x x x x D x x x x x x x 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A x x x x x x x B x x x x x x x C x x x D x x x ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I ĐỀ 3 MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Anh H và chị T đi đăng kí kết hôn. Việc đăng kí kết hôn của anh H và chị T là hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 2: Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định như thế nào?
  13. A. Vợ có quyền chiếm hữu tài sản chung thành tài sản riêng cho mình. B. Vợ, chồng không có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt có tài sản riêng. C. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản riêng của mình. D. Chồng có quyền chiếm hữu tài sản chung thành tài sản riêng cho mình. Câu 3: K nhìn thấy một nhóm thanh niên đang đánh bài ăn thua bằng tiền và rủ K cùng tham gia, nhưng K từ chối. Trong trường hợp này, K đã A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 4: Pháp luật quy định không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại, vì A. lao động nữ thường nhút nhát hơn lao động nam. B. lao động nữ được đề cao hơn lao động nam. C. lao động nữ có sức khỏe yếu hơn lao động nam. D. lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ và sinh con. Câu 5: Cơ sở X chuyên sản xuất chả cá nhưng đã cho nhiều chất phụ gia vào sản phẩm, ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng. Cơ quan thẩm quyền phát hiện buộc phải tiêu hủy số chả trên. Hành vi của cơ sở X là vi phạm A. hành chính B. dân sự. C. kỉ luật. D. hình sự. Câu 6: Bản chất nào của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn vì sự phát triển của con người? A. Bản chất giai cấp của pháp luật. B. Bản chất giáo dục của pháp luật. C. Bản chất văn hóa của pháp luật. D. Bản chất xã hội của pháp luật. Câu 7: T là dân tộc Khme. T thường xuyên vi phạm nội quy của lớp nên giáo vên chủ nhiệm không cho T được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà trường dành cho học sinh đồng bào dân tộc. Việc làm này của giáo viên chủ nhiệm đã A. vi phạm vào quyền của T. B. vi phạm về nghĩa vụ của T. C. vi phạm về kỉ luật. D. vi phạm về trách nhiệm pháp lí. Câu 8: Một trong những nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động là gì? A. Tự do, dân chủ, bình đẳng. B. Tự do, tự nguyện, công bằng. C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do, chủ động, bình đẳng. Câu 9: Công ty A có thương hiệu về sản phẩm của mình, nhưng bị công ty B lấy cắp bản quyền. Công ty A đã làm đơn kiện ra cơ quan chức năng, trong trường hợp này pháp luật là phương tiện để A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  14. B. Nhà nước lấy lại bản quyền cho công ty A. C. Nhà nước quản lí các hoạt động kinh doanh. D. bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. Câu 10: Giám đốc công ty H ra quyết định sa thải anh X với lí do tự ý nghỉ việc ở công ty. Anh X không đồng ý với quyết định đó vì cho rằng không đúng pháp luật. Em sẽ hướng dẫn anh X như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Viết đơn khiếu nại Giám đốc công ty H. B. Tố cáo hành vi sai trái của giám đốc. C. Yêu cầu giám đốc phải thực hiện đúng pháp luật. D. Nói với mọi người biết về hành vi của giám đốc. Câu 11: Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện. Điều này thể hiện A. bản chất xã hội của pháp luật. B. bản chất giai cấp của pháp luật. C. chức năng của pháp luật. D. đặc trưng của pháp luật. Câu 12: Ý kiến nào sai khi nói vai trò của pháp luật đối với công dân? A. Căn cứ quy định của pháp luật công dân thực hiện quyền của mình. B. Luật và các văn bản dưới luật cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp. C. Hiến pháp quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. D. Pháp luật bảo đảm công dân được hưởng quyền theo nhu cầu. Câu 13: Bất kì công dân nào cũng có quyền học tập. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. quyền và nghĩa vụ. C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm pháp luật. Câu 14: Bình đẳng về nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình dựa trên trên cơ sở, nguyên tắc nào sau đây? A. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 15: Khi làm giấy đăng kí quyền sở hữu nhà mới mua, anh K định chỉ lấy tên mình làm chủ sở hữu với lí do mình làm ra nhiều tiền hơn vợ. Nếu là vợ của anh K, em chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Không quan tâm vì đó là việc riêng của chồng. B. Yêu cầu cùng đứng tên làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
