Đề khảo sát tốt nghiệp THPT lần 2 - Môn thi: Giáo dục công dân
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát tốt nghiệp THPT lần 2 - Môn thi: Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_tot_nghiep_thpt_lan_2_mon_thi_giao_duc_cong_dan.doc
Nội dung text: Đề khảo sát tốt nghiệp THPT lần 2 - Môn thi: Giáo dục công dân
- SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 LẦN 2 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 367 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa ? A. Có tiếng nói trang phục riêng. B. Phát triển văn hóa cộng đồng. C. Khôi phục lễ hội truyền thống. D. Xây dựng trường dân tộc nội trú. Câu 2: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành được bắt nguồn và thực hiện trong A. xây dựng kế hoạch dân vận. B. thực tiễn đời sống xã hội. C. thói quen văn hóa làng xã. D. giới hạn phạm vi gia tộc. Câu 3: Sau khi chia tay với người yêu mình là anh L vì anh thường xuyên sử dụng ma túy, chị M chuẩn bị tổ chức đám cưới với đồng nghiệp là anh N. Bực tức, anh L tung tin chị M đã có thai với mình khiến anh N thông báo hủy hôn. Thấy chị gái suy sụp tinh thần, em trai chị M là anh P cùng bạn là anh S bắt cóc mẹ của anh L là bà H để đe dọa và yêu cầu anh L phải đính chính thông tin và công khai xin lỗi chị M. Tại nơi giam giữ, do bà H chửi bới, lăng mạ anh P nên bị anh đánh gãy tay. Những ai sau đây vi phạm quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Anh P và anh S. B. Bà H, anh S và anh P. C. Bà H và anh L. D. Anh N, anh L và anh P. Câu 4: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi độc lập viết phiếu bầu, anh Q nhờ chị B và được chị B đồng ý bỏ giúp phiếu bầu của anh vào hòm phiếu. Anh Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Trực tiếp. B. Đại diện. C. Gián tiếp. D. ủy quyền. Câu 5: Các quy định pháp luật về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo là nội dung của pháp luật về lĩnh vực A. xã hội. B. văn hóa. C. kinh tế. D. chính trị. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền sáng tạo của công dân? A. Hợp lý hóa sản xuất. B. Trích lục nguồn tài liệu . C. Đăng ký sở hữu công nghiệp. D. Đăng ký sở hữu trí tuệ. Câu 7: Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây? A. Bầu cử đúng thời gian quy định. B. Kiểm tra niêm phong hòm phiếu. C. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt. D. Nghiên cứu lí lịch ứng cử viên. Câu 8: Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của A. đền bù thiệt hại. B. chấp hành án. C. tố cáo. D. khiếu nại. Câu 9: Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ A. nhân thân. B. định đoạt. C. đơn phương. D. ủy thác. Câu 10: Tự tiện vào nhà của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về A. tự do cá nhân. B. chỗ ở . C. nơi làm việc. D. bí mật đời tư. Trang 1/4 - Mã đề thi 367
- Câu 11: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. A. Quản lý xã hội. B. Khiếu nại tố cáo. C. Tham gia quản lý nhà nước D. Bầu cử và ứng cử Câu 12: Chị K và em gái ruột là chị L cùng làm việc cho công ti X. Trong thời gian chị K đang nghỉ chế độ thai sản, chị L tự ý nghỉ việc để chuyển sang công ty khác làm việc với mức lương cao hơn. Liên lạc với chị L không được, giám đốc công ti X là ông P đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cả chị K và chị L, đồng thời nhận cháu họ của mình là chị T vào làm việc. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị L và ông P. B. Ông P, chị L và chị T. C. Chị K, chị L và chị T. D. Ông P và chị T. Câu 13: Tác phẩm của chị B sáng tác viết về phong trào toàn dân phòng chống dịch bệnh rất có ý nghĩa nhân văn, nên khi gửi đi tham gia cuộc thi văn học nghệ thuật của tỉnh đã đạt giải nhất. Biết được chuyện này chị K đề nghị chị B chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm và được chị B đồng ý. Trong một lần tham gia hội diễn văn nghệ, tiết mục do chị K biểu diễn từ tác phẩm của chị B đã đạt giải cao. Chị K không vi phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền sáng tạo. B. Quyền phát triển. C. Quyền học tập. D. Quyền kiến nghị. Câu 14: Anh T nộp hồ sơ đăng kí và được cấp giấy phép mở đại lí phân phối xe mô tô. Anh T đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Tích cực tuyển dụng chuyên gia. B. Chủ động mở rộng quy mô. C. Lựa chọn hình thức kinh doanh. D. Nâng cấp phương thức quản lí. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi A. truy tìm tù nhân vượt ngục. B. giam giữ, đe dọa nhân chứng. C. giam giữ, khống chế phạm nhân. D. thực hiện giãn cách xã hội. Câu 16: Thanh niên A khi tham gia giao thông đã không đeo khẩu trang và khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng để khai báo y tế đã không chấp hành còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẫn tới một cảnh sát bị thương nặng. Trường hợp này thanh niên A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hành chính và hình sự B. Hình sự và kỷ luật C. Dân sự và hình sự D. Hành chính và dân sự Câu 17: Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn H tiếp tục vào học Ðại học chuyên ngành X. Vậy bạn H đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập? A. Học khi có đủ điều kiện. B. Học thường xuyên, học suốt đời. C. Học không hạn chế. D. Học ở nhiều hình thức khác nhau. Câu 18: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có A. tranh chấp tài sản. B. hoạt động tôn giáo. C. tội phạm lẩn trốn. D. người lạ tạm trú. Câu 19: Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là A. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật. B. phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan. C. tự do nói chuyện trong giờ học. D. nói những điều mà mình thích. Câu 20: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mặt hạn chế của cạnh tranh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế A. lạm dụng chất cấm. B. tăng cường khuyến mãi. C. gây rối thị trường. D. hủy hoại môi trường. Trang 2/4 - Mã đề thi 367
