Đề khảo sát giữa kỳ I - Môn: Vật lý 6 - Mã đề 613

doc 2 trang hoaithuong97 3610
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa kỳ I - Môn: Vật lý 6 - Mã đề 613", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_giua_ky_i_mon_vat_ly_6_ma_de_613.doc

Nội dung text: Đề khảo sát giữa kỳ I - Môn: Vật lý 6 - Mã đề 613

  1. TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KỲ I Họ tên Môn: Vật lý 6- Năm học 2017-2018 Lớp Thời gian làm bài: 45 phút MÃ ĐỀ 613 ĐỀ BÀI Câu 1: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Nâng một tấm gỗ. B. Đọc một trang sách. C. Xách một xô nước. D. Đẩy một chiếc xe. Câu 2: Mọi vật đều có A. khối lượng. B. sức nặng. C. lực hút. D. lực kéo. Câu 3: Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm 3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm 3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm 3. Thể tích của vật rắn là A. 20cm3 B. 30cm3. C. 25m3. D. 125cm3. Câu 4: Một học sinh dùng thước đo độ dài có ghi độ chia nhỏ nhất là 1cm để đo độ chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng ? A. 50dm. B. 500cm. C. 500,0cm. D. 5m. Câu 5: Trọng lực là gì? A. Là lực hút của Trái Đất. B. Là lực đàn hồi. C. Là khối lượng của vật. D. Là đơn vị của lực. Câu 6: Hai lực cân bằng là hai lực : A. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. B. mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. C. mạnh như nhau, khác phương. D. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật. Câu 7: Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không ? A. Không chịu tác dụng của lực nào. B. Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn. C. Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn. D. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Câu 8: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm 3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V = 20cm3 B. V= 20,5cm3 C. V = 20,2cm3 D. V= 20,50cm3 Câu 9: Một bình tràn chứa được nhiều nhất là 100cm3 nước. Bình đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích của vật rắn là: A. V= 90cm3. B. V= 70cm3. C. V= 30cm3. D. V= 60cm3. Câu 10: Đơn vị đo khối lượng là: A. Niu tơn (N). B. Mét khối (m3). C. Lít (l). D. kilôgam (kg). Câu 11: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là : A. Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước. B. Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước. C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. Câu 12: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là không đúng? A. 4,45cm B. 48,2dm C. 446m D. 424cm Câu 13: Kết luận nào sau đây là không đúng ? A. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động. B. Khi có lực tác dụng thì bao giờ cũng chỉ ra được vật tác dụng lực và vật chịu tác dụng lực. C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. D. Một vật bị co dãn, bẹp, gãy, méo mó là do chịu tác dụng của vật khác. Câu 14: Ba khối kim loại đồng, nhôm, sắt. mỗi khối có khối lượng 1kg, khối nào có trọng lượng lớn nhất ? A. ba khối có trọng lượng như nhau. B. khối sắt. C. khối đồng. D. khối nhôm. Câu 15: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 800g. Số liệu đó chỉ: A. khối lượng của thịt trong hộp. B. thể tích của thịt trong hộp. C. thể tích của cả hộp thịt. D. khối lượng cả hộp thịt. Trang 1/2 - Mã đề thi 613
  2. Câu 16: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách : A. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. B. Đo thể tích nước còn lại trong bình. C. Đo thể tích bình chứa. . Đo thể tích bình tràn. Câu 17: Trên một chai nước khoáng có ghi 750 ml. Số đó chỉ : A. Sức nặng của chai nước. B. Khối lượng của nước trong chai. C. Thể tích của nước trong chai. D. Thể tích của chai. Câu 18: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước người ta có thể dùng: A. Cân. B. Cân, bình tràn. C. Lực kế, bình tràn. D. Bình chia độ, bình tràn. Câu 19: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào không xuất hiện hai lực cân bằng? A. Đồng hồ quả lắc treo trên tường. B. Nước chảy xiết, thuyền bơi ngược dòng, thuyền gần như đứng yên một chỗ, không nhích lên được. C. Viên bi lăn trên máng nghiêng. D. Hộp phấn nằm yên trên bàn. Câu 20: Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của Việt Nam là A. xentimet (cm). B. Inh(inch). C. mét(m). D. kilômét(km). Câu 21: Đơn vị đo cường độ lực là: A. Mét khối (m3) . B. kilôgam (kg). C. Lít (l). D. Niu tơn (N). Câu 22: Khối lượng của một chiếc cặp có chứa sách vào cỡ A. vài chục kilôgam. B. vài kilôgam. C. vài gam. D. vài trăm gam. Câu 23: Đo thể tích chất lỏng người ta có thể dùng A. bình chia độ. B. cân. C. thước. D. phễu. Câu 24: Trên một bao gạo có ghi “khối lượng tịnh 50kg”. Số đó chỉ: A. khối lượng của vỏ bao gạo. B. khối lượng của cả bao gạo. C. thể tích của gạo trong bao. D. khối lượng của gạo trong bao. Câu 25: Người ta thường dùng loại cân nào sau đây để cân hoá chất trong phòng thí nghiệm? A. Cân y tế. B. Cân Rôbecvan. C. Cân tạ. D. Cân đồng hồ. Câu 26: Sức nặng của một vật chính là A. Khối lượng của vật. B. Khối lượng hoặc trọng lượng của vật. C. Trọng lượng của vật. D. Lượng chất chứa trong vật. Câu 27: Để đo chu vi của một cái cột nhà người ta thường dùng A. thước cuộn. B. thước mét. C. thước kẻ. D. thước lá. Câu 28: Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để A. chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo thực hiện nhiều lần đo. B. có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác nhau tùy ý. C. chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo. D. chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo. Câu 29: Một bạn học sinh dùng bình chia độ có ĐCNN 0,1 cm 3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo của bạn đó là: A. V =20,11 cm3 B. V = 20,21cm3 C. V= 20,1cm3 D. V= 20,20cm3 Câu 30: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn loại thước nào? A. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm. C. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. D. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 613