  15. C. Của chồng cũng là của vợ nên nhà đăng kí tên ai cũng được. D. Đồng ý với chồng vì ai làm nhiều tiền hơn thì có quyền. Câu 16: Người chồng tự cho mình quyền quyết định những công việc trong gia đình mà không cần trao đổi với vợ. Hành vi trên vi phạm nội dung nào về quyền bình đẳng trong A. quan hệ hôn nhân. B. quan hệ giữa vợ và chồng. C. quan hệ gia đình. D. quan hệ nhân thân. Câu 17: Anh A và chị B là vợ chồng. Cuộc sống của anh chị không hạnh phúc nên hai người sống ly thân với nhau. Trong thời gia này anh A cưới chị C là hàng xóm ở gần đó. Vậy người nào đã vi phạm luật Hôn nhân và gia đình? A. Anh A và chị C. B. Anh A, chị B, cô C. C. Anh A. D. Anh A và chị B. Câu 18: Luật Hôn nhân và Gia đình quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo qui định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quần chúng rộng rãi. B. Tính nhân dân và xã hội. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính dân tộc sâu sắc. Câu 19: Bức tường nhà chị A bị hư hỏng nặng do anh B (hàng xóm) xây nhà mới. Sau khi được trao đổi về trách nhiệm của người xây dựng công trình theo quy định của pháp luật, anh B đã cho xây dựng lại bức tường nhà chị A. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để A. Nhà nước phát huy uy quyền của mình. B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. bảo vệ các quyền tự do theo ý muốn của công dân. D. Nhà nước quản lí xã hội. Câu 20: Tổ chức không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí, buộc họ phải khắc phục hậu quả là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 21: Pháp luật quy định vợ, chồng bình đẳng có quyền và nghĩa vụ như thế nào với nhau? A. Ngang nhau về một số mặt trong gia đình. B. Ngang nhau trong chăm sóc và nuôi dạy con cái. C. Ngang nhau trong tổ chức đời sống gia đình. D. Ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Câu 22: Theo Bộ luật Lao động quy định, độ tuổi của người lao động là bao nhiêu?
  16. A. Đủ 16 tuổi trở lên. B. Đủ 17 tuổi trở lên. C. Đủ 15 tuổi trở lên. D. Đủ 18 tuổi trở lên. Câu 23: So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh như thế nào? A. Hẹp hơn. B. Bằng nhau. C. Rộng hơn. D. Như nhau. Câu 24: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”, là thể hiện mối quan hệ nào? A. Hôn nhân và tài sản. B. Nhân thân và tài sản. C. Quan hệ giữa vợ chồng. D. Tài sản và huyết thống. Câu 25: Trong lớp 12A có 30 học sinh. Trong đó có 3 học sinh không phải đóng học phí vì thuộc diện hộ nghèo. Điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về trách nhiệm. B. sự bất bình đẳng giữa các công dân. C. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Câu 26: D kinh doanh vật liệu xây dựng đã thuê L (14 tuổi) giao hàng. Có lần L giao hàng chậm, D đã đánh L trọng thương (pháp y giám định tỉ lệ thương tật là 20%). Hành vi của D là vi phạm A. dân sự. B. hành chính. C. hình sự. D. kỉ luật. Câu 27: Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc hai người này đều bị xử phạt như nhau là thể hiện bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. Bình đẳng trước xã hội. D. Bình đẳng khi tham gia giao thông. Câu 28: Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền áp dụng pháp luật đối với chủ thể vi phạm hành chính? A. Cơ quan điều tra. B. Cơ quan quản lí Nhà nước. C. Tòa án. D. Viện kiểm sát. Câu 29: A chở 2 bạn cùng lớp và chạy trên vỉa hè bị cảnh sát giao thông phạt. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 30: Theo quy định của pháp luật người từ đủ bao nhiêu tuổi có thể tự giao dịch dân sự? A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