- Câu 21: Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện lưu thông. C. Thước đo giá trị. D. Phương tiện giao dịch. Câu 22: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất? A. Vật chất nhân tạo. B. Đối tượng lao động. C. Tư liệu lao động. D. Công cụ lao động. Câu 23: Ông B giám đốc sở X kí quyết định điều chuyển chị A nhân viên đến công tác ở một đơn vị xa nhà dù chị đang nuôi con nhỏ vì nghi ngờ chị A biết việc mình sử dụng bằng đại học giả. Trên đường đi làm, chị A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ nên bị anh C là cảnh sát giao thông yêu cầu đưa cho anh một triệu đồng. Bị chị A từ chối, anh C lập biên bản xử phạt thêm lỗi mà chị không vi phạm. Bức xúc, chị A thuê anh D viết bài nói xấu anh C và ông B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị tố cáo vừa bị khiếu nại? A. Chị A và anh D . B. Ông B, anh C và anh D . C. Ông B, anh C và chị A . D. Ông B và anh C . Câu 24: Một trong những tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là A. chiếm lĩnh ngân sách quốc gia. B. khuyến khích sản xuất tự cung, tự cấp. C. bảo mật tỉ lệ lạm phát kinh tế. D. kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Câu 25: Ông S là Giám đốc công ty L tự ý lấy xe công vụ của cơ quan đi lễ chùa. Khi đang lưu thông trên đường thì xe của ông va chạm với xe chở hoa của bà M đang dừng khi có đèn đỏ. Kiểm tra thấy xe ô tô bị xây sát, ông S đã lớn tiếng quát tháo, xô đổ xe của bà M làm vỡ yếm và gương xe. Thấy vậy, anh G và anh Q là bảo vệ ngân hàng gần đó chạy ra xem. Quá bức xúc về hành vi của ông S, anh G đã cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của ông S. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông S, anh G và anh Q. B. Ông S và bà M. C. Ông S và anh G. D. Ông S, bà M và anh G. Câu 26: Nhà nước đầu tư tài chính để xây dựng hệ thống trường lớp ở vùng sâu, vùng xa là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. giáo dục. B. dân vận. C. văn hóa. D. truyền thông. Câu 27: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được A. Phân bổ ngân sách quốc gia. B. Phê duyệt hồ sơ tín dụng. C. Hưởng chế độ phụ cấp khu vực. D. Chăm sóc sức khỏe ban đầu Câu 28: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không thể hiện ở việc người lao động được A. trả công theo đúng năng lực. B. tạo cơ hội tiếp cận việc làm. C. lựa chọn mức thuế thu nhập. D. tham gia bảo hiểm xã hội. Câu 29: Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là loại vi phạm A. hình sự. B. hành chính. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 30: Bạn A là người dân tộc Kinh, bạn X là người dân tộc Tày, bạn H là dân tộc Thái, cả 3 đều đã tốt nghiệp trung học cơ sở và nộp hồ sơ theo học chương trình vừa học vừa làm tại một trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Sau khi xem xét hồ sơ, nhà trường quyết định chọn A và không chọn X và H vì lí do các em là người dân tộc thiểu số. Trong trường hợp này các bạn X và bạn H cùng bị vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Văn hóa. D. Chính trị. Trang 3/4 - Mã đề thi 367
- Câu 31: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ làm những gì mà pháp luật A. quy định phải làm. B. khuyến khích làm. C. cấm không phải làm. D. cho phép làm. Câu 32: Không đồng tình về việc một số công ty du lịch đưa ra chiêu khuyến mãi giá 0 đồng để vận động người già mua hàng với giá cao, bạn A đã viết bài bày tỏ toàn bộ quan điểm của mình rồi chia sẻ lên các trang mạng xã hội. Bạn A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Cung cấp thông tin. B. Khiếu nại, tố cáo. C. Tự do ngôn luận. D. Kiểm tra, giám sát. Câu 33: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở trong trường hợp nào sau đây? A. Khai báo hồ sơ dịch tễ trực tuyến B. Sử dụng dịch vụ công cộng C. Đề cao quan điểm cá nhân D. Sửa đổi hương ước làng xã. Câu 34: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí? A. San bằng lợi ích nghĩa vụ công dân. B. Răn đe người khác không vi phạm . C. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật. D. Kiềm chế việc làm sai phạm. Câu 35: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đeo khẩu trang tại nơi công cộng là thực hiện pháp luật theo hình thức A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 36: Công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Đăng nhập dịch vụ công. B. Giải cứu đồng phạm. C. Ủy quyền bầu cử. D. Tiêu thụ hàng giả. Câu 37: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ A. gián tiếp. B. trực tiếp. C. tập trung. D. đại diện. Câu 38: Bạn K trao đổi với bạn G nội dung sau: Hiến pháp 2013 quy định “Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh”, phù hợp với Hiến pháp, Luật kinh doanh khẳng định “Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Việc quy định như vậy thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính ứng dụng của pháp luật. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 39: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều A. được giảm nhẹ hình phạt. B. bị tước quyền con người. C. được đền bù thiệt hại. D. bị xử lí nghiêm minh. Câu 40: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? A. Phải kê khai tài sản cá nhân. B. Sử dụng biển số giả khi lái xe. C. Nhận tiền công khác với thỏa thuận. D. Bị buộc thôi việc không rõ lí do. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 367