  17. C. Từ 17 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 31: Anh A và chị B là vợ chồng. Anh A thường xuyên yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Vậy, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tình cảm. C. gia đình. D. việc làm. Câu 32: N (15 tuổi) bị bắt quả tang khi đang sản xuất rượu giả. Trong trường hợp này, hành vi của N được xác định là A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. không vi phạm pháp luật. D. vi phạm dân sự. Câu 33: Bố của H đồng ý cho H (16 tuổi) mượn xe máy trên 50 cm 3 đi học. Do phóng nhanh vượt ẩu nên đã đâm vào C, làm C bị thương và xe hư hỏng nặng. Trong trường hợp này ai là người vi phạm pháp luật? A. Bố của H là người vi phạm, H thì không. B. H là người vi phạm, bố của H thì không. C. H và bố không vi phạm pháp luật. D. H và bố đều là người vi phạm pháp luật. Câu 34: Bạn A thắc mắc tại sao nội dung của Luật Giáo dục đều phải phù hợp với quy định trong Hiến pháp. Em sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 35: Do bận công việc đột xuất nên bà Q đã nhờ chị N (là con gái) đi bầu cử thay mình. Khi đến tổ bầu cử thấy anh M và anh T đang trao đổi và bàn bạc với nhau chuyện bầu ai và gạch ai, chị N đã giải thích và nói cho hai anh biết việc đó là vi phạm nguyên tắc bầu cử. Anh M và anh T không đồng ý và đã chửi chị N. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. N, M, T. B. Q, N, M, T. C. M, T. D. Q, M, T. Câu 36: Anh T kết hôn với chị M. Cưới xong anh chị ở cùng nhà của bố mẹ chồng. Sau 5 năm chung sống cuộc sống vợ chồng anh có nhiều mâu thuẫn, anh chị quyết định ly hôn. Khi ra tòa án, chị M đòi gia đình anh T phải chia tài sản ngôi nhà anh chị đang ở. Theo em, chị M có quyền được chia tài sản ngôi nhà không? Tại sao? A. Không, vì đây là nhà của gia đình anh T. B. Có, vì tài sản chung thì phải chia đều.
  18. C. Có, vì đây là tài sản có sau khi kết hôn. D. Không, vì ngôi nhà của bố mẹ anh T. Câu 37: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của A. mọi công dân. B. các cơ quan. C. chính phủ. D. cán bộ nhà nước. Câu 38: V.I.Lê-nin viết “Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, mà về khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện”. Câu nói trên nói về A. cơ sở ra đời của nhà nước. B. nguồn gốc ra đời của nhà nước. C. điều kiện ra đời của nhà nước. D. nguyên nhân ra đời của nhà nước. Câu 39: Trong tổ chức và thực hiện, Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Nội dung này thuộc về A. ý nghĩa của Nhà nước. B. chức năng của Nhà nước. C. vai trò của Nhà nước. D. bản chất của Nhà nước. Câu 40: Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nội dung này đề cấp đến A. bản chất của Nhà nước. B. tính dân tộc của Nhà nước. C. chức năng của Nhà nước. D. tính nhân dân của Nhà nước. HẾT ĐÁP ÁN Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA 1 D 11 B 21 D 31 A 2 C 12 D 22 C 32 B 3 A 13 B 23 C 33 D 4 D 14 C 24 B 34 D 5 A 15 B 25 C 35 D 6 D 16 D 26 C 36 D 7 A 17 A 27 A 37 A 8 C 18 C 28 B 38 B 9 A 19 B 29 B 39 D 10 A 20 C 30 D 40 D ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I
  19. ĐỀ 4 MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Độ tuổi nào sau đây theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm sau khi thực hiện hành vi phạm tội.(theo quy định của luật hình sự) A. Từ đủ 16 uổi đến dưới 18 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi trở lên. Câu 2: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. C. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. D. Bình đẳng về quyền lao động. Câu 3: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định độ tuổi kết hôn là: A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Nam và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Nam và nữ từ 18 tuổi trở lên. Câu 4: Hành vi nào sao đây không phải là hành vi trái pháp luật? A. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm. B. Làm những việc không nên làm theo quy định của phâp luật. C. Không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. D. Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 5: Thực hiện pháp luật và quá trình hoạt động làm cho những quy định của PL đi vào đời sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. A. Phù hợp với quy định của PL. B. Có mục đích. C. Có ý thức. D. Phù hợp với quy tắc xử sự chung. Câu 6: An 16 tuổi điều khiển xe máy lưu thông trên đường do vô ý nên đã vượt đèn đỏ trường hợp trên thuộc loại vi phạm A. Hình sự. B. Kỉ luật. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 7: Đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển của xã hội vào trong các quy phạm pháp luật được biểu hiện trong: A. Mối quan hệ giữa pháp luật với công dân. B. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị. C. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
  20. D. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. Câu 8: Người có năng lực trách nhiệm pháp lý là. A. Người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của Pháp luật. B. Người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức C. Người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của Pháp luật,có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình. D. Người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam Câu 9: Chỉ ra đâu là văn bản quy phạm pháp luật A. Điều lệ Đảng CSVN. B. Điều lệ Đoàn TNCSHCM. C. Luật HN và GĐ. D. Nội quy nhà trường. Câu 10: PL là hệ thống các do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước A. Chuẩn mực chung B. Điều lệ chung C. Quy định D. .Quy tắc xử sự chung. Câu 11: Dấu hiệu nào sau đây không chỉ hành vi vi phạm pháp luật? A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Không làm những việc mà pháp luật cấm. C. Hành vi trái pháp luật. D. Người vi phạm phải có lỗi. Câu 12: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người trách nhiệm pháp lý thực hiện. A. Không có năng lực. B. Đủ tuổi. C. Có năng lực. D. Bình thường Câu 13: Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội và là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung này thể hiện: A. Bản chất của pháp luật. B. Đặc trưng cơ bản của pháp luật. C. Vai trò của pháp luật. D. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Câu 14: PL được NN đảm bảo thực hiện bằng: A. Biện pháp giáo giáo dục. B. Biện pháp cưỡng chế. C. Biện pháp thuyết phục. D. Biện pháp răn đe.
  21. Câu 15: Điền vào chỗ trống . “ Công dân có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân”. A. Có quyền bình đẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ. B. Được hưởng quyền và nghĩa vụ. C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 16: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là. A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau. B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật. C. Công dân nào do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí. D. Bất kỳ công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật. Câu 17: Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào? A. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. B. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại. C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Câu 18: Pháp luật là : A. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. B. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. D. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện . Câu 19: Hôn là: A. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về độ tuổi, sự tự nguyên và đăng kí kết hôn. B. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng kí kết hôn. C. Xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng kí kết hôn D. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Câu 20: Cho biết Hiến pháp nước ta hiện nay được ban hành vào năm nào?
  22. A. 1980 B. 1990 C. 1992 D. 2013 Câu 21: Điền vào chỗ trống cho phù hợp: Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình, do đó phải độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. A. Có quyền công dân. B. Đã được giáo dục. C. Đã trưởng thành. D. Đã đạt một độ tuổi nhất định. Câu 22: Công dân bình đẳng trước PL gồm có bình đẳng về. A. Bình đẳng về quyền và trách nhiệm pháp lí. B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Bình đẳng về nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Câu 23: Chủ thể của áp dụng pháp luật là ai? A. Các cơ quan công chức nhà nước. B. Cá nhân, tổ chức. C. Ai cũng có quyền áp dụng pháp luật. D. Các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền. Câu 24: Pháp luật là phương tiện để công dân thực và bảo vệ: A. Các quyền của mình. B. Lợi ích kinh tế của mình C. .Quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. Quyền và nghĩa vụ của mình Câu 25: Pháp luật được ban hành dựa trên cơ sở các A. Quan hệ KT-XH B. Quan điểm chính trị C. Chuẩn mực đạo đức. Câu 26: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra theo quy định của pháp luật là: A. Từ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Từ đủ 18 tuổi trở lên D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 27: Hôn nhân là: A. Nam nữ đã sống chung với nhau được gia đình thừa nhận. B. Việc nam nữ tổ chức đăng ký kết hôn. C. Việc nam nữ đã được gia đình chấp nhận kết hôn. D. Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
  23. Câu 28: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là: A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên C. Từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Từ 18 tuổi trở lên. Câu 29: Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân nhằm mục đích: A. Tạo điều kiện để người vợ làm chủ gia đình. B. Phát huy vai trò của người vợ. C. Tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình. D. Người vợ được hưởng mọi quyền lợi trong gia đình. Câu 30: Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, của Nhà nước và xã hội. Nội dung trên nói đến trách nhiệm của: A. Xã hội. B. Nhà nước. C. Mọi người. D. Công dân. Câu 31: Hôn nhân được đánh dấu bằng một sự kiện pháp lí là : A. Tổ chức lễ cưới B. Đăng ký kết hôn. C. Ra mắt họ hàng, bạn bè D. Kết hôn Câu 32: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong: A. Quan hệ tài sản và quan hệ vợ chồng. B. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản. C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm. D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Câu 33: Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước là đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính áp đặt của pháp luật C. Tính bắt buộc và cưỡng chế D. Tính công bằng xã hội. Câu 34: Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho thí sinh vùng sâu vùng xa, thí sinh người dân tộ thiểu số trong kì thi THPT quốc gia, điều đó: A. Ảnh hưởng đến nguyên tắc mọi CD được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. B. Ảnh hưởng đến nguyên tắc CD bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. CD không được đối xử bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Không ảnh hưởng đến nguyên tắc mọi CD được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 35: Để quản lí xả hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.
  24. A. Công bằng nhất. B. Dân chủ nhất. C. Hữu hiệu nhất. D. Thuận lợi nhất. Câu 36: Người do thiếu hiểu biết về pháp luật, nếu vi phạm PL thì: A. Cũng bị NN xử lý theo quy định pháp luật nhưng mức độ nhẹ. B. Nhà nước không xử lý. C. Cũng bị NN xử lý theo quy định pháp luật. D. Nhà nước chỉ xử phạt vi phạm hành chính. Câu 37: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống là đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung B. Tính quy phạm phổ biến C. Tính toàn diện đối với xã hội D. Tính định hướng cho hành vi của mọi cá nhân, tổ chức Câu 38: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là: A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Pháp luật có tính quyền lực. C. Pháp luật có tính quy phạm. D. Pháp luật có tính bắt buộc chung. Câu 39: Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải .hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. A. Bị trừng phạt. B. Đền bù. C. Gánh chịu. D. Nộp phạt. Câu 40: Pháp luật mang bản chất. A. Xã hội. B. Xã hội và giai cấp. C. Giai cấp D. Bắt buộc. ĐÁP ÁN Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA 1 C 11 B 21 D 31 B 2 B 12 C 22 B 32 D 3 B 13 C 23 D 33 A 4 A 14 B 24 C 34 D 5 B 15 D 25 C 35 C
  25. 6 C 16 B 26 B 36 C 7 C 17 A 27 D 37 B 8 C 18 C 28 A 38 A 9 C 19 D 29 C 39 C 10 D 20 D 30 B 40 B